Nhận định đề Văn THPT quốc gia 2024
Nhận định đề Ngữ văn THPT 2024
Sáng nay các sĩ tử lớp 12 trên cả nước đã chính thức bước vào kì thi tốt nghiệp THPT 2024 với môn thi đầu tiên là Ngữ văn. Theo đó, sau 120 phút làm bài các em đã hoàn thành bài thi Ngữ văn THPT 2024. Theo nhận định của một số thầy cô giáo, đề Ngữ văn 2024 năm nay không có câu hỏi lạ, bám sát cấu trúc đề minh hoạ của Bộ GD&ĐT. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ nhận định đề Ngữ văn THPT 2024 từ các thầy cô giáo giàu kinh nghiệm để từ đó các em có thể dự đoán được phổ điểm môn Văn THPT 2024.
Đáp án đề Văn THPT quốc gia 2024
Đánh giá đề thi THPT 2024 môn Ngữ văn
Nhận định 1
Cụ thể từng phần, đối với đọc hiểu:
Câu 1: không còn hỏi về phương thức biểu đạt chính mà yêu cầu nhận biết về nội dung thông tin trong văn bản. Hàng năm câu một này thường giúp thí sinh “chống liệt” nhưng với cách hỏi năm nay có lẽ một số thí sinh sức học Trung bình sẽ dễ mất điểm ở câu này.
Câu 2: thí sinh có thể làm nhanh chóng không mất quá nhiều thời gian suy nghĩ
Câu 3: ở mức độ thông hiểu, tuy nhiên từ câu này sẽ có tính phân hoá thí sinh cao.
Câu 4: là một câu hỏi khá mở, dạng câu hỏi như thế này giúp khai thác được quan điểm, thái độ, lập trường, tình cảm, tư tưởng của thí sinh. Tuy nhiên, đề thì mở nhưng đáp án chưa chắc mở, khiến giám khảo khó chấm điểm và thí sinh vẫn phải viết trong một khuôn khổ nhất định mới có điểm trọn vẹn.
Phần nghị luận xã hội, thí sinh có thể phát huy quan điểm cá nhân, đặc biệt đối với thí sinh chuyên văn sẽ có nhiều “đất” viết để thể hiện năng lực ở đoạn văn của mình.
Nghị luận văn học, ngữ liệu được chọn là đoạn đầu của trích đoạn Đất Nước (tác giả Nguyễn Khoa Điềm): đoạn ngữ liệu quen thuộc, khơi gợi được cảm xúc của thí sinh về cội nguồn Đất Nước và có lẽ đúng với dự đoán và mong đợi của nhiều thí sinh năm nay.
Các yêu cầu phân tích và yêu cầu phụ vừa sức, thí sinh có thể đạt điểm cao ở câu này.
Nhận định 2
Năm 2024 là năm cuối cùng thí sinh thi theo chương trình giáo dục phổ thông cũ (chương trình 2006), việc giữ nguyên cấu trúc và ma trận đề giống như những năm trước (gần nhất là năm 2023) với hai phần Đọc hiểu (3.0 điểm) và Làm văn (7.0 điểm) cũng phần nào giảm bớt áp lực tâm lí cho các thí sinh.
Đặc biệt, câu hỏi nghị luận văn học với yêu cầu làm rõ cảm xúc và suy tư của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng là một trong những tác phẩm, đề bài trọng tâm, dự kiến phổ điểm năm nay sẽ tăng nhẹ so với năm 2023.
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Với ngữ liệu được sử dụng trong đề thi là bài viết Dòng sông và những thế hệ trước của tác giả Nguyễn Quang Thiều rất phù hợp với đối tượng học sinh vừa kết thúc chương trình lớp 12, tạo nên được nhiều cảm xúc cho các thí sinh. Đi kèm ngữ liệu là 4 câu hỏi đọc hiểu, trong đó câu 1 và 2 ở mức độ nhận biết và thông hiểu, với yêu cầu chỉ ra yếu tố tạo nên lịch sử nghệ thuật của nhân loại và thông tin trong văn bản về sự tiếp nối của các thế hệ nghệ sĩ tương đối đơn giản, các thí sinh có thể hoàn thành trong vòng 5 – 10 phút đầu tiên.
Câu 3 yêu cầu làm rõ hiệu quả của việc liên tưởng dòng sông và lịch sử sáng tạo nghệ thuật là câu hỏi vận dụng, các thí sinh cần viết câu văn ngắn, chỉ ra sự liên tục, tiếp nối trong dòng chảy nghệ thuật và tiếp nối truyền thống của những người làm nghệ thuật.
Câu hỏi số 04 ở mức độ vận dụng cao, yêu cầu thí sinh rút ra bài học về lối sống cho bản thân thông qua một suy ngẫm của tác giả, thí sinh cần cần lưu ý đưa ra câu trả lời ngắn gọn, chính xác và tập trung vào nội dung trả lời.
Với 04 câu hỏi được phân theo bốn mức độ nhận thức (Nhận biết – Thông hiểu – Vận dụng – vận dụng cao), có yêu cầu cụ thể, rõ ràng nên các thí sinh sẽ không gặp trở ngại nào trong quá trình làm bài, dự kiến đa số các thí sinh sẽ đạt được khoảng 2 – 2,5 điểm cho nội dung Đọc hiểu, những bài viết có cách diễn đạt, góc nhìn ấn tượng (ở câu 4) sẽ có thể đạt được điểm tối đa.
Phần II. Làm văn (7.0 điểm)
Giữ nguyên cấu trúc quen thuộc, gồm 2 phần: Viết đoạn văn nghị luận xã hội (2,0 điểm) và bài nghị luận văn học (5,0 điểm).
Câu 1 (2,0 điểm). Câu lệnh đã cung cấp đầy đủ và chính xác các yêu cầu cụ thể để thí sinh có thể viết một đoạn văn với dung lượng khoảng 200 chữ nêu suy nghĩ của bản thân về việc tôn trọng cá tính. Để hoàn thành tốt bài làm, thí sinh cần có sự liên hệ thực tế với nhận thức và hành động của bản thân trong việc xây dựng cá tính cho mình và nhận thức được việc sống cân bằng, tôn trọng quan điểm riêng của mọi người, tuy nhiên, tránh đưa ra những dẫn chứng chung chung, thiếu tính xác thực, sáo rỗng khiến bài làm trở nên rườm rà, thiếu nội dung trọng tâm.
Câu 2 (5,0 điểm): Câu nghị luận văn học vẫn sử dụng cấu trúc đề quen thuộc: sau đoạn trích của tác phẩm Đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là một câu lệnh có 2 vế tương ứng với 2 yêu cầu: phân tích đoạn trích và “nhận xét về sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tư của tác giả Nguyễn Khoa Điềm”. Đoạn trích có nội dung là cội nguồn về Đất nước với những hình ảnh thân thuộc, gắn bó với con người; đây là văn bản trọng tâm, đã xuất hiện nhiều lần trong các kì thi nên chắc hẳn các thí sinh sẽ làm bài tốt. .
Nhìn chung, đề thi Ngữ văn trong kì thi TN THPT 2024 đảm bảo đúng các yêu cầu về nội dung, hình thức của một đề thi tốt nghiệp. Cũng như nhiều năm trước, đề thi vừa sức, quen thuộc, hơn thế nữa, do mô hình cơ bản không thay đổi nên các kiểu dạng câu hỏi không bất ngờ với thí sinh. Khả năng phân loại của đề vẫn là sự phân loại của các mức độ đọc hiểu và cảm thụ văn bản, sự phân loại được ghi nhận bởi cách đánh giá tinh tế, chính xác của giám khảo. Dự đoán, phổ điểm trung bình của thí sinh năm nay sẽ trong khoảng 7.5 – 8.0 điểm.
Khép lại kì thi năm nay cũng đồng thời là sự chuẩn bị cho lứa học sinh 2007; với sự thay đổi trong các tiêu chí đánh giá và định hướng giáo dục phổ thông mới, ở kì thi TN THPT năm 2025 sẽ có nhiều điểm mới, đặc biệt là việc lựa chọn ngữ liệu trong đề thi, các em cần lưu ý về phương pháp học tập, ôn luyện sao cho phù hợp và hiệu quả. Cần bắt đầu quá trình ôn tập, hệ thống kiến thức sớm, nắm chắc các đặc điểm về thể loại văn học, từ vựng, ngữ pháp … để sẵn sàng bước vào kì thi quan trọng này.
Nhận định 3
Về đề thi tốt nghiệp THPT năm 2024 môn Ngữ văn, cô Lê Thị Tình nhận định: Đề thi theo form truyền thống và thí sinh học Chương trình giáo dục phổ thông 2006 khá quen thuộc với kết cấu dạng đề thi này.
Phần đọc hiểu đã đưa vào một ngữ liệu rất hay, nhưng cũng khá khó vì thiên về kiến thức lý luận văn học. Từ câu chuyện dòng chảy của con sông, từng giọt nước trong đại dương để liên hệ về lối sống, gợi dẫn cho thí sinh nhiều suy ngẫm về cuộc sống, đặc biệt trong thời đại chủ nghĩa cá nhân đang lên ngôi. Đây là một điểm rất ấn tượng của đề thi Ngữ văn, phần đọc hiểu năm nay.
Phần đoạn văn nghị luận xã hội tiếp tục khai thác vấn đề tôn trọng cá tính. Nếu thí sinh không có tư duy mạch lạc rất dễ bị rơi vào mâu thuẫn lập luận với câu 4 phần I. Bởi lẽ con người vừa phải giữ được cá tính vừa phải là giọt nước hoà vào đại dương bao la. Đó là sự cân bằng của cuộc sống.
Phần nghị luận văn học vào bài thơ Đất nước và đây là phần rất trọng tâm của bài thơ nên thí sinh có thể làm tốt.
Đánh giá chung: Đề thi năm nay vừa sức và phần đọc hiểu, nghị luận xã hội khá hay, học sinh cần thể hiện được tư duy mạch lạc nhất quán xuyên suốt giữa các phần thi.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
(Full 24 mã đề) Đáp án chi tiết đề thi THPT quốc gia môn Toán 2024
(Chuẩn nhất) 7 cách tra cứu điểm thi THPT Quốc gia 2024 toàn quốc
(Chuẩn) Đáp án đề tham khảo Văn 2025 của Bộ giáo dục
Cách thay đổi nguyện vọng sau khi biết điểm 2024
Khi nào có điểm thi THPT 2024
Thi Toán THPT quốc gia 2024 bao nhiêu phút?
(Mới nhất) Danh sách địa điểm thi THPT quốc gia 2024
(Mới nhất) Phổ điểm thi THPT quốc gia 2024 theo khối
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Lớp 12
Nghị luận về vấn đề tai nạn giao thông
Top 8 bài Phân tích tâm trạng của Mị trong đêm cứu A Phủ
Top 5 bài viết đoạn văn nghị luận về mục tiêu siêu hay
Tiền Cambri là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam?
Năm 1949 đã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật nào?
Phân tích nhân vật Điền trong Giăng sáng