Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật như thế nào?

Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật như thế nào? Như chúng ta đã biết, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Nhà nước thực hiện việc quản lý này như thế nào? Tại sao nhà nước lại là chủ thể quản lý xã hội? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật như thế nào?

Quản lý xã hội bằng pháp luật là việc nhà nước sử dụng các quy định pháp luật để điều chỉnh quan hệ xã hội. Lấy pháp luật là thước đo các hành vi trong xã hội, những hành vi lệch chuẩn đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Thông qua pháp luật, nhà nước điều hành xã hội phát triển theo ý chí của mình.

Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật bằng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về các vấn đề trong xã hội. Những vấn đề trong xã hội đã tồn tại lâu dài nhưng không còn phù hợp sẽ được nhà nước xem xét ra những quy định cụ thể để điều chỉnh các hành động theo khuôn khổ và quản lý xã hội.

Ví dụ: Trong hôn nhân và gia đình thì nhà nước sẽ có những quy định cụ thể về kết hôn như độ tuổi kết hôn là nam từ đủ 20 tuổi nữ từ đủ 18 tuổi để quản lý xã hội hạn chế tình trạng tảo hôn, kết hôn quá sớm ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như tinh thần của trẻ. Ngoài ra sau khi ly hôn pháp luật cũng điều chỉnh, quản lý xã hội bằng cách yêu cầu người không trực tiếp nuôi con phải chu cấp cho việc nuôi dưỡng con.

2. Tại sao chỉ có nhà nước mới làm việc quản lý xã hội?

Tại sao chỉ có nhà nước mới làm việc quản lý xã hội?

Nhà nước là chủ thể quản lý xã hội. Vậy tại sao nhà nước là chủ thể quản lý xã hội và chỉ có nhà nước có chức năng quản lý xã hội?

Chỉ có nhà nước mới làm việc quản lý xã hội vì nhà nước là đại diện của giai cấp cầm quyền, nhà nước quản lý xã hội nhưng cũng dựa trên những ý kiến của người dân, thông qua ý kiến của người dân và đưa các quy định pháp luật vào điều chỉnh cuộc sống của người dân.

Khi có một tổ chức thống nhất về ý chí thì việc quản lý mới hiệu quả và xã hội mới phát triển. Nhà nước được xây dựng nên nhằm mục đích như vậy nên chỉ có nhà nước là chủ thể quản lý xã hội.

Chỉ có nhà nước mới có thẩm quyền ban hành những quy định pháp luật và những cơ quan nhà nước thi hành những quyết định đó (UBND các cấp, Tòa án, Công an, Viện kiểm sát,...)

3. Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sao?

Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì những quy định này được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước, mang tính cưỡng chế.

Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì để đất nước được thống nhất và phát triển. Nếu nhà nước được xây dựng và ban hành quy định pháp luật mà người dân lại không tuân thủ thì nhà nước không còn giá trị từ đó thì ý chí người dân không thống nhất, đất nước không bền vững và phát triển. Bởi trong đất nước có nhiều cá thể với suy nghĩ khác nhau nên không thực hiện nghiêm chỉnh quy định pháp luật thì sẽ trở nên loạn lạc.

Ví dụ: Những người có hành vi uống rượu khi lái xe phải thực hiện kiểm tra nồng độ cồn và giấy tờ liên quan đến xe và điều khiển. Phải thực hiện nộp phạt cho cơ quan nhà nước để cảnh cáo nếu không nộp thì có thể không lấy lại được giấy tờ xe, giấy phép lái xe.

4. Pháp luật Việt Nam có mấy đặc trưng cơ bản?

Pháp luật Việt Nam có 3 đặc trưng cơ bản:

  • Tính giai cấp (tính ý chí)
  • Tính quy phạm phổ biến
  • Tính quy phạm phổ biến

Để biết cụ thể về các đặc trưng này, mời các bạn tham khảo bài: Đặc trưng của pháp luật là gì?

Hoa Tiêu đã giải thích cho các bạn về việc quản lý xã hội bằng pháp luật của nhà nước. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
3 12.792
1 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • 🖼️
    Liva Xie

    Nước có quốc pháp, nhà có gia phong

    Thích Phản hồi 24/09/21
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm