Ví dụ về các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế?
Ví dụ về các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế? Nhà nước luôn đảm bảo cho mọi dân tộc Việt Nam đều bình đẳng về tất cả các lĩnh vực trong đời sống. Mọi dân tộc đều có cơ hội phát triển như nhau nhằm nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân. Nhà nước ta đã có những bình đẳng gì về kinh tế?
Chính sách phát triển kinh tế, văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số
1. Các dân tộc ở Việt Nam bình đẳng về kinh tế như thế nào?
Việc đầu tư và hỗ trợ phát triển kinh tế là những bước đi quan trọng của nhà nước Việt Nam. Những công tác hỗ trợ và những chính sách này sẽ giúp cho mọi nhân dân, mọi khu vực đều được phát triển.
Nhà nước ta không chỉ tập trung phát triển kinh tế ở khu vực trọng điểm mà cùng với đó là những chính sách phát triển kinh tế từng địa phương dựa theo những thế mạnh vốn có. Điều này thế hiện được sự quan tâm bình đẳng như nhau đảm bảo không để một nhân dân, dân tộc hay khu vực nào bị thụt lùi so với toàn xã hội. Không những thế những chính sách này cũng nhằm đảm bảo và rút ngắn khoảng sách giàu nghèo, hạn chế việc phân biệt giàu nghèo.
Để hiểu hơn mời bạn đọc tham khảo những ví dụ dưới đây.
2. Ví dụ về các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế?
Ví dụ 1: Ngày 14/10/2021, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quyết định này đã xây dựng chính sách phát triển cho nhân dân miền núi và thiểu số về kinh tế, xã hội đến năm 2025 với 10 dự án với tổng mức vốn lên đến 137.664,959 tỷ đồng. Trong đó các dự án nhằm giải quyết tình trạng đất đai nhà ở cho nhân dân; phát triển thế mạnh sản xuất nông và lâm nghiệp; phát triển giáo dục; chăm sóc sức khoẻ; phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống nhân dân. Quyết định này đã nhằm xây dựng cho nhân dân đời sống ổn định từ đó phát triển kinh tế.
Ví dụ 2: Tỉnh Sơn La là một tỉnh thành thuộc vùng núi Tây Bắc nơi kinh tế trước khi chưa phát triển mạnh. Trước kia tỉnh Sơn La là một vựa ngô lớn nhất cả nước tuy nhiên tình trạng đốt nương, rẫy để trồng ngô tăng cao, khiến cho đất rừng bị thu hẹp. Và sau một thời gian ngô quá nhiều, bị mất giá từ đó nhân dân khổ cực. Thấy được tình trạng đó thì các cơ quan nhà nước đã tìm hướng đi mới cho nhân dân tỉnh Sơn La bằng cách khuyến khích chuyển đổi sang trồng cây ăn quả. Chính sách này đã thay đổi đời sống nhân dân khi hiện nay tỉnh Sơn La là một trong những tỉnh có vựa hoa quả lớn nhất miền Bắc với diện tích trồng hoa quả đạt chuẩn và xuất khẩu ra nước ngoài.
Ví dụ 3: Tây Bắc gồm các tỉnh Hà Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, có đặc điểm chung là vùng núi cao, địa hình hiểm trở, đa số là đồng bào dân tộc ít người, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã có chính sách và dành khoảng đầu tư ngân sách lớn cho khu vực này, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tỉnh vùng Tây Bắc khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của mình để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống của người dân. Đặc biệt trong phát triển du lịch nghỉ dưỡng, trong năm 2023, tổng doanh thu từ du lịch của các tỉnh Tây Bắc đã đạt gần 200 nghìn tỉ đồng, góp phần quan trọng trong chính sách xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Ví dụ 4: Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi là một Chương trình mang tính tổng thể gồm 10 Dự án do 23 bộ, ngành cùng quản lý, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện. Tổng kinh phí dự kiến cho giai đoạn I (2021-2025) của Chương trình được bố trí từ ngân sách Nhà nước là gần 115 nghìn tỷ đồng (bao gồm cả vốn tín dụng). Trong giai đoạn 2021-2023, các nội dung thành phần của Chương trình đã đi sâu và bao phủ hầu hết các mặt của đời sống kinh tế - xã hội với kỳ vọng ưu tiên giải quyết những vấn đề cấp thiết nhất hiện nay của đồng bào dân tộc thiểu số như: Đất ở, nhà ở, nước sạch, đất sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản, cơ sở hạ tầng thiết yếu, giáo dục, đào tạo nghề...
3. Ví dụ về quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa, giáo dục
- Về chính trị: thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc. Chính sách dân tộc góp phần nâng cao tính tích cực chính trị của công dân; nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số về tầm quan trọng của vấn đề dân tộc, đoàn kết các dân tộc, thống nhất mục tiêu chung là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
+ Đến nay, 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hiện đã thành lập Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước trực thuộc Sở Tư pháp.
+ Công tác trợ giúp pháp lý và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia hoạt động tố tụng được quan tâm, triển khai hiệu quả...
- Về văn hóa - giáo dục: Chú trọng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người, phát triển ngôn ngữ, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân các dân tộc. Đào tạo cán bộ văn hóa, xây dựng môi trường, thiết chế văn hóa phù hợp với điều kiện của các tộc người trong quốc gia đa dân tộc. Đấu tranh chống tệ nạn xã hội, chống diễn biến hòa bình, đặc biệt trong nội bộ các dân tộc thiểu số.
+ Nhà nước tạo điều kiện tốt nhất cho con em người đồng bào dân tộc thiểu số được đi học. Ví dụ: có chính sách cộng điểm đại học cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ vật tư, tiền mặt vận động các gia đình cho con đi học đúng độ tuổi...
+ Tập trung ngân sách đầu tư phát triển du lịch, giữ gìn văn hóa, bản sắc dân tộc đặc trưng vùng, miền, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.
+ Các chương trình phát thanh truyền hình bằng tiếng dân tộc được chú trọng phát triển cả về nội dung và hình thức, tăng số lượng đài và thời lượng phát sóng, giúp các chính sách của Đảng và Nhà nước đến gần hơn với người dân.
Trên đây là những tìm hiểu của Hoa tiêu về vấn đề Ví dụ về các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế? Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.
- Chia sẻ:Vũ Thị Uyên
- Ngày:
Tham khảo thêm
Bộ đề kiểm tra Công nghệ 12 giữa học kì 1 2022-2023 có đáp án
Theo em việc truy cứu trách nhiệm hình sự và phạt tù GDCD 12 trang 26
Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật như thế nào?
Dẫn chứng mối liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm của vùng thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi kề bên
Nếu một xã hội không có pháp luật?
Em hãy tìm câu trả lời đúng trong các bài tập sau đây
Hãy nêu ảnh hưởng kết hợp của gió mùa với hướng các dãy núi ở vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc, giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên?
Gợi ý cho bạn
-
Tại sao công dân cần phải có trách nhiệm phê phán đấu tranh tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân?
-
Tại sao pháp luật nước ta quy định nghĩa vụ công dân là xây dựng quy mô gia đình ít con?
-
Việc khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên của con người có liên quan gì đến hiện tượng thiên nhiên bất thường trong những năm gần đây ở Việt Nam?
-
Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ và?
-
Ví dụ về các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Công dân 12
Ví dụ về quyền tự do ngôn luận
Phân tích vi phạm pháp luật của bạn A và bố bạn A - GDCD 12 trang 26
Công dân tham gia xây dựng hương ước làng xã là thực quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi?
Thực hiện pháp luật là gì? Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật
Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ và?
Đề cương ôn thi HK1 môn GDCD 12 có đáp án năm học 2023 - 2024