Ví dụ chứng tỏ Nhà nước tạo điều kiện thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế, văn hóa, giáo dục giữa các dân tộc

Ví dụ chứng tỏ Nhà nước tạo điều kiện thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế, văn hóa, giáo dục giữa các dân tộc? Nhà nước Việt Nam ta là đất nước với đa dạng dân tộc với 54 dân tộc anh em, nhưng dân tộc Kinh lại chiếm đa số và sinh sống ở những khu vực đồng bằng. Với những dân tộc thiểu số thường sinh sống ở khu vực đồi núi, xa với khu vực trung tâm nên khá khó khăn về kinh tế cũng như phát triển. Chính vì vậy cần có những chính sách hỗ trợ để dân tộc khu vực này phát triển hơn.

Lưu ý: Nội dung dưới đây được thực hiện hoàn toàn bởi HoaTieu.vn, không vì mục đích thương mại. Mọi website lấy nội dung bài viết Ví dụ chứng tỏ Nhà nước tạo điều kiện thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế, văn hóa, giáo dục giữa các dân tộc? xin vui lòng dẫn nguồn.

Nêu một vài ví dụ chứng tỏ Nhà nước quan tâm tạo điều kiện thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế, văn hóa, giáo dục giữa các dân tộc.

Nhà nước ta thấy được sự chênh lệch về kinh tế, xã hội giữa dân tộc thiểu số với dân tộc sinh sống ở khu vực phát triển nên đã có những chính sách cụ thể để nhằm hỗ trợ, giúp đỡ người dân vùng sâu, vùng xa, miền núi được ổn định đời sống và phát triển. Nhà nước đã quan tâm tạo điều kiện để tất cả dân tộc đều được bình đẳng như nhau:

Ví dụ về chính trị:

- Thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc. Chính sách dân tộc góp phần nâng cao tính tích cực chính trị của công dân; nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số về tầm quan trọng của vấn đề dân tộc, đoàn kết các dân tộc, thống nhất mục tiêu chung là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

+ Đến nay, 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hiện đã thành lập Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước trực thuộc Sở Tư pháp.

+ Công tác trợ giúp pháp lý và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia hoạt động tố tụng được quan tâm, triển khai hiệu quả...

+ Mỗi xã, bản làng vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số đều có các tổ chức chính trị - xã hội như các địa phương khác (hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên...), có trưởng bản già làng, có vai trò tổ chức các cuộc họp với người dân địa phương, tuyên truyền đến người dân các chính sách, quyết sách của địa phương, Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện cho người dân được thể hiện quan điểm, tiếng nói của mình về các vấn đề chung của địa phương và quốc gia, cũng như được tham gia vào cơ cấu tổ chức chính trị của Nhà nước.

Ví dụ về kinh tế:

Với dân tộc có kinh tế phát triển tốt thì nhà nước khuyến khích người dân chủ động, sáng tạo để phát triển tốt hơn.

Còn với dân tộc thiểu số khó khăn thì nhà nước đã ban hành Thông tư xây dựng những chính sách hỗ trợ người dân vùng núi về kinh tế xã hội. Cụ thể người dân khu vực miền núi, dân tộc sẽ được hỗ trợ chuyển đổi nghề khi không có đất canh tác, hỗ trợ nước sạch, hỗ trợ di chuyển dân cư từ nơi ở cũ đến nơi tái định cư mới,... Điều này cho thấy nhà nước đã quan tâm hết mức để người dân có cơ sở ổn định đời sống và để phát triển.

Ví dụ: Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi là một Chương trình mang tính tổng thể gồm 10 Dự án do 23 bộ, ngành cùng quản lý, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện. Tổng kinh phí dự kiến cho giai đoạn I (2021-2025) của Chương trình được bố trí từ ngân sách Nhà nước là gần 115 nghìn tỷ đồng (bao gồm cả vốn tín dụng). Trong giai đoạn 2021-2023, các nội dung thành phần của Chương trình đã đi sâu và bao phủ hầu hết các mặt của đời sống kinh tế - xã hội với kỳ vọng ưu tiên giải quyết những vấn đề cấp thiết nhất hiện nay của đồng bào dân tộc thiểu số như: Đất ở, nhà ở, nước sạch, đất sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản, cơ sở hạ tầng thiết yếu, giáo dục, đào tạo nghề...

Ví dụ về giáo dục: 

Với người dân sinh sống ở khu vực phát triển có điều kiện kinh tế và giáo dục tốt thì sẽ không được khuyến khích học tập.

Với dân tộc vùng núi thì giáo dục là vấn đề đi hàng đầu thì nhà nước vẫn luôn có những văn bản pháp luật như Nghị định 57/2017 nhằm quy định về chế độ ưu tiên tuyển sinh, hỗ trợ với trẻ em, học sinh, sinh viên dân tộc ít người. Với chính sách này thì nhà nước khuyến khích người dân đi học và học tập thật tốt. Những học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số có cơ hội học tập lên cao với mức hỗ trợ 100%.

Hơn nữa với giáo dục khu vực vùng sâu, vùng xa nhà nước còn khuyến khích những nhà giáo, giáo viên tích cực, tình nguyện giảng dạy cho các em vùng núi biết con chữ để xoá mù chữ và có cơ hội học tập cao hơn.

Ví dụ về văn hoá:

Thì nhà nước luôn khuyến khích người dân gìn giữ những nét văn hoá đẹp, truyền thống từ xưa đến nay. Nhà nước tôn trọng những nét văn hoá đó nhưng với những văn hoá, truyền thống không phù hợp với quy định pháp luật, xâm phạm đến quyền của con người thì không được phép thực hiện. Chính vì vậy những phong tục như bắt vợ mà trái với pháp luật về quyền con người thì cũng được coi là vi phạm pháp luật.

Như vậy Nhà nước luôn khuyến khích, quan tâm và tạo điều kiện hết mức để người dân tộc thiểu số được ổn định và phát triển.

Ví dụ: Nhà nước đầu tư ngân sách giúp các địa phương có nguồn vốn bảo tồn, phát triển bản sắc văn hóa của các dân tộc, đồng thời xóa bỏ hủ tục, phát huy truyền thống tốt đẹp đặc trưng của mỗi dân tộc như: nghề dệt thổ cẩm, văn hóa cồng chiêng, lễ hội, truyện cổ, sử thi, tiếng nói riêng... Từ đó phát triển du lịch mang đặc trưng vùng miền, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.

Ví dụ về giáo dục:

+ Nhà nước tạo điều kiện tốt nhất cho con em người đồng bào dân tộc thiểu số được đi học. Ví dụ: có chính sách cộng điểm đại học cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ vật tư, tiền mặt vận động các gia đình cho con đi học đúng độ tuổi...

+ Các chương trình phát thanh truyền hình bằng tiếng dân tộc được chú trọng phát triển cả về nội dung và hình thức, tăng số lượng đài và thời lượng phát sóng, giúp các chính sách của Đảng và Nhà nước đến gần hơn với người dân.

+ Đào tạo cán bộ văn hóa là người dân tộc, xây dựng môi trường, thiết chế văn hóa phù hợp với điều kiện của các tộc người.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Ví dụ chứng tỏ Nhà nước tạo điều kiện thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế, văn hóa, giáo dục giữa các dân tộc? Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập dưới đây:

Đánh giá bài viết
7 10.792
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm