So sánh địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc
So sánh địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc. Các vùng núi ở nước ta có những sự khác nhau rõ rệt ở từng khu vực. Mỗi khu vực núi lại mang những đặc điểm riêng về địa hình và thiên nhiên. Vậy vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc khác nhau điểm gì? Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam khác nhau điểm gì? Cùng hoatieu.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Điểm khác nhau giữa các vùng núi ở nước ta
1. So sánh địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc
Hãy nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc?
Vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc đều nằm ở phía Bắc của nước ta. Nhưng hai khu vực này lại có những điểm khác nhau nhất định được ghi cụ thể trong bảng dưới đây:
Đặc điểm | Vùng núi Đông Bắc | Vùng núi Tây Bắc |
Phạm vi | Tả ngạn sông Hồng là từ dãy Con Voi đến vùng đồi ven biển Quảng Ninh. | Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả |
Hướng núi | Chủ yếu là hướng vòng cung bao gồm: cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều | Tây Bắc – Đông Nam như dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Bạch Mã |
Độ cao | Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế, độ cao TB 500 – 1000m, chỉ có một số đỉnh cao trên 2000m phân bố ở thượng nguồn sông Chảy. | Cao đồ sộ nhất Việt Nam, nhiều đỉnh trên 2000m, đỉnh Phanxipang cao nhất Việt Nam |
Các bộ phận địa hình | - Có 4 cánh cung lớn: sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. - Một số núi cao nằm ở thượng nguồn sông Chảy. - Gíap biên giới Việt – Trung là địa hình cao của các khối núi đá vôi Hà Giang, Cao Bằng. - Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500 – 600m - Giữa đồng bằng là vùng đồi trung du thấp dưới 100m. - Các dòng sông chảy theo hướng cánh cung là sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. | - Có 3 mạch núi chính: + Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn + Phía Tây: núi cao trung bình dãy sông Mã dọc biên giới Việt – Lào. + Ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen lẫn các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi,... - Nối tiếp là vùng đồi núi Ninh Bình, Thanh Hóa. - Các bồn trũng mở rộng thành các cánh đồng,... - Nằm giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng Tây Bắc – Đông Nam: sông Đà, sông Mã, sông Chu. |
Hình thái | Đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng mở rộng | Đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu. |
Những sự khác nhau về địa hình, hướng núi trên cũng tạo nên sự khác nhau nhất định về tự nhiên và khí hậu. Khí hậu vùng Đông Bắc lại mang tính chất cận nhiệt đới nhưng có gió mùa đông lạnh đến sớm và kết thúc muộn còn vùng Tây Bắc lại mang tính chất cận nhiệt đới gió mùa, vùng núi cao giống khu vực ôn đới, có mùa đông đến muộn và kết thúc sớm.
Còn về tự nhiên thì khu vực Đông Bắc mang tính chất cận nhiệt đới còn khu vực Tây Bắc lại có cả cận nhiệt đới và ôn đới.
2. So sánh đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam
Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam khác nhau như thế nào?
Khu vực núi Trường Sơn cũng có sự khác nhau về địa hình nhất định:
Đặc điểm | Vùng núi Trường Sơn Bắc | Vùng núi Trường Sơn Nam |
Phạm vi | Phía Nam sông Cả đến đèo Hải Vân | Phía Nam dãy Bạch Mã đến vùng núi cực Nam Trung Bộ |
Đặc điểm chung | - Các dãy núi song song và so le nhau hướng Tây Bắc – Đông Nam. - Địa hình thấp, hẹp ngang, nâng cao ở 2 đầu. | - Gồm các khối núi hướng Bắc- Tây Bắc, Nam – Đông Nam. - Địa hình có sự bất đối xứng rõ rệt giữa 2 sườn đông – tây. |
Các bộ phận địa hình | - Phía Bắc là vùng thượng du Nghệ An. - Ở giữa là vùng đá vôi Quảng Bình. - Phía Nam là vùng núi Tây Thừa Thiên - Huế. - Mạch núi cuối vùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển ở vĩ tuyến 16⁰B | - Phía Đông là khối núi Kon Tum và cực Nam Trung Bộ có địa hình mở rộng và nâng cao, có đỉnh cao trên 2000m sát ra biển tạo nên sự chênh vênh của đường bờ biển với sườn dốc đứng và dải đồng bằng nhỏ hẹp. - Phía Tây là hệ thống cao nguyên xếp tầng bề mặt rộng lớn, bằng phẳng độ cao 500 - 800 - 1000m. |
Địa hình vùng núi Trường Sơn đã có tác động không nhỏ đến thời tiết nước ta nhất là khu vực Trung Bộ, nơi đây sẽ có nền nhiệt độ cao vào mùa hạ do hiệu ứng Phơn, ở vị trí khuất gió so với sườn núi Trường Sơn. Còn vào mùa thu đông thì lượng mưa ở đây là rất cao do mưa từ biển thổi vào mà bị lại nằm ở vị trí đón gió so với sườn núi.
Như vậy các vùng núi ở Việt Nam có sự đa dạng về địa hình, hướng núi, độ cao cũng như địa chất. Những điều này đã tạo nên một hình thái thiên nhiên đa dạng với nhiều thực vật phong phú ở nước ta.
Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề So sánh địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc, địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập dưới đây:
- Chia sẻ:Vũ Thị Uyên
- Ngày:
Tham khảo thêm
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Bài 2: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Bài 4 và 5: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ
- Bài 6, 7: Đất nước nhiều đồi núi
- Bài 9 - 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
- Bài 11,12: Thiên nhiên phân hoá đa dạng
- Bài 15
- Bài 21: Đặc điểm nông nghiệp nước ta
- Ví dụ để chứng minh sự phân hoá mùa vụ là do sự phân hoá khí hậu của nước ta?
- Việc sử dụng đất trong điều kiện nông nghiệp nhiệt đới cần chú ý những điều gì?
- Nền nông nghiệp nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn gì?
- Ví dụ chứng minh rằng nước ta đang phát triển ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới?
- Bài 22
- Bài 23: