Ví dụ để chứng minh sự phân hoá mùa vụ là do sự phân hoá khí hậu của nước ta?

Ví dụ để chứng minh sự phân hoá mùa vụ là do sự phân hoá khí hậu của nước ta? Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến các loài thực và động vật của một khu vực, bởi vậy nên từng khu vực có điều kiện khác nhau lại có những giống cây khác nhau cho từng mùa vụ. Bởi vậy nước ta có sự phân hoá khí hậu cũng tác động lớn đến sự phân hoá mùa vụ.

1. Sự phân hoá khí hậu ở nước ta

Khí hậu nước ta có sự phân hoá theo thời gian, theo không gian và theo địa hình, cụ thể là:

  • Theo thời gian thì tuỳ từng khu vực sẽ có mùa đông, mùa hè và mùa mưa, mùa khô;
  • Theo không gian từ Bắc vào Nam thì nền nhiệt sẽ tăng dần;
  • Theo địa hình thì những nơi càng cao thì nhiệt độ càng giảm, và khu vực phía Bắc từ dãy Bạch Mã trở ra thì có mùa đông lạnh ít mưa, còn khu vực phía Nam từ dãy Bạch Mã trở vào thì có mùa mưa và khô rõ rệt.

2. Ví dụ để chứng minh sự phân hoá mùa vụ là do sự phân hoá khí hậu của nước ta?

Ví dụ để chứng minh sự phân hoá mùa vụ là do sự phân hoá khí hậu của nước ta?
Ví dụ để chứng minh sự phân hoá mùa vụ là do sự phân hoá khí hậu của nước ta?

Để chứng minh sự phân hoá mùa vụ là do sự phân hoá khí hậu nước ta thì có những ví dụ như sau:

Sự phân hoá theo khu vực và thời gian giữa Bắc - Nam:

  • Miền Bắc nước ta có một mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm. Vì thế khu vực phía Bắc nhất là đồng bằng sông Hồng thì người dân sẽ trông được hai mùa lúa là vụ lúa mùa và vụ lúa chiêm xuân. Cùng với đó là điều kiện khí hậu lạnh đã giúp khu vực này trồng được vụ rau màu ưa lạnh như su hào, bắp cải, cà chua, sà lách,…
  • Còn khu vực phía Nam lại trồng được ba mùa vụ lúa là vụ lúa mùa, vụ lúa đông xuân và vụ lúa hè thu. Không những thế vùng đất phía nam còn trồng được những giống cây ăn quả của vùng nhiệt đới như sầu riêng, mãng cầu, bơ, thốt nốt,….

Phân hoá theo địa hình, độ cao:

  • Khu vực cao nguyên và vùng trung du dễ phát triển những cây có nguồn gốc cận nhiệt như cây chè vì thời tiết mát mẻ. Đây cũng là một giống cây có vai trò quan trọng cho ngành xuất khẩu nước ta.
  • Khu vực núi cao ở phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn có khí hậu kiểu ôn đới nên phát triển được những loại hoa quả ôn đới như đào, mận, lê; một số giống cây thuốc quý như tam thất, đương quy, đỗ hồi, thảo quả,…; Còn khu vực Sapa có thể trông rau quả ôn đới như cà chua, bắp cải, dâu tây,… gần như quanh năm.

Như vậy có thể thấy rằng sự phân hoá mùa vụ của từng khu vực, thời gian và độ cao đã tạo nên sự khác biệt về giống cây trồng và thời gian trồng cũng như chăm sóc những loại cây này. Điều này đã tạo nên những thế mạnh đặc biệt của từng khu vực nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Không những vậy còn tạo nên sự đa dạng về những loại hoa quả hay loài rau ở nước ta khi mà có thể cung cấp nguồn thực phẩm cho con người.

Như ngày nay chúng ta có thể thấy những loại rau được trồng ở khu vực cao, rau ôn đới khu vực Đà Lạt, Sapa được vận chuyển đi khắp cả nước, những loại hoa quả nhiệt đới phía Nam cũng được vận chuyển va phía Bắc để kinh doanh.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Ví dụ để chứng minh sự phân hoá mùa vụ là do sự phân hoá khí hậu của nước ta? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.

Đánh giá bài viết
1 388
0 Bình luận
Sắp xếp theo