Hãy cho biết học sinh trung học phổ thông có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào?

Hãy cho biết học sinh trung học phổ thông có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào? Quyền tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của công dân vì thể mọi công dân Việt Nam đều được bảo vệ quyền này và được sử dụng nó. Nhưng bạn đã biết được sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào là đúng? Hãy cùng hoatieu.vn tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây.

1. Quyền tự do ngôn luận là gì?

Quyền tự do ngôn luận là quyền của con người trong việc tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội dưới hình thức bằng lời nói, văn bản (viết tay hoặc đánh máy) hoặc dưới bản điện tử (email, facebook, zalo…) hoặc dưới hình thức khác (tranh vẽ, biểu diễn nghệ thuật…)

Như vậy quyền tự do ngôn luận chính là tự do tìm kiếm thông tin, tự do truyền đạt ý kiến của mình đối với mọi người bằng cách nói, viết tay hoặc văn bản hay là hình ảnh.

Hãy cho biết học sinh trung học phổ thông có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào?
Hãy cho biết học sinh trung học phổ thông có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào?

Đây là quyền cơ bản của công dân vì mỗi con người đều có những suy nghĩ riêng biết và khả năng suy nghĩ cũng hoàn toàn khác nhau. Vì thế đây là quyền gắn với quyền tự do của mỗi con người.

Tuy nhiên quyền tự do ngôn luận không được xâm phạm đến những quyền lợi khác được pháp luật quy định. Trường hợp quyền ngôn luận xâm phạm đến những quyền khác thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật, dù đây là quyền tự do của công dân. Ví dụ như một người có hành vi nói xấu, xuyên tác về một người khác khiến họ bị ảnh hưởng uy tín và tâm lý. Hành vi này sẽ bị coi là xâm phạm đến quyền của công dân được bảo vệ danh dự nhân phẩm của công dân.

Vậy học sinh cần sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào cho đúng. Mời bạn đọc tham khảo nội dung kế tiếp.

2. Hãy cho biết học sinh trung học phổ thông có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào?

Với học sinh THPT cần nhận thức đúng đắn về quyền này, nên sử dụng quyền này một cách đúng đắn và nên làm. Tránh sử dụng quyền này xâm phạm đến quyền khác vì có thể không cố ý nhưng sẽ bạn vướng vào vòng lao lý nhất là thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ.

Học sinh nên sử dụng quyền này như sau:

  • Nên phát biểu ý kiến trong lớp học, thảo luận trên lớp để xây dựng bài học;
  • Nên đưa ra ý kiến góp ý để xây dựng lớp và trường;
  • Nên bày tỏ ý kiến của mình về những vấn đề trong cuộc sống về những điều đúng và chưa đúng;
  • Học sinh được bày tỏ ý kiến cá nhân về vấn đề cuộc sống với các đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân.
  • Nên chọn lọc thông tin trên mạng xã hội và tiếp thu những điều có ích;
  • Cần xác minh thông tin vấn đề trước khi phát ngôn;

Ngoài ra học sinh cần tránh những hành vi tự do ngôn luận xâm phạm đến những vấn đề là:

  • Tránh có lời xúc phạm đến người khác;
  • Tránh có lời nói không đúng về Đảng và Nhà nước;
  • Tránh nói sai lệch về một vấn đề nào đó.

3. Là học sinh phổ thông em thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình như thế nào?

Quyền tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948; Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và Hiến pháp Việt Nam năm 2013.

Điều 25 Hiến pháp 2013 đã quy định về quyền tự do ngôn luận: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

=> Như vậy, cần khẳng định, công dân nói chung hay học sinh nói riêng đều có quyền tự do ngôn luận, được nói chuyện, bàn luận, đưa ra quan điểm ý kiến về một vấn đề nào đó trong xã hội và cuộc sống. Tuy nhiên, quyền tự do ngôn luận này không được ảnh hưởng đến người khác, không xâm phạm đến quốc gia, không vi phạm các điều bị cấm khi phát ngôn trên mạng...

Là một học sinh THPT em thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình như sau:

+ Tìm đọc và hiểu đầy đủ các nội dung liên quan đến quyền tự do ngôn luận của công dân, các hành vi ngôn luận công dân không được phép vi phạm và các quy định liên quan đến việc xử phạt hành vi vi phạm để có cách phòng, tránh cho bản thân và mọi người xung quanh, không vì quyền tự do ngôn luận của bản thân mà xâm hại đến người khác.

+ Ở trường, lớp, em tham gia phát biểu ý kiến, thảo luận nhóm trong giờ học, giờ sinh hoạt lớp, mạnh dạn có ý kiến về các hoạt động chung của lớp và nhà trường với tập thể, giáo viên chủ nhiệm; tích cực tham gia phong trào chung của đoàn, đội.

+ Mạnh dạn trình bày, đưa lập luận, ý kiến của bản thân về các vấn đề văn hoá, kinh tế, xã hội đang diễn ra trong bài văn nghị luận của mình, ủng hộ cái hay, phê phán cái xấu.

+ Đưa ra đề xuất của mình với bố mẹ về các vấn đề liên quan đến học tập, sinh hoạt và lắng nghe sự góp ý của bố mẹ, biết cân nhắc đúng sai và có tinh thần trách nhiệm với lời nói của bản thân...

4. Trách nhiệm của nhà nước và học sinh trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận

  • Trách nhiệm của học sinh:

- Bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của bản thân với giáo viên, cha mẹ về các vấn đề liên quan đến học tập, cuộc sống.

- Nêu ý kiến của bản thân về các vấn đề chung của lớp.

- Nhắc nhở bạn bè khi các bạn có hành vi nói xấu người khác, có ngôn từ không chuẩn mực khi đưa ra đánh giá, nhận xét về vấn đề liên quan đến cá nhân khác, nhà nước, chính quyền.

- Có ý thức cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành công dân tốt, đáp ứng yêu cầu trong thời đại đất nước hội nhập cả về văn hóa, chính trị, kinh tế.

- Không đọc, nghe, tham gia thảo luận về các vấn đề không lành mạnh, tiêu cực...

  • Trách nhiệm của nhà nước:

- Nhà nước có chế tài xử phạt nghiêm đối với hành vi xâm phạm quyền tự do ngôn luận, hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận để xâm hại đến người khác, dân tộc, đất nước.

- Nhà nước có chính sách khuyến khích người dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, nêu ý kiến trong các buổi tiếp xúc cử tri địa phương để có đóng góp thiết thực về các vấn đề kinh tế, xã hội ở nơi cư trú...

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Hãy cho biết học sinh trung học phổ thông có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.

Đánh giá bài viết
1 3.091
0 Bình luận
Sắp xếp theo