Em hãy phân tích những ưu điểm và hạn chế của dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp

Em hãy phân tích những ưu điểm và hạn chế của dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp là hai hình thức dân chủ cho người dân thông qua hai hình thức này để người dân thực hiện quyền dân chủ của mình. Dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp được áp dụng ở mọi tổ chức xã hội.

Lưu ý: Nội dung dưới đây được sản xuất và biên tập lại bởi HoaTieu.vn, không vì mục đích thương mại. Mọi website lấy nội dung bài viết xin vui lòng dẫn nguồn.

Sử dụng hiểu biết về các quyền đã học trong bài, em hãy phân tích những ưu điểm và hạn chế của dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp

1. Ưu điểm và hạn chế của dân chủ trực tiếp

Dân chủ trực tiếp là các thành viên trong một tổ chức tự bàn bạc và đưa ra quyết định chung cho công việc của mình.

Ưu điểm: Mọi công dân đều được tham gia vào bàn bạc công việc chung nên mang tính quần chúng nhân dân rộng rãi.

Với hình thức dân chủ này thì công dân đều được tham gia vào bàn bạc công việc chung mà không phân biệt màu da, sắc tộc, trình độ, văn hoá,... Mọi người đều được đưa ra ý kiến của mình và xây dựng chúng vì mục đích chung. Đây là hình thức dân chủ thể hiện sự công bằng nhất.

Nhược điểm: Chỉ áp dụng được trong phạm vi hẹp và ảnh hưởng bởi nhận thức của công dân.

Chúng ta biết đấy mỗi người đều có một suy nghĩ khác nhau nên việc áp dụng hình thức dân chủ này là rất khó khăn khi mà mỗi người một ý kiến và rất khó để đưa ra quyết định đúng đắn. Hơn nữa mỗi người có một nhận thức khác nhau, nhà nước không phân biệt nhưng cần ưu tiên những điều đúng đắn và tiến bộ hơn nên đây là một nhược điểm lớn khiến cho dân chủ trực tiếp không được áp dụng trên phạm vi rộng.

Em hãy phân tích những ưu điểm và hạn chế của dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp
Em hãy phân tích những ưu điểm và hạn chế của dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp

2. Ưu điểm và hạn chế của dân chủ gián tiếp

Dân chủ gián tiếp là các thành viên sẽ bầu ra người đại diện của mình để thay mặt họ bàn bạc và đưa ra những quyết định chung của xã hội.

Ưu điểm: Nhân dân được làm chủ và bày tỏ ý kiến của mình thông qua người đại diện, hình thức này được áp dụng trên phạm vi rộng từ Trung Ương đến địa phương.

Trên phạm vi rộng lớn để việc tham gia của nhân dân một cách hoàn chỉnh nhất thì người dân sẽ lựa chọn ra đại diện của mình, người mà nói nên ý kiến của người dân của một khu vực, họ sẽ là người có tư duy tiến bộ và đại diện cho ý chí của nhân dân. Người dân sẽ thông qua đại diện của mình để đưa ra ý kiến của bản thân.

Nhược điểm: Mọi nguyện vọng của người dân không được phản ánh trực tiếp mà phụ thuộc vào khả năng của người đại diện.

Người đại diện là người nói nên ý chí của nhân dân, nhưng họ cũng đại diện cho rất nhiều nhân dân vì thế việc ý kiến cá nhân nhỏ lẻ rất khó để được đưa ra. Phần lớn là những vấn đề nổi cộm và được nhiều người dân phản ánh.

Tuy mỗi hình thức dân chủ lại có một ưu nhược điểm đối lập nhau nhưng nhà nước và các đơn vị luôn phối hợp linh hoạt nhất nhằm đảm bảo tính dân chủ trong nhân dân và xã hội. Người dân luôn được tham gia vào mọi hoạt động của nhà nước và đưa ra những ý kiến của mình.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Em hãy phân tích những ưu điểm và hạn chế của dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.

Đánh giá bài viết
1 980
0 Bình luận
Sắp xếp theo