Thế nào là vi phạm pháp luật?
Thế nào là vi phạm pháp luật? Hành vi vi phạm pháp luật là gì? Vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm gì? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé
Vi phạm pháp luật là gì?
1. Thế nào là vi phạm pháp luật?
Vi phạm pháp luật là hành vi không tuân thủ các quy định của pháp luật: Làm những điều pháp luật cấm và không làm những điều pháp luật bắt buộc
=> Vi phạm pháp luật có thể tồn tại ở dạng hành động hoặc không hành động
Hành vi vi phạm pháp luật được thực hiện cố ý hoặc vô ý, do những động cơ khác nhau và nhằm những mục đích rất khác nhau.
Ví dụ: Pháp luật bắt buộc những cá nhân đủ điều kiện phải nộp thuế thu nhập cá nhân nhưng A lại không thực hiện.
Hoặc B buôn bán, vận chuyển ma túy.
Tương tự với cách giải thích như thế, chúng ta có:
- Vi phạm pháp luật hình sự là những hành vi không tuân thủ quy định của Bộ luật Hình sự, xâm phạm những mối quan hệ được luật Hình sự bảo vệ.
Ví dụ: A đánh B gây thương tích với tỉ lệ 16% => A đã xâm phạm quyền được bảo vệ sức khỏe, tính mạng của B
- Vi phạm dân sự là những hành vi không tuân thủ quy định của Bộ luật Dân sự
Ví dụ: A xâm phạm quyền được tự do giao dịch của B, không cho B mua bán,...
2. Cấu thành của hành vi vi phạm pháp luật
Hành vi vi phạm pháp luật có những bộ phận cấu thành sau:
- Mặt khách quan
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật. Nó bao gồm các yếu tố: hành vi trái pháp luật, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội, thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm.
Khi xem xét mặt khách quan của vi phạm pháp luật thì hành vi trái pháp luật luôn luôn là yếu tố bắt buộc phải xác định trong cấu thành của mọi vi phạm pháp luật, còn các yếu tố khác có bắt buộc phải xác định hay không là tuỳ từng trường hợp vi phạm. Có trường hợp hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng là yếu tố bắt buộc phải xác định, có trường hợp địa điểm vi phạm cũng là yếu tố bắt buộc phải xác định.
- Mặt chủ quan
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật. Nó bao gồm các yếu tố: lỗi, động cơ, mục đích vi phạm pháp luật.
- Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý và đã thực hiện hành vi trái pháp luật.
Khách thể của vi phạm pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại tới
3. Trách nhiệm pháp lý là gì?
Khi thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm pháp lý. Vậy trách nhiệm pháp lý là gì?
Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi do Nhà nước áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật, theo đó cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật phải chịu những chế tài được quy định tại phần chế tài của quy phạm pháp luật.
Trách nhiệm pháp lý có đặc điểm:
- Trách nhiệm pháp lý là loại trách nhiệm do pháp luật quy định. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa trách nhiệm pháp lý với các loại trách nhiệm xã hội khác như trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm tôn giáo, trách nhiệm chính trị…
- Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật. Đây là điểm khác biệt giữa trách nhiệm pháp lý với các biện pháp cưỡng chế khác của nhà nước như bắt buộc chữa bệnh, giải phóng mặt bằng…
- Trách nhiệm pháp lý luôn là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể phải gánh chịu thể hiện qua việc chủ thể phải chịu những sự thiệt hại nhất định về tài sản, về nhân thân, về tự do… mà phần chế tài của các quy phạm pháp luật đã quy định.
- Trách nhiệm pháp lý phát sinh khi có vi phạm pháp luật hoặc có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định
Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Thế nào là vi phạm pháp luật?
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Hạt đậu nhỏ
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Hành chính
Công an phường có được phép dừng xe kiểm tra mới nhất 2024?
Cách đăng ký tạm vắng online 2024
Hướng phấn đấu của bản thân khi đứng vào hàng ngũ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 2024
Tài xỉu trong bóng đá là gì? Tài xỉu có phải cá độ?
Nồng độ cồn dưới 0,25 phạt bao nhiêu 2024?
Trường hợp nào không phải đăng ký tạm trú 2024?