Xử lý thế nào khi bị cảnh sát giao thông bắn tốc độ?

Xử lý thế nào khi bị cảnh sát giao thông bắn tốc độ? Bắn tốc độ là một trong những hình thức kiểm soát giao thông khiến nhiều người tham gia giao thông cảm thấy lo sợ. Nhiều người khi bị CSGT xử phạt thông qua bắn tốc độ đã có hành vi quá khích dẫn đến việc tăng nặng mức xử phạt.

Vậy khi bị CSGT bắn tốc độ, người dân nên làm thế nào?

1. Quy trình bắn tốc độ công khai kết hợp với hóa trang

Trước khi lập tổ tuần tra, kiểm soát bắn tốc độ bí mật, tổ tuần tra phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được ít nhất từ cấp trưởng phòng đồng ý.

Nội dung kế hoạch phải nêu rõ phương pháp thực hiện, lực lượng, phương thức liên lạc, thời gian, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để tuần tra, kiểm soát.

- Sau khi chuẩn bị kế hoạch và được chấp thuận tổ tuần tra, kiểm soát phải bố trí một bộ phận cán bộ trong tổ để hóa trang (mặc thường phục) đứng chỗ khuất dùng máy bắn tốc độ được Bộ Công an cung cấp đã kiểm định để ghi lại hình ảnh phương tiện vi phạm tốc độ.

- Khi phát hiện vi phạm, cán bộ bắn tốc độ phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai thông qua bộ đàm để dừng phương tiện vi phạm.

- Bộ phận hóa trang và bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai trong một tổ tuần tra, kiểm soát phải giữ một khoảng cách thích hợp bảo đảm việc xử lý vi phạm kịp thời, đúng pháp luật.

- Khi đã ghi nhận được hành vi vi phạm của người và phương tiện tham gia giao thông thông qua máy bắn tốc độ, cán bộ ra hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm soát phải lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý theo quy định.

- Trường hợp người vi phạm yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi, thu được về hành vi vi phạm, tổ tuần tra sẽ cho xem ngay nếu đã có hình ảnh, kết quả ghi thu được tại đó; nếu chưa có ngay hình ảnh, kết quả ghi, thu được, người vi phạm xem hình ảnh, kết quả ghi thu được khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị.

- Sau khi lập biên bản vi phạm hành chính xong, cán bộ tuần tra, kiểm soát gửi biên bản cho người vi phạm và thông báo các hành vi vi phạm cho những người trên phương tiện biết để chấp hành việc giám sát. Đối với những phương tiện chở người từ 16 chỗ ngồi trở lên, cán bộ tuần tra, kiểm soát được phân công nhiệm vụ phải trực tiếp lên khoang chở khách để thông báo. Trường hợp không phát hiện vi phạm cũng phải thông báo.

2. Xử lý thế nào khi bị cảnh sát giao thông bắn tốc độ?

Xử lý thế nào khi bị cảnh sát giao thông bắn tốc độ

- Người vi phạm có quyền yêu cầu CSGT cho xem hình ảnh vi phạm

Khi đã ghi nhận được hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông của người và phương tiện tham gia giao thông thông qua các phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, cán bộ thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm soát phải lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý theo quy định.

Trường hợp người vi phạm yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi, thu được về hành vi vi phạm thì phải cho xem ngay nếu đã có hình ảnh, kết quả ghi thu được tại đó.

Trường hợp CSGT chưa thể cung cấp ngay hình ảnh ghi lại lỗi vi phạm thì phải lập biên bản tại thời điểm đó và ghi rõ chưa thể cung cấp hình ảnh ghi lại lỗi vi phạm. Đồng thời CSGT hẹn người vi phạm đến trụ sở hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền để cung cấp hình ảnh lỗi vi phạm.

Khi người vi phạm có mặt tại nơi hẹn thì CSGT hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ cung cấp hình ảnh bắn tốc độ tại thời điểm dừng xe, sau đó ra quyết định xử phạt. Trường hợp CSGT không cung cấp được hình ảnh vi phạm mà làm ảnh hưởng đến công việc của người “vi phạm” thì CSGT phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

- Sau khi xem hình ảnh, không còn thắc mắc về hành vi vi phạm của mình thì tiến hành nộp phạt theo các mức phạt sau:

+ Đối với người điều khiển xe máy:

  • Chạy quá tốc độ từ 5 - 10km: Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng.
  • Chạy quá tốc độ từ 10 - 20km: Phạt tiền từ 500.000 - 1 triệu đồng.
  • Chạy quá tốc độ từ 20km trở lên: Phạt tiền từ 3 - 4 triệu đồng, tước GPLX 1 - 3 tháng.

+ Đối với người điều khiển ô tô:

  • Chạy quá tốc độ từ 5 - 10km: Phạt tiền từ 600.000 - 800.000 đồng.
  • Chạy quá tốc độ 10 - 20km: Phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng
  • Chạy quá tốc độ từ 20 - 35km: Phạt tiền từ 5 - 6 triệu đồng. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng
  • Chạy quá tốc độ từ 35km trở lên: Phạt tiền từ 7 - 8 triệu đồng. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

3. Quy chuẩn hình ảnh bắn tốc độ

Hình ảnh vi phạm phải đảm bảo các quy định gì?

Quy chuẩn hình ảnh bắn tốc độ được quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư 06/2017/TT-BGTVT, cụ thể:

  • Thiết bị ghi hình khi chụp hình ảnh thực tế phải bảo đảm hình ảnh có hiển thị ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây và địa điểm chụp hình;
  • Thiết bị ghi hình ảnh động (camera) khi ghi, thu hình ảnh thực tế, clip hình ảnh phải bảo đảm có hiển thị ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây, địa điểm ghi, thu hình ảnh, clip;
  • Trường hợp thiết bị ghi hình không có chức năng xác định địa điểm thì trong phiếu xác nhận kết quả thiết bị ghi hình phải ghi rõ địa điểm ghi hình.

4. Cảnh sát giao thông được bắn tốc độ ở đoạn đường nào?

Khoản 3 Điều 11 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định:

Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được lắp đặt, sử dụng công khai hoặc hóa trang trên các tuyến giao thông đường bộ, tại Trạm Cảnh sát giao thông, trên phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát, trang bị cho Tổ Cảnh sát giao thông, do cán bộ Cảnh sát giao thông trực tiếp vận hành, sử dụng để phát hiện, ghi thu hành vi vi phạm của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

=> Pháp luật không quy định đoạn đường CSGT không được bắn tốc độ

=> Cảnh sát giao thông được bắn tốc độ đã được phê duyệt trong kế hoạch.

5. Cảnh sát mặc thường phục có được xử phạt bắn tốc độ?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư 65/2020/TT-BCA, trang phục của CSGT khi tuần tra, kiểm soát như sau:

Cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm sử dụng trang phục Cảnh sát, đeo số hiệu Công an nhân dân theo quy định của Bộ Công an. Khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm hoặc ban ngày trong điều kiện thời tiết sương mù, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn phải mặc áo phản quang

Trường hợp kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, được bố trí một bộ phận Cảnh sát giao thông mặc thường phục để vận hành, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, giám sát tình hình trật tự, an toàn giao thông, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác. Khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật;

Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thuộc Cục Cảnh sát giao thông (sau đây viết gọn là Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ), Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Trưởng Công an cấp huyện) trở lên quyết định việc mặc trang phục Cảnh sát hoặc thường phục khi sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và phải ghi rõ trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát.

=> Cảnh sát giao thông mặc thường phục vẫn được bắn tốc độ tuy nhiên khi xử phạt phải thông báo cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật chứ không được tự ý xử phạt.

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Xử lý thế nào khi bị cảnh sát giao thông bắn tốc độ? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hình sự, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
5 1.976
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm