Thủ tục cắt khẩu, nhập khẩu mới nhất

Thủ tục cắt khẩu, nhập khẩu được quan tâm nhiều khi những cô gái về nhà chồng, cắt khẩu theo chồng hoặc những người chuyển đến nơi khác làm ăn và định cư ở đó...

1. Điều kiện cắt khẩu

Thủ tục cắt khẩu hay nói chính xác hơn là thủ tục tách hộ/ tách sổ hộ khẩu được quy định tại điều 25 Luật Cư trú năm 2020 (Có hiệu lực từ ngày 1/7/2021).

Thủ tục này thực hiện khi công dân có cùng một chỗ ở hợp pháp.

Để được tách khẩu, công dân phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó;
  • Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp không được đăng ký thường trú mới

Hiện nay, Luật Cư trú 2006 vẫn còn hiệu lực, công dân muốn tách khẩu cần có các điều kiện sau:

  • Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;
  • Người đã nhập vào sổ hộ khẩu mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản

2. Thủ tục cắt khẩu cho vợ về nhà chồng

Tách khẩu, nhập khẩu vợ về nhà chồng như thế nào?

Để nhập hộ khẩu vào nhà chồng thì bạn cần làm thủ tục chuyển hộ khẩu tại nơi bạn cư trú.

Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây:

  • Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;
  • Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định như sau:

  • Trưởng Công an xã, thị trấn cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh
  • Trưởng Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợpChuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Hồ sơ chuyển hộ khẩu gồm:

  • Sổ hộ khẩu
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan Công an phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.

3. Thủ tục nhập khẩu cho vợ

Thủ tục đăng ký thường trú được quy định tại điều 21 Luật Cư trú 2006 như sau:

  • Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
  • Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;
  • Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;
  • Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Vợ nhập hộ khẩu theo chồng cần giấy tờ gì?

=> Vợ nhập hộ khẩu theo chồng cần các giấy tờ:

  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;
  • Giấy chuyển hộ khẩu

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp đến bạn đọc Thủ tục cắt khẩu, nhập khẩu . Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
3 8.718
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm