Sau dấu chấm phẩy, hai chấm, ba chấm có cần viết hoa không?

Sau dấu chấm phẩy, hai chấm, ba chấm có cần viết hoa không? Dấu chấm phẩy, hai chấm và ba chấm là những dấu câu quan trọng giúp văn bản trở nên mạch lạc, rõ ràng và sinh động hơn, mỗi dấu câu đều có những chức năng riêng biệt. Trong bài viết này, Hoa Tiêu sẽ giúp các bạn giải đáp về quy định sử dụng dấu chấm phẩy (;), hai chấm (:) và ba chấm (...) trong văn bản hành chính, mời bạn cùng tham khảo.

Sau dấu chấm phẩy có viết hoa không?

1. Sau dấu chấm phẩy, hai chấm, ba chấm có cần viết hoa không?

Tại Điều 9 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP quy định về kỹ thuật trình bày văn bản như sau:

Kỹ thuật trình bày văn bản bao gồm: Khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang, phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, vị trí trình bày các thành phần thể thức, số trang văn bản. Kỹ thuật trình bày văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này. Viết hoa trong văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục II Nghị định này. Chữ viết tắt tên loại văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục III Nghị định này.

Theo đó, dẫn chiếu tới Mục I Phụ lục II Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về việc viết hoa trong văn bản hành chính vì phép đặt câu như sau:

I. VIẾT HOA VÌ PHÉP ĐẶT CÂU

Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!) và khi xuống dòng.

Như vậy, theo quy định về việc viết hoa trong văn bản hành chính, chỉ yêu cầu viết hoa sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!) và khi xuống dòng.

⇒ Do đó, các chữ cái trong văn bản hành chính sau dấu chấm phẩy, hai chấm và ba chấm không cần phải viết hoa.

2. Tác dụng dấu chấm phẩy, dấu hai chấm, ba chấm là gì?

Các dấu chấm phẩy, hai chấm và ba chấm đều có một chức năng cụ thể khác nhau, được sử dụng trong các trường hợp khác nhau. Cụ thể các dấu câu này có tác dụng như sau:

- Dấu chấm phẩy (;): Dùng phân tách các vế hoặc bộ phận đẳng lập trong cùng một câu với nhau.

Ví dụ: Trong lớp của tôi, My là người thích nghe nhạc; bạn ấy luôn nghe mọi lúc mọi nơi.

- Dấu hai chấm (:): Dùng cho liệt kê, bổ sung ý nghĩa, giải thích, thuyết minh cho ý phía trước. Hoặc thể hiện cho phía sau là một trích dẫn hoặc câu nói trực tiếp.

Ví dụ:

  • Anh ấy nói với Minh rằng: "Tôi rất vui khi được gặp bạn."
  • Bạn không được mang những thứ sau khi vào phòng thi: điện thoại, đồng hồ, bút tẩy.

- Dấu ba chấm (...): Biểu thị cảm xúc khi bị ngắt quãng, không nói lên lời; tiếng của âm thanh vị kéo dài; mang tính liệt kê chưa hết.

Ví dụ:

  • Tôi không biết phải làm sao...
  • Anh ấy ngôi xuống nhìn ra xa, rồi lẩm bẩm: "Giá như..."
  • Cô ấy trông rất xinh đẹp, thông minh... và tốt bụng.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Sau dấu chấm phẩy, hai chấm, ba chấm có cần viết hoa không?

Ngoài ra, mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích liên quan trong mục Hỏi đáp pháp luật trên chuyên mục Pháp luật liên quan. 

Đánh giá bài viết
5 189
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi