So sánh vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức
So sánh vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức. 2 loại vi phạm này giống và khác nhau thế nào? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé
Vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức
1. Vi phạm pháp luật là gì?
Chúng ta có thể định nghĩa vi phạm pháp luật như sau:
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể (bao gồm người và pháp nhân thương mại) có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Trong đó:
- Hành vi vi phạm pháp luật có thể được biểu hiện dưới dạng hành động (làm những điều pháp luật cấm) hoặc không hành động (không làm những việc pháp luật bắt buộc)
- Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng của cá nhân hay tổ chức có thể gánh chịu hậu quả bất lợi, biện pháp cưỡng chế của Nhà nước được quy định khi thực hiện hành vi vi phạm
- Lỗi của người vi phạm thể hiện ở thái độ của người đó đối với hành vi của mình: có nhận thức được, mong muốn hành vi đó xảy ra hay không. Lỗi của người vi phạm pháp luật có thể là lỗi vô ý hoặc lỗi cố ý.
Ví dụ: Hành vi mua bán chất ma tuý của anh H là hành vi vi phạm pháp luật vì ma tuý là thuộc những chất cấm không được mua bán, sử dụng.
2. Vi phạm đạo đức là gì?
Vi phạm đạo đức là những hành vi đi ngược lại, không tuân theo những quy chuẩn đạo đức xã hội, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục, với văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt từ xưa đến nay.
Những hành vi vi phạm đạo đức sẽ bị người khác đánh giá về phẩm chất đạo đức, suy nghĩ của mình, những người có hành vi vi phạm đạo đức thường bị người ngoài không tôn trọng và trọng dụng. Ngoài ra những hành vi vi phạm đạo đức nặng thì có thể bị người ngoài đàm tíu và nói xấu sau lưng khiến họ bị áp lực về tinh thần và danh tiếng. Dù vi phạm đạo đức không dùng biện pháp mạnh răn đe nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến người và gia đình người có hành vi vi phạm.
Ví dụ: Hành vi nói dối cha mẹ, thầy cô là hành vi không trung thực của học sinh.
3. So sánh vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức
Vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức có gì chung và khác nhau?
3.1 Điểm giống nhau của vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức
Vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức đều:
- Là hành vi đi ngược lại, làm trái, không tuân thủ những quy tắc xử sự chung
- Là hành vi có lỗi
3.2 Điểm khác nhau giữa vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức
Tiêu chí | Vi phạm đạo đức | Vi phạm pháp luật |
Chủ thể thực hiện | Mọi chủ thể, không quy định về độ tuổi hay trách nhiệm pháp lý | Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý, trong lĩnh vực hình sự còn quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với những tội danh nhất định |
Chế tài xử lý | Chịu sự điều chỉnh của lương tâm, bị mọi người lên án, không bị xử lý theo pháp luật nếu không vi phạm các quy định của pháp luật | Chịu trách nhiệm trước pháp luật, phải chịu các hình phạt, biện pháp xử lý: Xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự... Buộc chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật |
Cơ quan xử lý | Không có | Cơ quan nhà nước có thẩm quyền |
Khách thể xâm phạm | Xâm phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục | Xâm phạm trật tự quản lý hành chính nhà nước, xâm phạm các mối quan hệ được nhà nước thừa nhận và bảo vệ |
Phân loại |
|
Tuy nhiên có thể thấy được khi một người vi phạm pháp luật thì cũng là hành vi vi phạm đạo đức xã hội. Bởi vì tính chất nghiêm trọng và hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật sẽ nặng hơn so với vi phạm đạo đức thông thường. Hơn nữa vi phạm đạo đức là một trong những nguồn của vi phạm pháp luật nên những hành vi vi phạm đạo đức gây ra hậu quả nặng nề thì sẽ bị pháp luật xử lý. Với mức độ xử lý hành vi vi phạm là mức nhẹ nhất là kỷ luật, phạt tiền hoặc buộc làm hoặc không làm một việc gì đó và nặng nhất là đi tù.
Ví dụ như hành vi trộm cắp là hành vi vi phạm pháp luật nhưng cũng vừa vi phạm đạo đức của con người khi có suy nghĩ lệch lạc gây ra hành vi trộm cắp.
Hành vi vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật đều là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, làm xói mòn lối sống của người dân, tạo nên những lối sống lệch chuẩn để lại nhiều hậu quả cho xã hội.
Chính vì vậy mọi người nên nâng cao tinh thần ý thức, sự hiểu biết pháp luật để không thực hiện những hành vi vi phạm.
Hoatieu.vn vừa giúp bạn đọc So sánh vi phạm đạo đức và vi phạm pháp luật. Để biết thêm các thông tin hữu ích khác, mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Moon_tran
- Ngày:
Tham khảo thêm
Bà H lấn chiếm vỉa hè để buôn bán hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm?
Em hãy tìm câu trả lời đúng trong các bài tập sau đây
Việt Nam có thể rút ra bài học gì về sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản?
Ví dụ về sử dụng pháp luật (20+ Ví dụ)
So sánh địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc
Ví dụ chứng tỏ Nhà nước tạo điều kiện thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế, văn hóa, giáo dục giữa các dân tộc
Kể về tấm gương doanh nhân thành đạt mà em biết
- Bài 1: Pháp luật
- Bài 2: Thực hiện pháp luật
- Lấy trộm tiền của người khác là vi phạm pháp luật hay vi phạm đạo đức?
- Phân tích vi phạm pháp luật của bạn A và bố bạn A - GDCD 12 trang 26
- Theo em việc truy cứu trách nhiệm hình sự và phạt tù GDCD 12 trang 26
- Thực hiện pháp luật là gì? Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật
- Phân biệt Vi phạm hành chính và vi phạm hình sự 2024
- So sánh vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức
- Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật
- Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội
- Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản
- Theo em có phải trong mọi trường hợp công an đều có quyền bắt người không? Vì sao?
- Ví dụ về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
- Ý nghĩa của quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
- Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân? Nêu ví dụ
- Vì sao các quyền tự do cơ bản của công dân cần phải được quy định trong Hiến pháp?
- Hãy chứng minh rằng Nhà nước ta luôn bảo đảm các quyền tự do cơ bản của công dân?
- Hãy cho biết học sinh trung học phổ thông có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào?
- Tại sao công dân cần phải có trách nhiệm phê phán đấu tranh tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân?
- Ví dụ về quyền tự do ngôn luận
- Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và Luật quy định mối quan hệ cơ bản giữa?
- Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ
- Bài 8: Luật pháp với sự phát triển của công dân
- Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- Bài 10: Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Công dân 12
Ví dụ về quyền tự do ngôn luận
Phân tích vi phạm pháp luật của bạn A và bố bạn A - GDCD 12 trang 26
Công dân tham gia xây dựng hương ước làng xã là thực quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi?
Thực hiện pháp luật là gì? Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật
Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ và?
Đề cương ôn thi HK1 môn GDCD 12 có đáp án năm học 2023 - 2024