Lấy trộm tiền của người khác là vi phạm pháp luật hay vi phạm đạo đức?

Lấy trộm tiền của người khác là vi phạm pháp luật hay vi phạm đạo đức? Lấy trộm tiền của người khác là hành vi mà từ xưa đến nay con người vẫn đang lên án, bởi hành vi này khiến cho người bị lấy cắp mất đi tài sản mà mình bỏ công sức làm ra còn kẻ không làm gì lại hưởng phần tài sản đó. Vậy hành vi này là vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật? Hãy cùng hoatieu.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Điểm khác và giống nhau của vi phạm đạo đức và vi phạm pháp luật?

Giống nhau: Cả hai vi phạm đạo đức và vi phạm pháp luật là những hành vi trái với những quy tắc ứng xử chung của con người trong cộng đồng và bị lên án.

Khác nhau:

  • Vi phạm đạo đức: hành vi vi phạm đạo đức sẽ bị người xung quanh dị nghị, chỉ trích và lên án về mặt tinh thần.
  • Vi phạm pháp luật: hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ bị pháp luật trừng trị theo văn bản pháp luật đã ban hành và cũng bị lên án trước xã hội.

Như vậy thì khi vi phạm pháp luật thì con người sẽ bị phạt nặng hơn vi phạm đạo đức vì khi có hành vi trái với pháp luật thì sẽ bị cưỡng chế phạt theo quy định pháp luật.

2. Lấy trộm tiền của người khác là vi phạm pháp luật hay vi phạm đạo đức?

Hành vi lấy trộm tiền của người khác là hành vi vừa vi phạm đạo đức vừa vi phạm pháp luật. Vì theo truyền thống của người Việt Nam thì không chấp nhận những thói hư tật xấu, thói không cần làm mà vẫn có ăn bằng việc đi ăn cắp của người khác là đáng lên án. Ăn cắp của người khác là thể hiện lòng tham với công sức của người khác làm ra của cải đó.

Với vi phạm pháp luật thì hành vi trộm cắp tài sản của người khác có thể bị phạt hành chính hoặc phạm tội hình sự tuỳ thuộc vào mức tiền mà người vi phạm lấy cắp.

Trên đây là những phân tích của Hoa Tiêu về câu hỏi Lấy trộm tiền của người khác là vi phạm pháp luật hay vi phạm đạo đức? Mời các bạn tham khảo thêm những bài viết hữu ích trong mục Học tập dưới đây:

Đánh giá bài viết
1 2.209
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi