Tại sao nói quyền học tập của công dân Việt Nam thể hiện tính nhân văn của chế độ xã hội ở nước ta?
Tại sao nói quyền học tập của công dân Việt Nam thể hiện tính nhân văn của chế độ xã hội ở nước ta? Quyền học tập là một quyền của Công dân nước ta. Quyền này được thực hiện phổ biến và được nhà nước hỗ trợ nhằm để công dân có điều kiện phát triển. Vậy tại sao nói quyền học tập của công dân Việt Nam thể hiện tính nhân văn của chế độ xã hội ở nước ta? Cùng hoatieu.vn tìm hiểu chi tiết nhé.
Lưu ý: Nội dung dưới đây được sản xuất và biên tập lại bởi HoaTieu.vn, không vì mục đích thương mại. Mọi website lấy nội dung bài viết xin vui lòng dẫn nguồn.
Quyền học tập của công dân Việt Nam thể hiện tính nhân văn của chế độ xã hội ở nước ta
1. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
Học tập là quyền và nghĩa vụ của Công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
Nhà nước luôn đảm bảo sự công bằng trong giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn đảm bảo giáo dục hoà nhập, tạo điều kiện để người học phát huy tiềm năng, năng khiếu của mình.
Mỗi công dân đều có quyền được học tập và được nhà nước khuyến khích học tập đầy đủ. Đây là quyền và nghĩa vụ của công dân nên mọi người đều cần phải thực hiện. Học tập là cơ hội để công dân được phát triển và trau dồi kiến thức của bản thân từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.
2. Tại sao nói quyền học tập của công dân Việt Nam thể hiện tính nhân văn của chế độ xã hội ở nước ta?
Quyền học tập của công dân Việt Nam thể hiện tính nhân văn của chế độ xã hội ở nước ta vì:
Được biết ở một số chế độ xã hội cũ, lạc hậu thì người dân không được học hành đầy đủ, như xã hội phong kiến ở nước ta thì người dân không được đi học và chỉ có nam giới mới được đi học. Ở thời đó thì các trường học không có nhiều và rất ít. Bởi vậy nên tỉ lệ dân số biết chữ của nước ta ở mức thấp. Hơn nữa khi trải qua thời kỳ chiến tranh thì người dân bị áp bức nên việc học tập cũng bị đình trệ. Người dân không được học tập chính là mất đi cơ hội phát triển của bản thân.
Tuy nhiên khi đất nước ta bước vào chế độ xã hội chủ nghĩa thì nhà nước lại ban hành Luật giáo dục và tạo điều kiện để người dân được học hành đầy đủ. Trong luật giáo dục mới nhất cũng đã quy định học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Từ khi độc lập nước ta đã đặt mục tiêu phổ cập giáo dục cho người dân. Khi đó từ già đến trẻ đều được đến trường học tập để nhân dân biết chữ. Những cán bộ trong cơ quan nhà nước cũng cần được phổ cập giáo dục và phải hoàn thành chương trình học tập theo quy định nhà nước.
Đến nay thì người dân nước ta đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và đang từng bước hoàn thành phổ cập trung học cơ sở và phổ thông. Mục tiêu nâng cao trình độ học tập trong nhân dân là một mục tiêu cốt lõi nhằm phát triển và đào tạo nhân tài quốc gia.
Như vậy có thể thấy nước ta đã thể hiện tính nhân văn, tiến bộ của chế độ xã hội chủ nghĩa thông qua quyền học tập cho nhân dân.
Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Tại sao nói quyền học tập của công dân Việt Nam thể hiện tính nhân văn của chế độ xã hội ở nước ta? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập Lớp 12 liên quan.
- Chia sẻ:Vũ Thị Uyên
- Ngày:
Tham khảo thêm
Ví dụ thực hiện pháp luật
Việc công dân biểu quyết các vấn đề trọng đại khi được nhà nước trưng cầu ý dân là thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi?
Thực hiện pháp luật là gì? Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật
Thi hành pháp luật là gì? Ví dụ về thi hành pháp luật
Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật như thế nào?
Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và Luật quy định mối quan hệ cơ bản giữa?
Ví dụ về sử dụng pháp luật (20+ Ví dụ)
Ví dụ về quyền tự do ngôn luận
Gợi ý cho bạn
-
Việc thu hút các nhà khoa học, công nghệ giỏi ở nước ngoài về Việt Nam làm việc biểu hiện quyền nào của Nhà nước ta?
-
Em hiểu thế nào về quyền tự do kinh doanh của công dân?
-
Thi hành pháp luật là gì? Ví dụ về thi hành pháp luật
-
Pháp luật và đạo đức cùng hướng tới các giá trị cơ bản nhất là?
-
Em hãy phân tích những ưu điểm và hạn chế của dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Công dân 12
Nếu một xã hội không có pháp luật?
Theo quy định của pháp luật tại thời điểm tổ chức bầu cử cử tri không vi phạm nguyên tắc bầu cử khi? GDCD 12
Thi hành pháp luật là gì? Ví dụ về thi hành pháp luật
Ví dụ về sử dụng pháp luật (20+ Ví dụ)
Em hiểu thế nào về quyền tự do kinh doanh của công dân?
Trong nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ không thực hiện chức năng nào dưới đây?