Nếu một xã hội không có pháp luật?
Nếu một xã hội không có pháp luật? Pháp luật là công cụ để nhà nước quản lý xã hội. Nếu xã hội không có pháp luật thì thế nào?
Xã hội không có pháp luật thì thế nào?
1. Nếu một xã hội không có pháp luật?
Em suy nghĩ như thế nào nếu như một xã hội không có pháp luật? hay Tại sao cần phải có pháp luật?
Nếu một xã hội không có pháp luật thì mọi người sẽ không chịu sự quản lý của một quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc, mọi hoạt động đều dựa vào ý thức của người dân.
Từ đó thì những suy đúng đắn bị áp đảo còn những kẻ xấu xa lại được lộng hành vì không có điều gì ngăn cản được. Những kẻ xấu sẽ sử dụng vũ lực để khiến dân lành phục tùng và tuân theo. Nếu một đất nước như vậy thì sẽ trở thành đất nước không có người cầm quyền. Mọi thứ trên đất nước sẽ bị đảo lộn vì sự tranh giành quyền lợi bằng vũ lực.
Hiện nay cơ chế để vận hành đất nước, xử lý các vụ tranh chấp,... đều theo quy định của pháp luật. Nếu xã hội không còn pháp luật thì sẽ không còn căn cứ để xét xử, để giải quyết những vấn đề xã hội, như thế xã hội sẽ "loạn" mất.
Thực vậy, nếu không có pháp luật, quan hệ giữa con người - con người không được nhà nước bảo vệ, chồng thích đánh vợ thì cứ đánh, không hề có chế tài quản lý.
=> Xã hội cần có pháp luật để được điều chỉnh và vận hành theo quỹ đạo đúng đắn.
2. Ví dụ về pháp luật
Ví dụ: Bộ luật Dân sự quy định con người có quyền được khai sinh. Bộ luật Dân sự chính là sự hiện diện của pháp luật.
3. Đặc trưng của pháp luật là gì?
Pháp luật có các đặc trưng sau:
- Tính giai cấp (tính ý chí):
Pháp luật mang đặc trưng ý chí của giai cấp cầm quyền, vì giai cấp cầm quyền muốn quản lý nhà nước theo những quy định mà họ đặt ra.
- Tính quy phạm phổ biến:
Tính quy phạm phổ biến là một đặc trưng nổi bật của pháp luật. Vì những quy tắc của pháp luật mang những đặc điểm của chuẩn mực, khuôn mẫu và đạo đức của con người trong các xử sự ở đời sống. Để người dân hiểu và biết mình cần làm gì và không nên làm gì trong các quan hệ xã hội và không vi phạm pháp luật. Từ đó thì pháp luật luôn được người dân biết và hiểu.
- Tính bắt buộc chung:
Pháp luật là những quy tắc chuẩn mực về ứng xử của giai cấp thống trị, cho nên pháp luật mang tính bắt buộc chung. Điều đó thể hiện ở chỗ: Việc thực hiện pháp luật không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của mỗi người. Khi pháp luật được Nhà nước đặt ra thì dù muốn hay không muốn tất cả mọi người trong trường hợp đó đều phải chấp hành một cách nghiêm chỉnh và triệt để, không phân biệt giữa người này hay người khác.
- Tính được đảm bảo bằng Nhà nước:
Khác với các quy phạm xã hội khác, pháp luật do Nhà nước ban hành và vì vậy được Nhà nước đảm bảo thực hiện. Điều này có nghĩa là Nhà nước đã trao cho các quy phạm pháp luật tính quyền lực bắt buộc với mọi cơ quan, tổ chức và công dân. Có như vậy pháp luật mới trở thành các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung và pháp luật mới thực sự là công cụ hữu hiệu có trong tay Nhà nước để Nhà nước quản lý và điều hành mọi quan hệ, hoạt động của xã hội.
Như vậy về cơ bản những đặc trưng của pháp luật có mối liên hệ với nhau một cách chặt chẽ. Khi pháp luật được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước nghĩa là tất cả nhân dân để phải tuân theo không có ngoại lệ. Từ đó thì sự bắt buộc đã giúp cho pháp luật được phổ biến rộng rãi trong nhân dân để nhân dân làm theo.
4. Kể tên một số bộ luật mà em biết
Dưới đây là tên một số bộ luật:
- Bộ luật Lao động
- Bộ luật Dân sự
- Bộ luật Tố tụng Dân sự
- Bộ luật Hình sự
- Bộ luật Tố tụng Hình sự
Ngoài ra còn một số luật quy định cụ thể như Luật doanh nghiệp, Luật thương mai, Luật thuế, Luật an sinh xã hội, Luật nghĩa vụ quân sự, Luật cán bộ công chức,...
5. Nội quy trường, điều lệ đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có phải văn bản quy phạm pháp luật?
Nội quy trường, điều lệ đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh không phải văn bản quy phạm pháp luật. Để biết lí do, mời các bạn tham khảo bài: Đặc trưng của pháp luật là gì?
Hoatieu.vn vừa giúp các bạn suy đoán về giải thiết Nếu một xã hội không có pháp luật?
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
So sánh vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức
-
Tại sao nói điều ước quốc tế là công cụ hữu hiệu nhất trong quan hệ hợp tác và phát triển giữa các quốc gia?
-
Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú là nội dung quyền bình đẳng?
-
Nếu một xã hội không có pháp luật?
-
Ví dụ về công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý
Có thể bạn cần
Mẫu biên bản họp công đoàn lấy ý kiến xét kết nạp Đảng
Biên bản họp công đoàn lấy ý kiến xét kết nạp ĐảngTop 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 6 bài kể về 1 lần em mắc lỗi khiến bố mẹ buồn siêu hay
Kể về một lần mắc lỗi khiến bố mẹ buồn lớp 8Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt động
Các bài viết hay mục Công dân 12
Pháp luật và đạo đức cùng hướng tới các giá trị cơ bản nhất là?
Ví dụ chứng tỏ Nhà nước tạo điều kiện thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế, văn hóa, giáo dục giữa các dân tộc
Em hãy tìm câu trả lời đúng trong các bài tập sau đây
Theo em việc truy cứu trách nhiệm hình sự và phạt tù GDCD 12 trang 26
Đề cương ôn thi HK1 môn GDCD 12 có đáp án năm học 2023 - 2024
Lấy trộm tiền của người khác là vi phạm pháp luật hay vi phạm đạo đức?