Bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật

Bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật được thể hiện thế nào? Bản chất của pháp luật là gì? Hiểu bản chất của pháp luật sẽ giúp công dân chấp hành pháp luật tốt hơn. Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật nhé.

1. Bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật

1.1 Bản chất giai cấp của pháp luật

Pháp luật mang tính giai cấp.

Bản chất của pháp luật nhà nước Việt Nam mang tính giai cấp thể hiện ở chỗ, pháp luật phản ánh về ý chí nhà nước của giai cấp thống trị. Chủ thể ban hành pháp luật là nhà nước, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phải tuân theo thủ tục, trình tự mà nhà nước quy định.

Tính giai cấp của pháp luật còn biểu hiện ở mục đích điều chỉnh. Mục đích điều chỉnh của pháp luật trước hết là nhằm điều chỉnh về các mối quan hệ giữa các giai cấp và các tầng lớp trong xã hội. Do đó pháp luật được xem là yếu tố giúp điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội nhằm hướng quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự thích hợp nhất với ý chí của giai cấp thống trị.

1.2 Bản chất xã hội của pháp luật

Bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật

Mọi quy phạm của pháp luật dù được cơ quan nhà nước nào ban hành đều nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Tính xã hội của quy phạm được thể hiện ngay ở khái niệm của nó: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần... Đã là quy tắc ứng xử chung thì đương nhiên sẽ mang tính xã hội.

Bên cạnh đó, bản chất xã hội của pháp luật còn thể hiện ở những điểm sau:

  • Pháp luât bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.
  • Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp xã hội, được các cá nhân, các cộng đồng dân cư, các tầng lớp khác nhau trong xã hội chấp nhận, coi là chuẩn mực, là quy tắc xử sự chung
  • Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội.

2. Ví dụ về bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật

2.1 Ví dụ về bản chất giai cấp của pháp luật

Nhà nước giao quyền ban hành, tạo ra Bộ luật, luật cho Quốc hội. Quốc hội là giai cấp cầm quyền, đứng đầu nhánh lập pháp.

Ví dụ: Bộ luật Hình sự năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015

2.2 Ví dụ về bản chất xã hội của pháp luật

Pháp luật được quy định để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.

Ví dụ: Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định con cái có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ.

Những quy định của pháp luật đều bắt nguồn từ các mối quan hệ, hành vi xã hội

Ví dụ: Bộ luật Hình sự cũ không quy định các chủ thể là pháp nhân thương mại nhưng do điều kiện xã hội phát sinh thêm chủ thể này nên Bộ luật Hình sự sau này đã kịp sửa đổi, bổ sung để phù hợp hơn với sự phát triển của xã hội

Trên đây Hoatieu.vn đãn phân tích và lấy ví dụ cho bạn đọc về bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
8 21.213
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm