(Có đáp án) Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức

Bồi dưỡng HSG môn GDCD 8 chương trình mới

Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức 2024-2025 được Hoatieu chia sẻ đến các bạn đọc trong bài viết sau đây bao gồm đầy đủ các câu hỏi bồi dưỡng môn Giáo dục công dân 8 KNTT theo từng bài học cùng với phần bồi dưỡng HSG môn GDCD THCS các vấn đề nghị luận xã hội sẽ là tại liệu vô cùng bổ ích giúp củng cố và nâng cao kiến thức môn GDCD lớp 8.

Bồi dưỡng HSG môn GDCD 8 chương trình mới

Nội dung tài liệu ôn thi HSG môn GDCD 8 sách mới

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

I. Tài liệu được xây dựng theo bài (10 bài)

II. Kết cấu mỗi bài có 2 phần:

PHẦN I: NỘI DUNG KIẾN THỨC BỒI DƯỠNG HSG THEO CÁC BÀI

Mục 1. Kiến thức cơ bản của bài cần nắm của bài học;

Mục 2: Gồm các câu hỏi và bài tập bồi dưỡng gắn với chủ đề bài học (Mỗi bài có nhiều câu hỏi và bài tập có đáp án và hướng dẫn giải)

PHẦN II: CÁC CÂU HỎI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CÓ ĐÁP ÁN

III. Độ dày tài liệu: 100 trang

BÀI 1. TỰ HÀO TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA BÀI

1. Một số truyền thống dân tộc và giá trị của truyền thống dân tộc Việt Nam:

a. Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống đáng tự hào như: yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học. tôn sư trọng đạo, hiếu thảo, uống nước nhớ nguồn,...

b. Truyền thống dân tộc góp phần tích cực vào quá trình phát triền của mỗi cá nhân, là nền tảng cho lòng tự hào, tự tôn, cho sự phát triển lành mạnh và hạnh phúc của mỗi người. Giá trị các truyền thống là nền tảng để xây dựng đất nước phát triển vững mạnh, là sức mạnh và bản sắc riêng của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

2. Biểu hiện cùa lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

a. Biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc được thể hiện thông qua thái độ, cảm xúc, lời nói, việc làm,... giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc.

3. Những việc nên làm thể hiện lòng tự hào vể truyền thống dân tộc:

+ Tìm hiểu về các truyển thống và giá trị truyền thống dân tộc qua những cầu chuyện lịch sử, tác phẩm văn học, hội hoạ, qua việc trò chuyện, lắng nghe ông bà, cha mẹ, các nghệ nhân, người làm nghễ truyền thống, các cựu chiến binh,...

+ Tham quan các bảo tàng nghệ thuật, lịch sử, các triển lãm văn hoá về truyền thống dân tộc.

+ Tham gia và hỗ trợ hoạt động quảng bá văn hoá, truyển thống dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế.

+ Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

+ Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của dân tộc bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, phù hợp với độ tuổi như chăm chỉ học tập, tham gia các câu lạc bộ tìm hiểu vê lịch sử, văn hoá truyền thống dân tộc.

+ Kính trọng người lớn tuổi, trân trọng nhũng người lính, cựu chiến binh, thanh niên xung phong, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

+ Tham gia, tìm hiểu và trân trọng các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” các ngày lễ kỉ niệm truyền thống của đất nước như ngày Thương binh liệt sĩ, ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày Gia đình Việt Nam,...

4. Những việc làm không thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam:

+ Chề bai những giá trị truyển thống.

+ Thiếu tôn trọng, thiếu lễ phép với các thương binh, gia đình liệt sĩ, những người có công với cách mạng, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng,...

+ Không chịu tìm hiểu về truyền thống dân tộc, các giá trị truyền thống dân tộc,...

5. Trách nhiệm của HS: Mỗi HS cần tìm hiểu để biết truyền thống vả các giá trị của truyền thống dân tộc Việt Nam. Từ đó tự hào vể truyền thống dân tộc và có những việc làm phù hợp để thể hiện lòng tự hào như: tôn vinh các giá trị truyền thống dân tộc, chia sẻ, lan toả những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế, kính trọng và biết ơn những người có công, tham gia các hoạt động đển ơn, đáp nghĩa, tham gia các hoạt động văn hoá, tôn vinh lịch sử, văn hoá dần tộc,... Bên cạnh đó, HS cũng cần phê phán và phản đối những việc làm trái ngược, không phù hợp truyển thống dân tộc.

II. CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP BỒI DƯỠNG

Câu 1. An thường tâm sự với các bạn : “Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình có mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm. Ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống nào đáng tự hào đâu ?”. Em có đồng ý với An không ? Vì sao ? Em sẽ nói gì với An ?

- Em không đồng ý với ý kiến của An.

- Bởi vì, dân tộc Việt Nam có truyền thống lâu đời. Với mấy nghìn năm văn hiến, chúng ta có thể tự hào về bề dày lịch sử của truyền thống dân tộc chứ không chỉ có truyền thống đánh giặc ngoại xâm (như ý nghĩ của An).

- Em sẽ nói: Chúng ta có nhiều truyền thống đáng tự hào. Chúng ta không chỉ có truyền thống đánh giặc giỏi mà chúng ta có truyền thống cần cù, chịu khó trong lao động, truyền thống “lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn”, “lấy chí nhân để thay cường bạo”, truyền thống đoàn kết để chống giặc và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống “tôn sư trọng đạo”, truyền thống hiếu thảo, thuỷ chung... Những truyền thống đó thật đáng tự hào. Vì thế, chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn và phát huy những truyền thống đó.

- Em sẽ :

+ Giới thiệu cho bạn biết về các truyền thống của dân tộc

+ Khuyên bạn phải biết tự hào, bảo vệ, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.

+ Lên án, phê phán, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống của dân tộc

Câu 2. Cho tình huống: Chị gái em là sinh viên đi du học ở nước ngoài, trong dịp về quê đón tết cổ truyền có dẫn theo một người bạn Nga tên là Natasa. Khi gia đình em bày biện mâm cỗ để cúng tổ tiên vào chiều 30 Tết, chị Natasa rất ngạc nhiên.

Em hãy giới thiệu để chị ấy hiểu về phong tục thờ cúng tổ tiên của dân tộc Việt Nam.
- Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp...

- Thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp văn hoá đặc trưng của dân tộc Việt Nam...

- Thể hiện sự tưởng nhớ, biết ơn, kính trọng của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ...

- Các gia đình bày biện mâm cỗ để cúng tổ tiên vào chiều 30 Tết là sự tiếp nối, kế thừa, phát triển những nét đẹp văn hoá của dân tộc, của các dòng họ.

- Giới thiệu được vài nét về một mâm cỗ ngày tết.

- Ở Việt Nam, tết cổ truyền là dịp để mọi người trong gia đình sum họp, thể hiện tình cảm của mình với người thân, họ hàng...

- Tiếp thêm sức mạnh cho mỗi thành viên trong gia đình...

Câu 3: Lễ hội truyền thống văn hóa là một trong những di sản văn hóa tiêu biểu của dân tộc Việt nam có ‎ nghĩa vô cùng to lớn. Thế nhưng hiện nay ở một số di tích lịch sử văn hóa hay một số lễ hội có một số người thiếu Ý thức văn hóa, văn minh khi tham gia lễ hội điều đó ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Quan điểm, suy nghĩ của em về vấn đề trên?

- Khái quát về lễ hội văn hóa .

- Lễ hội văn hóa là di sản văn hóa phi vật thể.

- Lễ hội là một nét văn hóa tín ngưỡng đã có từ hang ngàn năm nay thể hiện phong tục, tập quán của từng địa phương của dân tộc việt Nam như lễ hội uống nước nhớ nguồn,…

- Thông qua lễ hội đã Giáo dục cho công dân mỗi người dân hiểu thêm về điều tốt đẹp, long biết ơn tổ tiên, dân tộc,các vị anh hung…việc kế thừa phát huy các gia trị di sản của đất nước.

+ Thực trạng: Hầu hết khi người dân tham gia lễ hội đều có ‎ thức văn hóa, văn minh. Hiện nay cả nước ta có hơn 8000 lễ. Ví dụ: Lễ hội đền Hùng- Phú Thọ, lễ hội chùa Hương, chọi trâu- Hải phòng….Đó là nét văn hóa tâm linh của người Việt Nam có y nghĩa to lớn là nét di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, giúp con người có thể bình an, hạnh phúc,an lành. Đồng thời thể hiện long biết ơn tổ tiên.

Tuy nhiên: Vẫn còn tồn tại một số ít cá nhân thiếu ‎ thức văn hóa khi tham gia lễ hội có hành vi thái quá, lợi dụng có hành vi trái pháp luật, đạo đức: Xô đẩy nhau, đốt vàng mã…

Nguyên nhân:

- Vì lợi ích cá nhân..

- Do thiếu hiểu biết về văn hóa về lịch sử văn hóa của dân tộc.

- Không chấp hành quy định của ban tổ chức, pháp luật.

- Vì lợi nhuận, quá tin tin vào những hoạt động mê tín dị đoan.

Hậu quả:

- Tốn tiền bạc , công sức của nhân dân.

- Bê trễ công việc, ăn chơi, gây rối trật tự an ninh, mất mĩ quan..

- Ảnh hưởng đén truyền thống văn hóa dân tộc

Giải pháp:

Đối với nhà nước: Ban hành quy định pháp luật, xử lí nghiêm minh những hành vi làm biến tướng lễ hội; Tuyên truyền giáo dục ý thức văn hóa văn minh ở lễ hội .

Đối với cá nhân: Tuân thủ quy định của pháp luật; Tôn trọng bảo vệ phát huy các gíá trị văn hóa; Phê phán tố cáo kịp thời các hành vi sai trái…

Kết luận : Khái quát lại vấn đề trên; Liên hệ bản thân…

Câu 4: Phân tích làm rõ quan điểm: “truyền thống tôn sư trộng đạo củu dân tộc Việt Nam đang ngày bị mai một”? Em sẽ làm gì để phát huy truyền thống đó?
- Em không đồng tình với quan điểm trên. Tô sư trọng đạo là một truyền thống quí báu của dân tộc VN, thể hiện lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo. Cho đến nay thì truyền thống đó vẫn còn được giữ gìn và phát huy tốt.

Các thầy cô giáo vẫn ngày, đêm miệt mài, tận tuỵ dãy dỗ HS nên người. Vai trò của người thầy trong xã hội vẫn được coi trọng “không thầy đố mày làm nên”. Học sinh tích cực học tập và rèn luyên để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. HS có tình cảm, thái độ làm vui lòng thầy cô giáo, có hành động đề ơn đáp nghĩa. Làm điều tốt đẹp để xứng đáng với thầy cô.

Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường hiện nay do sự tác động mãnh mẽ của đồng tiền, của lối sống thực dụng, của các thói hư tật xấu cho nên truyền thống này cũng bị ảnh hưởng.

+ Có trương hợp người thầy làm mất danh dự của mình làm ảnh hưởng đến truyền thống: đánh đập HS, xâm hại tình dục, vi phạm tệ nạn xã hội...

+ Có trường hợp HS có những hành động, việc làm, lời nói xúc phạm, thiếu tôn trọng thầy cô giáo

- Em sẽ:

- Làm trọn bổn phận của người HS: chăm ngoan, học giỏi

- Vâng lời thầy cô giáo và lễ độ với mọi người

- Thực hiện những lời dạy của thầy cô gioá, làm vui lòng thầy cô

- Thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô gioá: thường xuyên quan tâm. thăm hỏi, giúp đỡ thầy cô khi cần thiết

Câu 5: Hãy nêu một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta cần kế thừa và phát huy? Vì sao phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? HS cần làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy thống đó hãy nêu 1 số việc làm cụ thể?

* Một số truyền thống: Yêu nhước chống giặc ngoại xâm, cần cù lao động, đoàn kết, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo....

* Phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc đó là tài sản vô giá, góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi cá nhân và cả dân tộc

* Học sinh :

+ Tự hào, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.

+ Lên án, phê phán, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống của dân tộc

Câu 6: Theo em việc tiếp xúc giao lưu với nền văn hóa các dân tộc khác có làm mai một nền văn hóa truyền thống của dân tộc ta không? Vì sao?

Trả lời:

Không làm mai một vì:

- Mỗi dân tộc muốn phát triển phải có sự giao lưu với các dân tộc khác với các nền văn hóa khác.

- Trong quá trình giao lưu đó dân tộc nào cũng cần tiếp thu được tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác mà vẫn giữ được bản sắc riêng của mình, đó chính là yếu tố làm nên cái riêng cái bản sắc của dân tộc.

- Nếu không biết kế thừa, giữ gìn, phát huy truyền thống của dân tộc thì mỗi dân tộc có thể bị đánh mất bản sắc riêng của mình và bị đồng hóa bởi dân tộc khác, các nền văn hóa khác.

Câu 7: Cha ông ta có câu:

“Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy”.

Đây là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bằng vốn hiểu biết của mình, em hãy làm nổi bật truyền thống đó.

Yêu cầu học sinh trình bày được các nội dung sau:

- Truyền thống là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Khẳng định: Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp...

- Câu “Muốn sang thì...” nói đến truyền thống tôn sư trọng đạo. Đó là một truyền thống quý báu, tiêu biểu của dân tộc ta.

- Truyền thống này được thể hiện:

+ Trước đây...

+ Hiện nay...

- ý nghĩa:

+ Góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam

+ Tạo nên sức mạnh tinh thần...

- Phê phán một số biểu hiện làm mai một truyền thống: lãng quên, vô ơn...

- Liên hệ bản thân: Thể hiện sự kính trọng và biết ơn thầy cô giáo; cố gắng học tập, rèn luyện, khuyến khích người khác...

.......................

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem toàn bộ nội dung file bồi dường HSG Giáo dục công dân 8 sách mới.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 337
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi