(Có đáp án) Giáo án ôn hè Ngữ văn 8 lên 9 sách mới

Tải về

Tải giáo án ôn tập hè Văn 8 lên 9

Giáo án ôn hè Ngữ văn 8 lên 9 sách mới được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là tài liệu tham khảo giảng dạy Ngữ văn 8 vô cùng bổ ích giúp các thầy cô có thêm tài liệu dạy học môn Văn trong thời gian ôn tập hè cho các em học sinh. Sau đây là nội dung chi tiết bộ giáo án ôn tập hè Ngữ văn 8 lên 9 được biên soạn bám sát mạch kiến thức SGK Ngữ văn 8 chương trình mới bao gồm 2 phần lí thuyết và bài tập vận dụng có đáp án. Mời các thầy cô và các em cùng tham khảo.

Nội dung tài liệu ôn hè Ngữ văn 8

CHỦ ĐỀ : ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THEO THỂ LOẠI

TIẾT 1-2-3:

KIẾN THỨC VỀ THỂ LOẠI TRUYỆN

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Ôn tập cơ bản và nâng cao về đọc hiểu văn bản theo thể loại truyện HS được học trong chương trình Ngữ văn lớp 7 gồm:

- Truyện (truyện ngụ ngôn, truyện ngắn, truyện khoa học viễn tưởng)

B. CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: giáo án, đề, phiếu học tập

2. Học sinh : ôn tập lại đặc điểm các thể loại …

C. TIẾN TRÌNH ÔN LUYỆN

I. ĐẶC ĐIỂM THỂ LOẠI

Truyện ngắn

Truyện ngụ ngôn

Truyện khoa học viễn tưởng

1.Tính cách nhân vật: Thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, suy nghĩ của nhân vật, qua nhận xét của người kể chuyện và các nhân vật khác.

2. Bối cảnh :

+ Bối cảnh lịch sử: Hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử

+ Bối cảnh riêng: Thời gian và địa điểm, quang cảnh cụ thể xảy ra câu chuyện.

3. Ngôi kể:

+ Ngôi thứ nhất: Xưng tôi

+ Ngôi 3: Người kể giấu mặt

+ Thay đổi ngôi kể:

1.Khái niệm: Là những truyện kể ngắn gọn, hàm súc, bằng văn xuôi hoặc văn vần. Truyện thường đưa ra bài học về cách nhìn sự việc, cách ứng xử của con người trong cuộc sống.

2. Đề tài: Thường là những vấn đề đạo đức hay những cách ứng xử trong cuộc sống.

3. Nhân vật: Có thể là loài vật, đồ vật hoặc con người. Các nhân vật hầu như không có tên riêng, thường được kể gọi bằng danh từ chung như: rùa, thỏ, bác nông dân,… - 4. Sự kiện, Cốt truyện: Thường xoay quanh một sự kiện (một hành vi ứng xử, một quan niệm, một nhận thức phiến diện, sai lầm…) nhằm đưa ra bài học hay lời khuyên nào đó.

1. Khái niệm:

- Truyện khoa học viễn tưởng là loại truyện hư cấu về những điều diễn ra trong một thế giới giả định, dựa trên tri thức khoa học và trí tưởng tượng của tác giả.

- Truyện khoa học viễn tưởng rất ít khi chứa các yếu tố thần kì, siêu nhiên mà luôn dựa trên những kiến thức hoặc lí thuyết khoa học tự nhiên tại thời điểm tác phẩm ra đời.

2. Đặc điểm

* Đề tài: đa dạng, phong phú thường gắn với các phát minh khoa học, công nghệ như chế tạo dược liệu, khám phá dưới đáy đại dương, du hành vũ trụ, gặp người ngoài hành tinh

* Cốt truyện: thường được xây dựng dựa trên các sự việc giả tưởng liên quan đến các thành tựu khoa học.

* Tình huống truyện: tác giả thường đặt nhân vật vào những hoàn cảnh đặc biệt, những khó khăn hay mâu thuẫn cần phải giải quyết trong thế giới giả tưởng.

* Sự kiện: Thường trộn lẫn những sự kiện của thế giới thực tại với những sự kiện xảy ra trong thế giới giả định (quá khứ, tương lai, ngoài vũ trụ,...

* Nhân vật: trong truyện thường xuất hiện các nhân vật như người ngoài hành tinh, quái vật, người có năng lực phi thường, những nhà khoa học, nhà phát minh có khả năng sáng tạo kì lạ.

* Không gian, thời gian: mang tính giả định, chẳng hạn thời gian trộn lẫn từ quá khứ, hiện tại và tương lai, không gian vũ trụ, lòng đất, đáy biển,...

II. CÁCH ĐỌC HIỂU TRUYỆN

Thể loại

Yêu cầu cần

Truyện ngắn

- Đọc nhan đề, tác phẩm và tóm tắt tác phẩm.

- Đọc hiểu được hình thức văn bản:

+ Bối cảnh

+ Nhân vật

+ Ngôi kể và sự thay đổi ngôi kể

+ Ngôn ngữ

- Đọc hiểu nội dung:

+ Nắm được đề tài

+ Chủ đề

+ Ý nghĩa của văn bản

Truyện ngụ ngôn

- Đọc nhan đề, tác phẩm và tóm tắt tác phẩm.

- Nhận biết các yếu tố thể hiện đặc điểm của truyện như đề tài, nhân vật, sự kiện, cốt truyện, tình huống, không gian, thời gian.

- Nhận biết được sự kết hợp lời của người kể chuyện và lời của nhân vật trong truyện.

- Rút ra được bài học của truyện và nêu được ý nghĩa của bài học ấy.

Truyện khoa học viễn tưởng

- Trang bị kiến thức khoa học, công nghệ,...liên quan đến tác phẩm tại thời điểm tác phẩm ra đời.

- Đọc nhan đề, tác phẩm và tóm tắt tác phẩm.

- Xác định các yếu tố của truyện: đề tài, tình huống, nhân vật, sự kiện, không gian, thời gian.

- Xác định yếu tố tưởng tượng của tác phẩm.

- Xác định ý nghĩa của văn bản đối với khoa học, đời sống.

LUYỆN ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THEO THỂ LOẠI

Đề số 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

THỎ THAY RĂNG

Trong một khu rừng nọ có một chú thỏ rất nhát gan. Cứ nhìn thấy bóng dáng của cáo là thỏ vội quay đầu bỏ chạy. Có cách gì giúp mình không sợ cáo nữa không? Suy nghĩ mãi, cuối cùng thỏ nghĩ ra một cách rất hay, ấy là thay một bộ răng trông thật hung dữ. Nó tìm đến bác sĩ hạc, bảo:

– Bác sĩ hạc yêu quý, bác chuyên chữa răng cho mọi người, xin bác thay cho cháu một hàm răng mới.

Bác sĩ hạc ngạc nhiên:

– Sao thế? Răng của cháu vẫn còn rất tốt mà.

– Tuy răng của cháu không bị hỏng, nhưng mà nó quá nhỏ. Bác lắp cho cháu một hàm răng giống như của sư tử ấy.

– Nhưng cháu muốn có hàm răng giống như của sư tử để làm gì vậy?

– Cháu không muốn cứ nhìn thấy cáo là phải chạy trốn nữa. Nếu mà làm cho cáo phải chạy khi nhìn thấy cháu thì hay biết mấy.

Bác sĩ hạc rất thông cảm cho hoàn cảnh của thỏ, liền thay cho nó một hàm răng giống như của sư tử. Thỏ soi gương, sung sướng thốt lên:

– Tuyệt quá, giờ mình sẽ đi tìm cáo!

Thỏ vào rừng, xông xáo khắp nơi tìm cáo. Lúc sau, cáo từ bụi cây bước ra, tiến về phía thỏ. Trong thấy cáo từ xa, thỏ sợ quá co giò chạy biến. Nó chạy đến nhà bác sĩ hạc, lắp bắp:

– Bác… bác… sĩ ơi! Xin bác thay cho cháu hàm răng khác.

– Sao thế? Hàm răng này không tốt à?

– Không, không phải ạ! Hàm răng này vẫn nhỏ quá. Bác có hàm răng nào to hơn không ạ?

– Dù có thay hàm răng to hơn thì cũng chẳng có tác dụng gì đâu, cháu sẽ vẫn sợ cáo thôi. Thỏ con này, cháu nên thay tim ấy, bỏ trái tim thỏ đi và thay bằng trái tim sư tử thì mới được.

(https://truyendangian.com)

Câu 1. Xác định ngôi kể của văn bản trên:

A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba D. Không có ngôi kể

Câu 2. Câu thành ngữ nào phù hợp để nói về chú thỏ trong VB trên?

A. Nhanh như thỏ đế

B. Nhát như thỏ đế

C. Thông minh như thỏ đế

D. Huênh hoang như thỏ đế

Câu 3. Trong VB, thỏ đã nghĩ ra cách gì để giúp mình không sợ cáo nữa?

A. Thay bộ răng trông thật hung dữ

B. Nhờ bác sĩ hạc dạy dỗ cáo giúp mình

C. Đi tìm cáo để dạy cho cáo một bài học

D. Nhờ bác sĩ hạc thay trái tim sư tử cho mình

Câu 4: Đề tài của truyện ngụ ngôn trên là:

A. Thỏ thay răng

B. Thỏ và cáo

C. Bài học bản tính con người

D. Bài học về lòng dũng cảm

Câu 5. Nêu công dụng của dấu chấm lửng trong câu văn sau: “- Bác...bác...sĩ ơi! Xin bác thay cho cháu hàm răng khác.”

A. Biểu đạt ý còn nhiều sự việc chưa liệt kê hết

B. Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng

C. Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt

D. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, ngập ngừng hay ngắt quãng

Câu 6. Xác định không gian của câu chuyện ngụ ngôn trên:

A. Nhà bác sĩ hạc

B. Nhà của thỏ và cáo

C. Trong khu rừng

D. Không xác định được

Câu 7. Truyện ngụ ngôn trên sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Ẩn dụ, nhân hoá

B. Hoán dụ, nhân hoá

C. So sánh, ẩn dụ

D. Nhân hoá, so sánh

Câu 8. Câu văn: “Có cách gì giúp mình không sợ Cáo nữa không?” là suy nghĩ của ai?

A. Bác sĩ hạc

B. Cáo

C. Người kể chuyện

D. Thỏ

Câu 9. Nêu cách hiểu của em về lời khuyên của bác sĩ hạc dành cho chú thỏ: “Dù có thay hàm răng to hơn thì cũng chẳng có tác dụng gì đâu, cháu sẽ vẫn sợ cáo thôi. Thỏ con này, cháu nên thay tim ấy, bỏ trái tim thỏ đi và thay bằng trái tim sư tử thì mới được”.

GỢI Ý :

- Việc thay răng không khiến thỏ bớt nỗi sợ đối với cáo bởi vì nỗi sợ đó không xuất phát từ bộ răng của thỏ mà xuất phát từ trái tim của thỏ- trái tim đó ẩn dụ cho bản tính nhát gan của thỏ.

- Vì vậy, muốn thỏ không sợ cáo nữa chỉ có cách thay đổi trái tim, từ trái tim thỏ nhút nhát thành trái tim sư tử dũng mãnh – thay đổi bản tính, rèn luyện lòng dũng cảm của mình. Tuy nhiên, đây không phải là việc dễ.

Câu 10. Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học gì trong cuộc sống? (Viết đoạn văn 4 – 5 câu bày tỏ suy nghĩ của em về bài học đó)

GỢI Ý :

Bài học: Vẻ bề ngoài không thể làm thay đổi được bản chất bên trong. Bản tính của mỗi người là rất khó thay đổi. Muốn chiến thắng nỗi sợ hãi và những hạn chế của bản thân cần có sự thay đổi tích cực từ bên trong của con người.

........................

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
1 441
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm