Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 Kết nối tri thức bài 1-10
Tải giáo dạy thêm Ngữ văn 8 Kết nối tri thức miễn phí
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - Giáo án dạy thêm văn 8 kì 2 mới nhất. Với mẫu giáo án dạy buổi 2 Ngữ văn 8 KNTT được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô để hoàn thành công tác soạn giáo án bài giảng trước khi lên lớp. Sau đây là nội dung chi tiết mẫu giáo án dạy thêm Văn 8 Kết nối tri thức kì 1, giáo án dạy buổi 2 Văn 8 KNTT kì 2. Mời các thầy cô cùng tham khảo.
- Phụ lục 1, 2, 3 Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức file word đầy đủ
- Giáo án điện tử Công nghệ 8 Kết nối tri thức cả năm
Hiện tại mẫu giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 Kết nối tri thức đã đủ nội dung bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8. Các nội dung tiếp theo sẽ được Hoatieu cập nhật trong thời gian sớm nhất.
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 Kết nối tri thức bài 1
BÀI 1
LUYỆN ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN LỊCH SỬ
(THỜI LƯỢNG 5 TIẾT)
A. MỤC TIÊU
I. Năng lực
1. Năng lực chung: Tự học; hợp tác giải quyết vấn đề, trình bày trước đám đông.
2. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận biết các đặc điểm của truyện lịch sử (cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ; chủ đề, tư tưởng, thông điệp);
- Năng lực đọc hiểu các văn bản truyện lịch sử trong và ngoài SGK.
- Năng lực cảm thụ văn học.
II. Phẩm chất
- Bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm trong mỗi con người.
- Hoàn thiện nhân cách, hướng đến lối sống tích cực.
- Có ý thức ôn tập một cách nghiêm túc.
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra kiến thức cũ: Xen kẽ trong giờ.
2. Tiến hành ôn tập.
HOẠT ĐỘNG 1: CỦNG CỐ TRI THỨC VỀ THỂ LOẠI TRUYỆN LỊCH SỬ
1. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức của thể loại truyện lịch sử.
2. Nội dung hoạt động: Vận dụng các phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm để ôn tập.
3. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân hoặc sản phẩm nhóm.
4. Tổ chức thực hiện hoạt động.
(THỜI GIAN DỰ KIẾN THỰC HIỆN HĐ 1: 20 PHÚT)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV hướng dẫn HS ôn lại các đơn vị kiến thức cơ bản bằng phương pháp hỏi đáp, đàm thoại gợi mở; hoạt động nhóm, - HS lần lượt trả lời nhanh các câu hỏi của GV các đơn vị kiến thức cơ bản của thể loại truyện lịch sử. Câu hỏi: - Em hãy nêu lại một số kiến thức chung về thể loại truyện lịch sử, đặc trưng (cốt truyện; ngôn ngữ). -Em hãy nêu chủ đề của tác phẩm văn học. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tích cực trả lời. - GV khích lệ, động viên. Bước 3: Báo cáo sản phẩm - HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá, nhận xét
| I. Một số kiến thức chung về thể loại truyện lịch sử 1. Khái niệm Là những tác phẩm truyện tái hiện lại nhân vật, sự kiện ở 1 thời gian của 1 giai đoạn lịch sử cụ thể. Bối cảnh của thời đại trong quá khứ thường hiện lên 1 cách sống động dựa vào khả năng tưởng tượng, hư cấu của nhà văn. 2. Đặc trưng - Cốt truyện: Là những sự kiện đã xảy ra, được nhà văn tái tạo, hư cấu và sắp xếp theo ý đồ nghệ thuật. - Nhân vật: +Thường là những nhân vật nổi tiếng (Vua, chúa, anh hùng, danh nhân,…) + Các nhân vật thường hiện ra dưới cái nhìn riêng, thể hiện sự lí giải độc đáo của nhà văn. - Ngôn ngữ: + Có thể viết bằng văn xuôi hoặc văn vần. + Thể loại đa dạng. + Thường mang những đặc trưng riêng, phù hợp với thời đại và mang nét tính cách của các đối tượng khác nhau. II. Chủ đề của tác phẩm văn học - Khái niệm: Là vấn đề trung tâm, ý nghĩa cốt lõi hoặc thông điệp chính mà tác giả truyền tải tới người đọc. - Cách xác định: + Dựa vào nội dung, sự việc chính. + Dựa vào hệ thống nhất vận, + Dựa vào cách đánh giá, thái độ của tác giả |
.........................
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 Kết nối tri thức bài 6
BÀI 6 - CHỦ ĐỀ 6: CHÂN DUNG CUỘC SỐNG
Tiết 76,77,78,79,80
LUYỆN ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI
A. MỤC TIÊU
I. Năng lực
1. Năng lực chung: Tự học; hợp tác giải quyết vấn đề, trình bày trước đám đông.
2. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận biết các đặc điểm của văn bản truyện ngắn hiện đại. (thể loại, đề tài, nội dung, nghệ thuật, ngôn ngữ;....);
- Năng lực đọc hiểu các văn bản truyện ngắn hiện đại ngoài SGK.
- Năng lực cảm thụ văn học.
II. Phẩm chất
- Bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm trong mỗi con người.
- Hoàn thiện nhân cách, hướng đến lối sống tích cực.
- Có ý thức ôn tập một cách nghiêm túc.
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch bài dạy;
- Phiếu bài tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra kiến thức cũ: Xen kẽ trong giờ.
2. Tiến hành ôn tập.
HOẠT ĐỘNG 1: CỦNG CỐ TRI THỨC VỀ THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI
1. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức của thể loại văn bản truyện ngắn hiện đại.
2. Nội dung hoạt động: Vận dụng các phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm để ôn tập.
3. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân hoặc sản phẩm nhóm.
4. Tổ chức thực hiện hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||||
v Mục tiêu 1: Củng cố tri thức nền về văn bản truyện ngắn hiện đại. - Nhận biết được một số chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm văn học. - Nhận biết và phân tích được cốt truyện. - Biết cách đọc hiểu văn bản truyện ngắn hiện đại. v Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV phát vấn câu hỏi, yc hs trả lời: + Chủ đề của bài học và thể loại chính của các văn bản đọc hiểu? + Kể tên các văn bản được học trong chủ đề? + Dựa vào các tri thức đã học, em hãy cho biết để tìm hiểu một văn truyện ngắn hiện đại chúng ta cần quan tâm những yếu tố nào? - GV chuyển giao nhiệm vụ: hoàn thành bảng kiếm theo mẫu.
HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. TÚM LẠI LÀ RẤT LẰNG NHẰNG. NẶNG VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC. NHƯNG NHẸ LÀ LẶN NỔI BƠI CHÌM.
v Mục tiêu 2: Củng cố phương pháp đọc hiểu một tác phẩm truyện ngắn hiện đại. - Vận dụng được kĩ năng đọc hiểu để phát hiện ra chi tiết tiêu biểu và cảm nhận được cái hay của tác phẩm văn học. v Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV phát phiếu bài tập. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS tiến hành làm phiếu bài tập theo hướng dẫn của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm. - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - Đánh giá, động viên tinh thần hoạt động của HS.
BÀI TẬP HÌNH THÀNH KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU CHI TIẾT MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN NGẮN. BÀI 1 Quê hương thứ nhất của chị ở đất Hưng Yên, quê hương thứ hai của chị ở nông trường Hồng Cúm, hạnh phúc mà chị đã mất đi từ bảy, tám năm trước nay ai ngờ chị lại tìm thấy ở một nơi mà chiến tranh đã xảy ác liệt nhất. Ở đây, trong những buổi lễ cưới, người ta tặng nhau một quả mìn nhảy đã tháo kíp làm giá bút, một quả đạn cối đã tiện đầu, quét lượt sơn trắng làm bình hoa, một ống thuốc mồi của quả bom tấn để đựng giấy giá thú, giấy khai sinh cho các cháu sau này và những cái võng nhỏ của trẻ con tết bằng ruột dây dù rất óng. Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua ranh giới ấy. Câu 1: Bài tập 2 | I. Tri thức nền cần ghi nhớ:
1- Chủ đề bài học: Chân dung cuộc sống. 2- Thể loại chính của các văn bản: 2 tp truyện ngắn + 1 tp thơ kết nối chủ đề. 3- Các văn bản được học: + Mắt sói ( Đa-ni-en Pen-nắc) + Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long). + Bếp lửa ( Bằng Việt) -> Thể loại VB đọc chính: 1. Khái niệm truyện ngắn: Truyện ngắn là hình thức tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi. 2. Đặc trưng về nội dung và hình thức của truyện ngắn 2.1. Cốt truyện – Cốt truyện: là hệ thống sự kiện (biến cố) xảy ra trong đời sống của nhân vật. ² Cốt truyện đơn tuyến - Chỉ có một mạch sự kiện - Sự kiện đơn giản. ² Cốt truyện đa tuyến - Tồn tại ít nhất hai mạch sự kiện. - Hệ thống sự kiện phức tạp, chồng chéo gắn với số phận các nhân vật chính. 2.2 Tình huống truyện Mỗi tác phẩm truyện ngắn sẽ được xây dựng dựa trên một tình huống truyện nhất định. Tình huống truyện là sự việc chính hoặc hoàn cảnh bộc lộ được đặc điểm của nhân vật hoặc ý đồ của tác giả. -Tình huống truyện là hoàn cảnh chứa xung đột được nhà văn tạo lập để triển khai cốt truyện. Tình huống truyện xét đến cùng là những sự kiện đặc biệt của đời sống trong đó chứa đựng những diễn biến, mâu thuẫn được nhà văn triệt để khai thác làm bật lên ý đồ nghệ thuật của mình. Trong truyện ngắn tình huống là “cái tình thế xảy ra truyện” để diễn tả “một khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc”, là cái khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người” (Nguyễn Minh Châu). - Các loại tình huống: tình huống hành động (hướng tới hành động có tính chất bước ngoặt của nhân vật); tình huống tâm lí (chủ yếu tác động đến tâm tư, tình cảm nhân vật hơn là đẩy họ vào tình thế phải lựa chọn hay quyết định những hành động thích ứng) ; tình huống nhận thức (mang đến nhận thức cho nhân vật, chủ yếu cắt nghĩa giây phút giác ngộ chân lí của nhân vật) 2.3. Kết cấu 2.4. Nhân vật - Nhân vật là một yếu tố rất quan trọng trong truyện ngắn bởi không có câu chuyện nào được xây dựng mà không có nhân vật. -Truyện ngắn hiện đại thường chú ý diễn biến nội tâm, tính cách đậm nét; tâm lí phù hợp với cá tính, lứa tuổi, giới tính…Truyện ngắn thường miêu tả tâm lí nhân vật qua bút pháp ngoại hiện (miêu tả qua hành vi, biểu hiện bên ngoài, qua đối thoại); bút pháp trực tiếp (diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật bằng trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật, sử dụng thủ pháp độc thoại nội tâm…) v Các phương diện chính để phân tích nhân vật: - Xuất thân/Lai lịch. - Ngoại hình. - Ngôn ngữ, cử chỉ, hành động. - Tính cách, phẩm chất. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật. => Vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm. 3. Chi tiết Điểm nhìn – Điểm nhìn văn bản là phương thức phát ngôn, trình bày, miêu tả phù hợp với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của tác giả, chỉ vị trí để quan sát, cảm nhận, đánh giá. Giọng kể (hay chính là giọng điệu): Là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa, gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm. Giọng điệu trong tác phẩm có giá trị đa dạng, nhiều sắc thái dựa trên một giọng điệu cơ bản chủ đạo.Giọng điệu trong tác phẩm là giọng riêng của tác giả nhưng mang nội dung khái quát nghệ thuật, phù hợp với đối tượng thể hiện. (nv) · Chú ý hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Bởi việc tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác là cơ sở để cảm nhận các tầng lớp nội dung và ý nghĩa của truyện. – Tình huống truyện: để phân tích tình huống truyện cần tóm tắt tình huống, phân tích diễn biến của tình huống hoặc tính chất của tình huống, rút ra ý nghĩa của tình huống. - Khi tìm hiểu nhân vật cần chú ý: (Nhân vật chính là ai? Nhân vật đó được tác giả khắc họa trong hoàn cảnh nào? Ngoại hình, lời nói, hành động...) + Nghệ thuật xây dựng nhân vật: việc xây dựng nhân vật thể hiện tài năng và phong cách nghệ thuật của nhà văn. - Ngôn ngữ kể chuyện có gì đặc sắc. - Phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua văn bản. - Từ văn bản truyện ngắn liên hệ với bản thân và cuộc sống xung quanh để thấy được ý nghĩa của nó đối với cuộc sống, con người. |
...........................
Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.
Tham khảo thêm
Giáo án điện tử Lịch sử 8 Cánh Diều
Kế hoạch giáo dục lớp 8 Kết nối tri thức tất cả các môn
Giáo án Giáo dục thể chất 8 Chân trời sáng tạo
(Cả năm) Giáo án Công nghệ 8 Kết nối tri thức 2024
Giáo án Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức cả năm
Giáo án điện tử Toán 8 Kết nối tri thức 2024
Bộ giáo án điện tử Văn 8 Kết nối tri thức cả năm 2024
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Bài giảng điện tử Âm nhạc 8 Kết nối tri thức
-
Giáo án PowerPoint Hoạt động trải nghiệm 3 Cánh Diều Cả năm
-
KHBD: Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 sách Cánh Diều (Tuần 1-22)
-
PowerPoint Địa lí 9: Ôn tập cuối học kì 1
-
Giáo án giáo dục địa phương 7 tỉnh Quảng Nam chủ đề 1-6
-
Giáo án điện tử môn Sinh học 8 Kết nối tri thức (Bài 30 đến 40)
-
Giáo án điện tử Giáo dục địa phương 8 Bình Phước (chủ đề 1, 2)
-
Giáo án Toán lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo (Trọn bộ cả năm)
-
(Cả năm) Giáo án Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức file word (Soạn gộp, tách)
-
Giáo án PowerPoint Tiếng Việt 3 Cánh Diều Cả năm 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo án - Bài giảng
Giáo án Toán lớp 1 buổi 2 sách Cánh Diều học kì II
Mẫu giáo án minh họa môn Hoạt động trải nghiệm mô đun 2 Tiểu học
Giáo án STEM lớp 4: Bình tưới cây thông minh (Powerpoint, Word)
Giáo án Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm 2024-2025
Mẫu giáo án minh họa môn Tiếng Việt mô đun 2 Tiểu học
Giáo án Âm nhạc lớp 1 sách Cánh Diều học kỳ 2