KHBD: Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 sách Cánh Diều (Tuần 1-22)

Tải về

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 sách Cánh Diều - HoaTieu.vn xin chia sẻ file Word mẫu Giáo án hay còn gọi là Kế hoạch bài dạy lớp 5 môn Tiếng Việt bộ sách Cánh Diều được biên soạn bám sát chương trình giáo dục phổ thông mới. Nội dung mẫu giáo án sẽ giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm để xây dựng KHBD môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2024 - 2025 theo bộ sách giáo khoa mới được Bộ GDĐT phê duyệt. Mời thầy cô cùng tham khảo. Giáo án Tiếng Việt 5 Cánh Diều tải miễn phí và chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ giáo viên soạn giáo án cho riêng mình.

Lưu ý: KHBD Tiếng Việt 5 Cánh Diều Tuần 1-22 đã được cập nhật đầy đủ. Các tuần còn lại sẽ được HoaTieu.vn update sớm.

KHBD Tiếng Việt 5 Cánh Diều
KHBD Tiếng Việt 5 Cánh Diều

1. Giáo án Tiếng Việt lớp 5 sách Cánh Diều TUẦN 1

TUẦN 1

BÀI 1. TRẺ EM NHƯ BÚP TRÊN CÀNH

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

1. Trao đổi

1.1. Tìm hình ảnh so sánh trong câu thơ dưới đây. Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh so sánh đó?

Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

Bước 1: Tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức.

– Cách chơi: Giáo viên chia bảng làm 2 phần, viết (dán) lên mỗi từ trẻ embúp trên cành lên một phần của bảng. Chia lớp thành 2 nhóm (mỗi nhóm là một dãy bàn).

– Yêu cầu mỗi nhóm lần lượt cử các thành viên lên bảng viết những từ gợi tả hình ảnh liên quan đến 2 sự vật trên bảng trong vòng 3 – 4 phút (tuỳ vào tình hình lớp học, giáo viên xác định thời gian hợp lí để mỗi nhóm có thể viết được 8 – 10 từ theo yêu cầu). Trước khi HS 2 nhóm chơi, GV làm mẫu với 1 từ.

Ví dụ: Trẻ em – xinh xắn, bụ bẫm, đầy sức sống...; búp trên cành – non tơ, mơn mởn,...

– Mời 1 – 2 học sinh nêu điểm giống nhau giữa trẻ em và búp trên cành (VD: non nớt, đầy sức sống, cần được chăm sóc, cần được bảo vệ,...).

Bước 2: GV giới thiệu câu thơ và nêu yêu cầu tìm hiểu về hình ảnh so sánh.

– Bác Hồ của chúng ta từng viết: “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” (kết hợp chiếu 2 câu thơ lên); Nêu yêu cầu:

+ Em hãy tìm hình ảnh so sánh trong câu thơ trên. (Trẻ em như búp trên cành).

+ Trong câu thơ, những sự vật nào được so sánh với nhau? (Trẻ em so sánh với búp trên cành)

+ Theo em, vì sao trẻ em lại được so sánh với búp trên cành? (HS dựa vào kết quả của trò chơi tiếp sức ở bước 1 để trả lời câu hỏi. VD: Vì trẻ em và búp trên cành có nhiều đặc điểm giống nhau: xinh xắn, đáng yêu nhưng non nớt, cần được chăm sóc, cần được bảo vệ để lớn lên cứng cáp, khoẻ mạnh,...).

1.2. Em hiểu câu thơ trên muốn nói điều gì?

– Học sinh trả lời cá nhân.

a) Với trẻ em?– Trẻ em phải ngoan (ăn ngoan, ngủ ngoan, học hành ngoan, …).

b) Với mọi người?– Mọi người phải nâng niu, chăm sóc, giúp đỡ các em để các em luôn khoẻ mạnh và hạnh phúc.

2. Giáo viên giới thiệu chủ điểm và Bài đọc 1

Qua hoạt động khởi động vừa rồi, các em đã biết trẻ em rất đáng yêu, các em xứng đáng nhận được tình yêu, sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục đặc biệt mà mọi người dành cho. Trong chủ điểm đầu tiên của lớp 5 – Trẻ em như búp trên cành, chúng ta sẽ tìm hiểu về những điểm đáng yêu của trẻ em cũng như những điều tốt đẹp nhất mà gia đình và xã hội dành cho các em. Chúng ta sẽ bắt đầu từ tình cảm và lời dặn dò của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ trong Thư gửi các học sinh ở bài đọc 1.

BÀI ĐỌC 1

THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phát triển các năng lực đặc thù

1.1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

– Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ HS dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc độ đọc khoảng 90 – 95 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 4.

– Hiểu nghĩa của các từ ngữ được chú giải trong bài. Chú ý một số từ địa phương Bắc Bộ được sử dụng trong bức thư: giời – trời, giở đi – trở đi. Hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài đọc: Bác Hồ gửi thư cho học sinh cả nước nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, căn dặn học sinh nỗ lực học tập để mai sau xây dựng đất nước, đưa dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu.

1.2. Phát triển năng lực văn học

– Cảm nhận được tình yêu thương, sự tin cậy của Bác Hồ đối với học sinh cả nước.

– Cảm nhận được hình ảnh đẹp “dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu”.

2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất

2.1. Phát triển các năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động trao đổi, thảo luận với bạn để tìm hiểu nghĩa các từ khó, từ ít dùng; trả lời các câu hỏi đọc hiểu trong bài.

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động tìm hiểu các thông tin về ngày khai giảng đầu tiên; về tình hình đất nước tại thời điểm năm 1945; về tình cảm của và sự quan tâm của Bác đối với thế hệ trẻ để hiểu rõ về nội dung bài đọc.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Từ những dặn dò của Bác, tự xác định nhiệm vụ học tập và đề ra quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập.

2.2. Bồi dưỡng phẩm chất chủ yếu

Phẩm chất yêu nước: Thể hiện được quyết tâm học tập, rèn luyện để mai sau góp phần xây dựng đất nước.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– GV chuẩn bị: máy tính, máy chiếu, tranh minh hoạ nội dung bài đọc.

– HS chuẩn bị: SGK Tiếng Việt 5, tập một; vở ô li hoặc vở bài tập.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Đây là tiết học đầu tiên trong tuần, hoạt động khởi động được thực hiện trong phần chia sẻ về chủ điểm. Giáo viên có thể giới thiệu thêm về thư Bác Hồ gửi:

Tháng Tám năm 1945, nhân dân ta vùng lên đánh đổ ách đô hộ của thực dân Pháp và phát xít Nhật, giành lại độc lập cho đất nước sau gần 80 năm làm nô lệ. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ở Quảng trường Ba Đình (Thủ đô Hà Nội), đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Bài đọc được trích từ bức thư Bác Hồ gửi cho HS cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục tiêu:

– Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ HS dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng.

– Hiểu nghĩa của các từ ngữ được chú giải trong bài. Chú ý một số từ địa phương Bắc Bộ được sử dụng trong bức thư: giời – trời, giở đi – trở đi.

- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài đọc

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

- Cách tiến hành:

– GV đọc mẫu, kết hợp giải nghĩa từ ngữ khó và những từ ngữ khác, nếu thấy cần thiết đối với HS địa phương, ví dụ: hết thảy; đồng bào; nô lệ…

- GV tổ chức cho HS chia đoạn và đọc nối tiếp các đoạn theo nhóm.

Bức thư gồm 2 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến ...Vậy các em nghĩ sao?. Giọng đọc hào hứng, vui vẻ. Hai câu cuối (Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao?) đọc với giọng trầm lắng. + Đoạn 2: Phần còn lại. Giọng đọc ôn tồn, tha thiết (lời khuyên bảo).

- GV tổ chức và hướng dẫn cho HS luyện đọc theo nhóm.

+ GV chia nhóm, yêu cầu từng nhóm HS đọc bài, mỗi nhóm 4 em đọc tiếp nối đến hết bài.

+ GV sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc cho HS. Nhắc HS ngắt nghỉ hơi ở các dấu chấm, dấu phẩy, giọng đọc thể hiện sự hào hứng, vui vẻ ở đoạn 1 và ôn tồn, tha thiết ở đoạn 2.

- GV mời đại diện nhóm đọc (ít nhất là 2 nhóm), sau đó cho các HS khác nhận xét.

- GV nhấn mạnh vào những từ ngữ khó đọc và những từ ngữ dễ mắc lỗi sai khi đọc: giời; giở đi. nghĩ…

Hoạt động 2: Đọc hiểu

- Cách tiến hành

- GV mời 5 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ ràng 5 câu hỏi:

- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài đọc, thảo luận nhóm 4 người theo các câu hỏi tìm hiểu bài. HS trả lời câu hỏi bằng trò chơi Phỏng vấn.

- GV yêu cầu HS thực hiện trò chơi:

+ Mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia.

+ Đại diện nhóm 1 đóng vai phóng viên, phỏng vấn đại diện nhóm 2. Nhóm 2 trả lời, sau đó đổi vai.

(1) Ngày khai trường năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?

(2) Vì sao tất cả học sinh đều vui mừng trong ngày khai trường đặc biệt đó?

(Giáo viên có thể giải thích thêm cho học sinh về nền giáo dục tồn tại ở nước ta trước năm 1945, đó là nền giáo dục của chế độ thực dân khi Pháp đô hộ và trước đó nữa là nền giáo dục phong kiến)

(3) Những câu nào trong bức thư nói lên sự trông mong, chờ đợi của đất nước ở thế hệ trẻ?

(4) Bức thư thể hiện tình cảm và sự tin cậy của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ như thế nào?

(5) Học sinh cần làm gì để thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ?

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua bài đọc, em hiểu nội dung b ức thư của Bác Hồ là gì?

- GV mời 2 - 3 HS trả lời. HS khác nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi và động viên HS các nhóm.

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.

- HS cùng GV giải nghĩa từ khó.

- Việt Nam Dân chủ Cộng hoà: tên nước ta từ 2-9-1945 đến 2-7-1976.

- Tựu trường: (học sinh) tập trung tại trường để chuẩn bị cho năm học mới.

- Bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường: ý nói những sự kiện lớn từ giữa năm 1945 đến ngày khai giảng, nổi bật là cuộc Cách mạng tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

- 80 năm giời nô lệ: 80 năm nước ta bị thực dân Pháp đô hộ.

- Cơ đồ: sự nghiệp lớn; ở đây có nghĩa là đất nước, giang sơn.

- Hoàn cầu: thế giới.

- Các cường quốc năm châu: các nước giàu mạnh trên thế giới.

- Một số nhóm đọc to trước lớp theo yêu cầu của giáo viên. Các nhóm còn lại nhận xét bạn đọc.

- Học sinh phát hiện những từ khó đọc, thực hành luyện đọc từ khó.

- HS đọc nối tiếp 5 câu hỏi theo yêu cầu của GV.

(1) Ngày khai trường năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?

(2) Vì sao tất cả học sinh đều vui mừng trong ngày khai trường đặc biệt đó?

(3) Những câu nào trong bức thư nói lên sự trông mong, chờ đợi của đất nước ở thế hệ trẻ?

(4) Bức thư thể hiện tình cảm và sự tin cậy của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ như thế nào?

(5) Học sinh cần làm gì thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ?

- Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Ngày khai trường diễn ra sau “bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường”

- Cũng như ngày khai trường mọi năm, HS có niềm vui được gặp lại thầy cô, bạn bè. Nhưng trong ngày khai trường đặc biệt này, HS còn có niềm vui lớn hơn vì đây là ngày khai trường đầu tiên mà các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam, không phải nền giáo dục của chế độ cũ trước đây.

- Các câu: “Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.”

- Bác Hồ luôn yêu thương và quan tâm đến thế hệ trẻ. Dù bận rộn với rất nhiều công việc, nhưng bác vẫn nhớ và viết thư thăm hỏi, chúc mừng học sinh trong ngày khai giảng. Bác tin tưởng thế hệ trẻ sẽ là những chủ nhân tương lại, những người xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lai, đưa đất nước theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.

- HS cần nỗ lực học tập, rèn luyện để xứng với sự hi sinh của bao thế hệ và đáp ứng được sự trông cậy của nước nhà và lời căn dặn của Bác.

- Bức thư là tình cảm yêu thương, là lời chúc mừng các em học sinh nhân ngày khai trường. Cũng là sự tin cậy, trông mong của Bác Hồ với các thế hệ thiếu nhi nước nhà.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

- HS đọc diễn cảm bài đọc; ngắt nghỉ hơi đúng; nhấn giọng ở những từ ngữ quan trọng; thể hiện giọng đọc phù hợp

Hoạt động 3: Đọc diễn cảm bài đọc

- Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm một phần của đoạn 2 với giọng ôn tồn, sâu lắng; ngắt nghỉ đúng chỗ; biết nhấn mạnh vào những từ ngữ quan trọng.

- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm phần đoạn 2 đã luyện.

- GV nhận xét HS.

Sau 80 năm giời nô lệ / làm cho nước nhà bị yếu hèn, / ngày nay / chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ / mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, / làm sao cho chúng ta / theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. // Trong công cuộc kiến thiết đó, / nước nhà trông mong chờ đợi / ở các em rất nhiều. // Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, / dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang / để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, / chính là nhờ một phần lớn / ở công học tập của các em.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM

- GV nêu câu hỏi: Em biết được điều gì sau khi học bài đọc Thư gửi các học sinh? Em mong muốn làm điều gì để thực hiện lời căn dặn của Bác?

- GV nhận xét, khích lệ những suy nghĩ tích cực của HS.

* Củng cố, dặn dò

+ GV nhân xét tiết học, khen ngợi, biểu dương những HS tốt.

- Dặn dò: GV nhắc HS về nhà tự đọc sách báo theo yêu cầu đã nêu trong SGK. HS có thể tìm các truyện đọc phù hợp với chủ điểm trong sách Truyện đọc lớp 5.

ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

................................................................................................................................................

Giáo án Tiếng Việt lớp 5 sách Cánh Diều Tuần 1 gồm 32 trang word, xem tiếp tại file tải về.

2. Giáo án Tiếng Việt lớp 5 sách Cánh Diều TUẦN 2

TUẦN 2

BÀI ĐỌC 3

KHI BÉ HOA RA ĐỜI (2 TIẾT)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Phát triển các năng lực đặc thù

1.1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ đọc sai. Ngắt nghỉ hơi đúng. Thể hiện được tình cảm, cảm xúc phù hợp với nội dung bài thơ. Tốc độ đọc 90 – 95 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 4.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó trong bài. Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài thơ: tình cảm, sự yêu thương, quan tâm của mẹ và mọi người trong gia đình đối với em bé – thành viên mới của gia đình.

1.2. Phát triển năng lực văn học

- Biết bày tỏ sự yêu thích với những từ ngữ, chi tiết hay trong bài thơ. Cảm nhận được tình cảm của những người thân trong gia đình đối với em bé.

  1. Gópphầnphát triển các năng lực chung phẩm chất

2.1. Phát triển các năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết cùng các bạn thảo luận nhóm, xác định cách đọc, giọng đọc cho đoạn thơ, bài thơ.

- Năng lực tự chủ và tự học: chủ động nghiên cứu bài đọc, trả lời đúng các CH đọc hiểu trong bài; tìm được các chi tiết, hình ảnh thơ hay.

- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: đề xuất được phương án, cách thức để HTL bài thơ nhanh nhất.

2.2. Bồi dưỡng phẩm chất chủ yếu

Phẩm chất nhân ái : biết yêu thương các em nhỏ.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV chuẩn bị: máy tính, máy chiếu, tranh vẽ trong bài phóng to.

- HS chuẩn bị: SGK Tiếng Việt 5, tập một; Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập một.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Cách tiến hành:

- Cho HS chơi trò chơi “Lật mảnh ghép” để kiểm tra bài cũ :

MG1: Thầy Bôn xung phong đi dạy học ở đâu?

MG2: Theo em, những đóng góp của thầy Bôn nêu ở đoạn 3 có ý nghĩa như thế nào?

MG3: Câu chuyện trên nói lên điều gì về sự chăm sóc của các thầy, cô đối với trẻ em?

MG4: Hãy nghe và đoán tên bài hát sau:

https://youtu.be/Z5tBvSWd8rw

- Cho HS quan sát và miêu tả bức tranh dưới mảnh ghép

- Nhận xét- đánh giá khích lệ HS

- Giới thiệu bài

Ở hai bài đọc tuần 1, các em đã thấy được sự quan tâm của Bác Hồ và của các thầy cô đối với thế hệ trẻ của đất nước. Hôm nay, các em sẽ được học một bài thơ nói về tình yêu thương và sự quan tâm, chăm sóc trẻ em từ những người thân yêu trong gia đình. Để biết mẹ và những người thân trong gia đình dành tình cảm như thế nào cho một thành viên mới, mời các em đến với bài đọc Khi bé Hoa ra đời

- Học sinh chơi trò chơi khởi động.

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV

Thầy Bôn xung phong lên dạy học ở xã Mù Cả, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu

- Việc làm của thầy là tấm gương cho các vùng khó khăn trong cả nước học theo, giúp cho việc xóa mù chữ thành công.

- Câu chuyện cho thấy sự hết lòng quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ của thầy cô đối với học sinh.

-Bài Ru em do Xuân Mai biểu diễn

-Bức tranh vẽ về người mẹ đang ru em bé ngủ

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục tiêu:

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ đọc sai. Ngắt nghỉ hơi đúng

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó trong bài. Hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài thơ.

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu lần 1: Đọc diễn cảm toàn bài, kết hợp giải nghĩa từ ngữ khó (VD: đỏ hây hây,…) và những từ ngữ khác, nếu thấy cần thiết đối với HS địa phương (dẫu, chập chờn, len, trái hồng, …). Giọng đọc nhẹ nhàng, với tình cảm vui tươi, phù hợp với nội dung bài thơ.

- Hướng dẫn đọc chú giải trong SGK

- GV HD đọc : Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ đọc sai. Ngắt nghỉ hơi đúng, đọc bài thơ với giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ GV tổ chức cho HS xác đinh khổ thơ:

Khổ 1: Từ đầu đến “hoài trong mơ”

Khổ 2: Từ “Từ khi mẹ sinh” đến “cây vào nhà”.

Khổ 3: Khổ còn lại

- GV hướng dẫn luyện đọc từ khó: dẫu, chập chờn, len, trái hồng, vành nôi, …).

- GV hướng dẫn luyện đọc câu:

Từ khi mẹ sinh bé Hoa /

Len đan thành áo /đợi mùa đông sang /

Cây bông / làm gối mịn màng /

Vải hoa / bướm trắng, bướm vàng về bay /

Trái hồng / má đỏ hây hây /

Trái cam chín vội / rời cây vào nhà. //

- GV mời 1 HS đọc lại toàn bộ bài thơ.

- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ học sinh.

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo

- HS đọc

+ HS xác định khổ thơ

+ HS làm việc nhóm ba, đọc nối tiếp trong vòng 3 phút.

- Một số nhóm đọc to trước lớp theo yêu cầu của giáo viên. Các nhóm còn lại nhận xét bạn đọc.

- Học sinh phát hiện những từ khó đọc, thực hành luyện đọc từ khó

- HS lắng nghe giáo viên hướng dẫn cách đọc.

- HS đọc toàn bài. HS khác lắng nghe

Hoạt động 2: Đọc hiểu

Cách tiến hành:

- GV mời 5 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ ràng 5 câu hỏi:

- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài đọc, thảo luận nhóm theo các CH tìm hiểu bài. GV tổ chức HĐ này bằng trò chơi Phỏng vấn

- GV cho HS chơi trò chơi: Phóng viên nhỏ

+ Một bạn đóng vai phóng viên đi phỏng vấn các nhóm theo 5 câu hỏi của bài.

(1) Hình ảnh nào trong lời ru của mẹ đưa Hoa vào giấc ngủ bình yên?

(2) Em hiểu bướm trắng, bướm vàng, trái hồng, trái cam “đến” với bé bằng cách nào?

(3) Những sự vật nào “đến chơi”, làm cho vui mở mang hiểu biết của bé?

(4) Tìm nêu tác dụng của các hình ảnh nhân hoá trong bài thơ.

(5) Chủ đề của bài thơ gì?

- GV có thể nói thêm: Bài thơ nói về tình yêu dành cho trẻ thơ: Mỗi em bé ra đời là niềm vui cho mọi người; ai cũng vui mừng đón chào bé, dành cho bé tình yêu thương và sự chăm sóc tốt nhất.

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi và động viên HS các nhóm.

- HS đọc nối tiếp 5 câu hỏi theo yêu cầu của GV.

(1) Hình ảnh nào trong lời ru của mẹ đưa Hoa vào giấc ngủ bình yên?

(2) Em hiểu bướm trắng, bướm vàng, trái hồng, trái cam “đến” với bé bằng cách nào?

(3) Những sự vật nào “đến chơi”, làm cho vui mở mang hiểu biết của bé?

(4) Tìm nêu tác dụng của các hình ảnh nhân hoá trong bài thơ.

(5) Chủ đề của bài thơ gì?

- HS thực hiện. – Phóng viên mời các nhóm trả lời, mời nhóm khác nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

(1) Trong lời ru của mẹ, cánh cò trắng bay vào, đậu trên vành nôi của bé, đưa bé vào giấc ngủ bình yên.

2) Bướm trắng, bướm vàng, trái hồng, trái cam được in (thêu) trên gối, trên áo mà mẹ chọn cho bé.

(3) Búp bê, ông trăng, mây, gió và cây.

(4) Các hình ảnh nhân hoá trong bài là: Trái hồng đỏ hây hây; Trái cam chín vội rời cây vào nhà; Búp bê tết tóc, cầm quà đến chơi; Ông trăng nghiêng mình trước vành nôi của bé; Mây, gió vào thăm bé; Cây cao dạy bé hát.

(5) HS có thể trả lời khác nhau, VD: Tình yêu thương của cha mẹ và mọi người đối với em bé. / Niềm vui và tình yêu thương dành cho một em bé mới ra đời. / Niềm vui, tình yêu thương và sự chăm sóc của người thân dành cho một em bé mới ra đời. / …

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

- HS đọc diễn cảm bài đọc; ngắt nghỉ hơi đúng; nhấn giọng ở những từ ngữ quan trọng; thể hiện giọng đọc phù hợp

Hoạt động 3: Đọc nâng cao:

Cách tiến hành:

- HS đọc diễn cảm nối tiếp từng đoạn trong bài thơ. Tổ chức trò chơi truyền điện,...) để tăng tính hấp dẫn

- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm khổ thơ 1, chú ý biết nhấn mạnh vào những từ ngữ quan trọng in đậm.

- GV nhận xét HS.

Từ khi mẹ sinh bé Hoa /

Len đan thành áo /đợi mùa đông sang /

Cây bông / làm gối mịn màng /

Vải hoa / bướm trắng, bướm vàng về bay /

Trái hồng / má đỏ hây hây /

Trái cam chín vội / rời cây vào nhà. //

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM

- GV nêu câu hỏi: Bài thơ nói về điều gì?Chúng ta cần đối xử như thế nào đối với trẻ thơ? Hãy viết câu trả lời ra giấy trong thời gian1 phút.

- GV nhận xét, khích lệ những suy nghĩ tích cực của HS.

* Củng cố, dặn dò

- GV dặn HS HTL bài thơ.

- GV dặn HS về nhà tìm đọc truyện (hoặc bài thơ, bài báo) nói về trẻ em; về quyền hoặc bổn phận trẻ em theo yêu cầu trong SGK (Tiếng Việt 5, tập một, trang 7) để chuẩn bị cho tiết Em đọc sách báo

- Kĩ thuật : Viết tích cực

- HS thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...........................................................................................................................................

Tải Giáo án Tiếng Việt lớp 5 sách Cánh Diều về máy để xem tiếp nội dung

Mời bạn đọc tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác tại chuyện mục Giáo án - Bài Giảng góc Tài liệu nhé.

Đánh giá bài viết
52 8.577
KHBD: Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 sách Cánh Diều (Tuần 1-22)
1 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • 🖼️
    Võ Anh Khoa 09

    bao giờ up các tuần mới ạ

    Thích Phản hồi 6 ngày trước
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm