(Word) Giáo án môn Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Đủ cả năm

Tải về

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức - HoaTieu.vn xin chia sẻ 2 mẫu Giáo án Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Trọn bộ cả năm file word tải miễn phí theo chuẩn Công văn 2345 của Bộ GD&ĐT, dành cho giáo viên tham khảo để soạn giáo án, bài giảng môn Tiếng Việt lớp 5 theo chương trình mới. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn tham khảo.

Năm học 2024-2025 là năm đầu tiên triển khai bộ SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức trên toàn quốc, nhiều thầy cô gặp khó khăn trong việc soạn giáo án theo chương trình mới. Mẫu Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 5 KNTT đủ học kì 1, học kì 2 tương thích với nhiều phiên bản word, dễ dàng chỉnh sửa sẽ là tài liệu vô cùng hữu ích để thầy cô tham khảo.

Giáo án Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tải miễn phí và chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ giáo viên soạn giáo án cho riêng mình.

KHBD môn Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
KHBD môn Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức

I. Giáo án Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức file word (2 cột)

Giáo án Tiếng Việt 5 KNTT Cả năm
Giáo án Tiếng Việt 5 KNTT Cả năm

TUẦN 1: CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TUỔI THƠ

Bài 01: THANH ÂM CỦA GIÓ (3 tiết)

Tiết 1: Đọc

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Năng lực đặc thù:

- Đọc đúng và diễn cảm toàn bộ câu chuyện “Thanh âm của gió”. Biết đọc diễn cảm với giọng đọc phù hợp nhân rộng từ ngữ cần thiết để thể hiện tâm trạng cảm xúc của nhân vật.

Đọc hiểu: Nhận biết được các sự kiện gắn với thời gian, không gian xảy ra câu chuyện trong văn bản tự sự. Hiểu suy nghĩ cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm và lời nói của nhân vật. Nhận biết được trình tự các sự việc gắn với thời gian địa điểm cụ thể. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Mỗi vùng miền đều có những sản vật đặc trưng mang đậm nét dấu ấn của vùng miền đó. Hiểu và tự hào về sản vật, có ý thức phát triển sản vật chính là một trong những biểu hiện của tình yêu quê hương.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực tập đọc, cố gắng luyện đọc đúng, luyện đọc diễn cảm tốt.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng tìm hiểu ý nghĩa nội dung bài đọc và vận dụng vào thực tiễn.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trả lời các câu hỏi và hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quê hương thông qua những hoạt động cảnh vật ở đồng quê.

- Phẩm chất nhân ái: Thông qua bài đọc, biết yêu quý bạn bè, tích cực hoạt đọng tập thể.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác tập đọc, trả lời các câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV yêu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi với bạn về những trò chơi hoặc những hoạt động em thường thực hiện khi chơi ngoài trời.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr8, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc:

Những trò chơi hay hoạt động ngoài trời mang lại rất nhiều điều hữu ích cho các em. Các em được hoà vào thiên nhiên, được vui chơi trong một môi trường trong lành và thoáng đãng, ngoài ra khi chơi ngoài trời, có thể phát huy sự sáng tạo. Hôm nay, các em sẽ được tìm hiểu một câu chuyện về một trò chơi thú vị của các bạn nhỏ qua bài “Thanh âm của gió”

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe.

+ Trò chơi: Đuổi bắt, bắn bi..

+ Hoạt động: Thả diều, tập thể dục,…

- HS HS quan sát, tiếp thu.

2. Khám phá.

- Mục tiêu: Đọc được cả bài Thanh âm của gió với giọng đọc diễn cảm, thể hiện cảm xúc hồn nhiên, thích thú của các bạn nhỏ khi phát hiện ra tiếng gió có điều khác lạ.

+ Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; biết ngắt giọng ở những câu dài; nhấn giọng ở từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả.

- Cách tiến hành:

.............................

II. Giáo án Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức cả năm số 2

1. Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt lớp 5 KNTT Học kì 1

TUẦN 1

BÀI 1: THANH ÂM CỦA GIÓ (3 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

a. Đọc:

Đọc thành tiếng: Đọc đúng và diễn cảm toàn bộ câu chuyện Thanh âm của gió. Biết đọc diễn cảm với giọng đọc phù hợp, nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết để thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.

Đọc hiểu: Nhận biết được các sự việc gắn với thời gian, không gian xảy ra câu chuyện trong văn bản tự sự. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm và lời nói của nhân vật. Nhận biết được trình tự các sự việc gắn với thời gian, địa điểm cụ thể. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Mỗi vùng miền đều có những sản vật đặc trưng, mang đậm nét dấu ấn của vùng miền đó. Hiểu biết và tự hào về sản vật, có ý thức phát triển sản vật chính là một trong những biểu hiện của tình yêu quê hương.

b. Viết: Biết cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo (bằng cách sáng tạo thêm chi tiết hoặc thay đổi cách kết thúc của câu chuyện) với bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) và các yêu cầu cụ thể của mỗi phần.

– Ôn tập về 3 từ loại đã được học ở lớp 4: danh từ, động từ, tính từ, hiểu đặc điểm và chức năng của mỗi từ loại đó .

2. Phẩm chất

– Biết sáng tạo trong các trò chơi và hoạt động tập thể.

– Biết hoà đồng với bạn bè và có suy nghĩ độc lập, mang cá tính riêng.

III. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU

– Tranh minh hoạ chủ điểm Thế giới tuổi thơ, tranh minh hoạ bài đọc Thanh âm của gió.

– Tài liệu viết về vẻ đẹp của ngôn từ trong văn học.

– Màn hình hoặc máy chiếu để trình chiếu nội dung bài học.

– Phiếu học tập, bút dạ dùng cho Trò chơi bài tập 2 phầ n Luyện từ và câu.

– Video cảnh giờ ra chơi trên sân trường, lưu ý có hình ảnh lá cờ Tổ quốc đang tung bay trên cột cờ.

– Tranh minh hoạ bài Thanh âm của gió.

– Một số câu văn mẫu (dùng cho Vòng 4 của bài tập 2 – Luyện từ và câu) – Một số bài văn kể chuyện sáng tạo

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TIẾT 1

1. Hoạt động 1: Giới thiệu sách Tiếng Việt 5 và chủ điểm mở đầu

1. Mục tiêu: Giúp HS có tâm thế tiếp nhận các bài học của sách Tiếng Việt 5nói chung và các bài học trong chủ điểm đầu tiên (Thế giới tuổi thơ) nói riêng.

2. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Giới thiệu chương trình môn Tiếng Việt và cấu trúc sách Tiếng Việt 5:

+ Sách Tiếng Việt 5 vẫn thống nhất với các lớp 3 và 4: mỗi tuần có 7 tiết, chia làm 2 bài học lớn (bài thứ nhất học trong 3 tiết, gồm hoạt động Đọc, Luyện từ và câu, Viết; bài thứ hai học trong 4 tiết, gồm Đọc, Viết, Nói và nghe hoặc Đọc mở rộng).

+ Sách gồm 2 tập, mỗi tập có 4 chủ điểm (tên các chủ điểm được ghi trong mục lục sách). Mỗi chủ điểm có tranh minh hoạ giúp các em cảm nhận được ý tưởng, nội dung các bài đọc, viết, nói nghe được học trong chủ điểm. – GV yêu cầu HS quan sát và nêu nội dung tranh

Dự kiến câu trả lời:

Tranh vẽ cảnh các bạn nhỏ đang chơi trò chơi trốn tìm. Một bạn nam đang quay mặt vào thân cây. Các bạn khác đang chạy khắp các hướng để tìm chỗ trốn. Vẻ mặt của các bạn vô cùng vui vẻ và hào hứng. Có lẽ các bạn đang chơi rất vui. Khung cảnh thiên nhiên xung quanh các bạn rất đẹp. Các bạn đang chơi ở trên đồi, xa xa là nhà cửa, phố xá. Cây cối và thảm cỏ xanh mát mắt, hoa cỏ li ti mọc đầy dưới chân, gió hiu hiu thổi. Bức tranh thể hiện sự vui tươi và bình yên.

– Tổng hợp ý kiến của HS và có thể nói thêm: Bức tranh sẽ cho các em thấy được tinh thần của chủ điểm đầu tiên, đó là thế giới vui tươi, hồn nhiên và bình yên của chính các em: Thế giới tuổi thơ. Đây là chủ điểm nói vể lứa tuổi học sinh tiểu học. Trong chủ điểm này, các em sẽ được đọc những câu chuyện, bài thơ viết về thế giới tuổi thơ, về tình bạn, về kỉ niệm với người thân, với thầy cô, về những trò chơi và những giờ phút vui chơi đáng nhớ, về nhữn g suy nghĩ, cảm xúc của chín h các em,... Các bài học ở chủ điểm này giúp các em hìn h thàn h và phát triển những phẩm chất, năng lực cần có ở lứa tuổi các em – những chủ nhân tương lai của đất nước.

Mở sách TV5, xem mục lục và lắng nghe lời giới thiệu của GV

Làm việc chung cả lớp

– Quan sát tranh chủ điểm.

– 1 – 2 em nêu nội dung tranh theo cảm nhận cá nhân (hoạt động của các bạn nhỏ và niềm vui của các bạn trong khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp).

2. Hoạt động 2: Khởi động

1. Mục tiêu: Giúp HS hào hứng đón nhận bài đọc Thanh âm của gió.

2. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Giao việc cho HS đọc yêu cầu của khởi động (Trao đổi với bạn những trò chơi hay hoạt động mà em thường thực hiện khi chơi ngoài trời.).

– Hướng dẫn HS suy nghĩ về những trò chơi mình thường chơi để trao đổi với bạn.

– Giới thiệu: Những trò chơi hay hoạt động ngoài trời mang lại rất nhiều điều hữu ích cho HS. HS được hoà vào thiên nhiên, được vui chơi trong một môi trường trong lành và thoáng đãng, ngoài ra khi chơi ngoài trời HS có thể phá t huy sự sáng tạo. Hôm nay, cá c em sẽ được tìm hiểu một câu chuyện về một trò chơi thú vị của các bạn nhỏ.

Làm việc nhóm

Lần lượt từng HS nói về những trò chơi hoặc hoạt động mình thường thực hiện khi chơi ngoài trời (Trò chơi tên là gì ? Chơi ở đâu? Chơi với ai? Chơi những gì? Th ích nhất hoạt động gì?...). Các HS khác lắng nghe, trao đổi và góp ý.

Làm việc chung cả lớp – 1 – 2 nhóm trình bày ý kiến trước lớp.

...........................

2. Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt lớp 5 KNTT Học kì 2

TUẦN 19

BÀI 1 TIẾNG HÁT CỦA NGƯỜI ĐÁ (3 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

a. Đọc

  • Đọc thành tiếng: Đọc đún g và diễn cảm bài Tiếng hát của người đá, biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi hình ảnh đẹp , những câu văn diễn tả những tình tiết kì ảo của câu chuyện cổ tích.
  • Đọc hiểu: Đặc điểm của truyện cổ tích, nhân vật,... Nhận biết được chi tiết, diễn biến của sự việc,... Nhận biết được nội dung chính của bài đọc: Những hành động, việc làm của chú bé người đá trong câu chuyện cổ tích thể hiện tình yêu đối với cuộc sống và con người. Hiểu được những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp so sánh, nhân hoá,... góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của cuộc sống: thiên nhiên cũng như con người, đều góp phần làm cho cuộc sống thêm tươi đẹ p hơn. Viết
  • Nhận biết được cách viết bài văn tả người (biết cách lựa chọn chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật đặc điểm của người được tả như đặc điểm ngoại hình, hoạt động, sở trường,...).
  • Nhận biết được câu đơn, câu ghép; vận dụng kiến thức đã học để thực hành tạo lập câu ghép, qua đó phát triển kĩ năng viết nói chung, kĩ năng tạo lập văn bản nói riêng.

2. Phẩm chất

  • Biết yêu thiên nhiên, cảm nhận được vẻ đẹ p kì diệu của cảnh vật thiên nhiên và mối quan hệ giữa thiên nhiên với cuộc sống của con người.
  • Yêu cuộc sống, yêu con người; làm những việc tốt vì một cuộc sống hoà bình.

II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU

  • Truyện cổ tích, phương pháp đọc hiểu truyện cổ tích.
  • Tranh ảnh minh hoạ bài đọc Tiếng hát của người đá.
  • Văn tả người, cách viết văn tả người.
  • Th ẻ từ hoặc phiếu học tập bài Câu đơn và câu ghép.
  • Một số bài văn tả người.
  • Từ điển tiếng Việt.

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TIẾT 1

ĐỌC

1. Hoạt động 1: Giới thiệu chủ điểm

Đây là bài học mở đầu sách Tiếng Việt 5 tập hai, GV có thể tổ chức cho HS nêu cảm nhận chung về tập sách (hình ảnh của trang bìa, hệ thống chủ điểm,...) trước khi giới thiệu chủ điểm.

VD:

  • Tranh minh hoạ trang bìa gợi hình ảnh về ngày kết thúc năm học, các em chia tay mái trường tiểu học đã gắn bó suốt 5 năm, chia tay các thầy cô, bạn bè với bao lưu luyến để lên cấp học tiếp theo. Hình ảnh con đường gợi hành trình mới đang chờ đón các em ở phía trước.
  • Các chủ điểm ở tập hai giúp các em biết trân trọng những vẻ đẹp bình dị trong cuộc sống, tự hào về cảnh sắc, sản vật của các miền đất nước, về truyền thống tốt đẹp mà dân tộc ta đã bao đời gìn giữ, gây dựng. Chủ điểm cuối mở cánh cửa để HS nhìn ra thế giới rộng lớn.

Có thể tổ chức hoạt động giới thiệu chủ điểm như sau:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Giao việc cho HS

– Yêu cầu HS quan sát tranh chủ điểm và nêu nội dung tranh: Tranh vẽ những gì? Cảm xúc của các bạn nhỏ được thể hiện như thế nào?...

– Khích lệ HS nêu suy nghĩ, cảm nhận riêng về bức tranh.

Làm việc chung cả lớp

– Quan sát tranh chủ điểm, nêu nội dung tranh.

– 1 – 2 HS nêu nội dung tranh và phát biểu ý kiến.

VD: Tranh chủ điểm vẽ hai bạn nhỏ đang thích thú ngắm những con vật trong rừng, đặc biệt là chú sóc con đang ăn những hạt dẻ rơi dưới gốc cây,... Bức tranh thể hiện tình cảm, cảm xúc của con người đối với cuộc sống đáng yêu, đáng mến.

– Cả lớp nhận xét.

...........................

Tải Giáo án Tiếng Việt lớp 5 sách Kết nối tri thức về máy để xem tiếp nội dung

Do 2 bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức đủ cả năm có nội dung rất dài, nên trong bài viết này HoaTieu chỉ trình bày minh họa một số bài dạy. Bạn đọc sử dụng file tải về miễn phí để xem bản đầy đủ. Trong quá trình tải file nếu gặp bất cứ vấn đề gì, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất có thể.

Mời bạn đọc tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Giáo án - Bài Giảng góc Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
18 10.200
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm