(2 cột, 3 cột) Giáo án Lịch Sử Địa Lí lớp 5 Chân trời sáng tạo Cả năm 2024-2025
Giáo án Lịch sử Địa lý lớp 5 Chân trời sáng tạo Word
KHBD: Giáo án Lịch sử Địa lí 5 Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm theo Công văn 2345 gồm 3 mẫu Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí lớp 5 Chân trời sáng tạo file word giúp giáo viên nắm được định hướng soạn giáo án theo đúng mạch kiến thức SGK Lịch sử Địa lí CTST chương trình GDPT mới 2018.
Mời các bạn Tải miễn phí Giáo án lớp 5 môn Lịch sử Địa lí CTST file word tại bài viết này của HoaTieu.vn để thuận tiện cho việc tham khảo và điều chỉnh nội dung phù hợp với tình hình giảng dạy tại địa phương.
Giáo án Lịch sử Địa lí 5 Chân trời sáng tạo tải miễn phí và chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ giáo viên soạn giáo án cho riêng mình.
1. Giáo án Lịch Sử Địa Lí lớp 5 sách Chân trời Cả năm mẫu 1
CHỦ ĐỀ 1. ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM
Bài 1. Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca
Thời gian thực hiện dự kiến: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù
- Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí:
+ Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Việt Nam.
+ Kể được tên một số đơn vị hành chính ở Việt Nam.
+ Nêu được ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam.
- Tìm hiểu lịch sử và địa lí:
+ Tìm, tra cứu hoặc sưu tầm thông tin cơ bản về ý nghĩa Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam.
+ Khai thác bản đồ để kể tên các quốc gia tiếp giáp, một số đơn vị hành chính ở Việt Nam.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Xác định trên bản đồ hệ toạ độ địa lí Việt Nam.
+ Xác định trên bản đồ các quốc gia, biển,… tiếp giáp với Việt Nam.
+ Trình bày được ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất.
2. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: hoàn thành công việc theo sự phân công, hướng dẫn của
- Giao tiếp và hợp tác: tích cực trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập.
3. Phẩm chất
Yêu nước: yêu quê hương, yêu Tổ quốc, tôn trọng các biểu tượng của đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Kế hoạch bài dạy, bài trình chiếu
- Bản đồ hành chính Việt Nam năm 2022, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
- SGK Lịch sử và Địa lí 5 – bộ sách Chân trời sáng tạo.
- Bảng con, giấy A4, bút viết,…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
* Hoạt động 1: Khởi động
1. Mục tiêu
Tạo hứng khởi học tập, dẫn dắt vào bài học.
2. Tổ chức thực hiện
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập.
- Hình thức thực hiện: nhóm.
- Phương pháp dạy học: dạy học hợp tác.
- Kĩ thuật dạy học:
+ Giáo viên (GV) chia lớp thành 4 nhóm.
+ GV thông báo chủ đề “Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca” để HS tìm hiểu.
+ GV vẽ bảng KWL lên bảng, phát cho mỗi nhóm học sinh (HS) bảng KWL.
K (Những điều đã biết) | W (Những điều muốn biết) | L (Những điều đã học được sau bài học) |
.......................................... | ...................................... | ........................................ |
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ.
Các nhóm nêu ra các từ, cụm từ có liên quan đến nội dung ở cột K và W.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
GV mời các nhóm lên bảng ghi lại những điều đã thảo luận ở bước 2.
Bước 4. Kết luận, nhận định.
GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt vào hoạt động 2.
Lưu ý: ở hoạt động này, HS chỉ điền thông tin vào cột K và W. HS sẽ hoàn thiện cột L ở hoạt động Luyện tập.
* Hoạt động 2: Khám phá
Tìm hiểu về vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca Việt Nam
1. Mục tiêu
- Xác định được vị trí địa lí của Việt Nam trên bản đồ.
- Trình bày được ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất.
- Mô tả được hình dạng lãnh thổ phần đất liền của Việt
- Nêu được số lượng đơn vị hành chính của Việt Nam, kể được tên một số tỉnh, thành phố của Việt Nam.
- Nêu được ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của Việt
2. Tổ chức thực hiện
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập.
- Hình thức thực hiện: nhóm.
- Phương pháp dạy học: dạy học hợp tác, dạy học theo trạm.
+ GV chia lớp thành 3 nhóm.
+ GV tổ chức lớp học thành thành 3 trạm (mỗi trạm 1 chủ đề). Ngoài ra, ở mỗi trạm có “trạm chờ” để HS chuẩn bị trước khi vào trạm mới.
+ GV thống nhất nội quy làm việc, quy tắc di chuyển giữa các trạm.
+ Các nhóm hoàn thành phiếu học tập tại mỗi trạm. Chủ đề ở các trạm như sau:
Trạm học tập | Chủ đề |
1 | Vị trí địa lí, lãnh thổ và đơn vị hành chính Việt Nam |
2 | Ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất ở Việt Nam |
3 | Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca Việt Nam |
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ.
HS làm việc theo nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập ở mỗi trạm theo quy tắc di chuyển đã được hướng dẫn.
+ Phiếu học tập trạm 1
+ Phiếu học tập trạm 2
+ Phiếu học tập trạm 3
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
GV nhận xét quá trình làm việc của các nhóm, bổ sung kiến thức liên quan đến vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca Việt Nam.
Bước 4. Kết luận, nhận định.
GV đánh giá, chuẩn kiến thức bằng các thông tin trọng tâm.
* Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng
1. Mục tiêu
Củng cố kiến thức, phát triển năng lực thực hành và khả năng vận dụng vào thực tiễn.
2. Gợi ý thực hiện
Hoạt động 3.1. Hoàn thiện bảng KWL
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
- Hình thức thực hiện: nhóm.
- Phương pháp dạy học: thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật dạy học:
GV yêu cầu các nhóm hoàn thiện cột L sau khi học xong bài học.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ. HS hoàn thành bảng KWL. Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
GV mời đại diện các nhóm lên bảng hoàn thành cột L.
Bước 4. Kết luận, nhận định. GV tổng kết nội dung bài học....
...........................
Bài 2. Thiên nhiên Việt Nam
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 3. Biển, đảo Việt Nam
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 4. Dân cư và dân tộc ở Việt Nam
Xem chi tiết tại file tải về.
CHỦ ĐỀ 2. NHỮNG QUỐC GIA ĐẦU TIÊN TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM
Bài 5. Nước Văn Lang, Âu Lạc
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 6. Vương quốc Phù Nam
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 7. Vương quốc Chăm-pa
Xem chi tiết tại file tải về.
CHỦ ĐỀ 3. XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
Bài 8. Đấu tranh giành độc lập thời kì Bắc thuộc
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 9. Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 10. Triều Trần và kháng chiến chống Mông – Nguyên
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 11. Khởi nghĩa Lam Sơn và Triều Hậu Lê
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 12. Triều Nguyễn
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 13. Cách mạng tháng Tám năm 1945
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 14. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 15. Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 16. Đất nước đổi mới
Xem chi tiết tại file tải về.
CHỦ ĐỀ 4. CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG
Bài 17. Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 18. Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 19. Vương quốc Cam-pu-chia
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 20. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Xem chi tiết tại file tải về.
CHỦ ĐỀ 5. TÌM HIỂU THẾ GIỚI
Bài 21. Các châu lục và đại dương trên thế giới
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 22. Dân số và các chủng tộc trên thế giới
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 23. Văn minh Ai Cập
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 24. Văn minh Hy Lạp
Xem chi tiết tại file tải về.
CHỦ ĐỀ 6. CHUNG TAY XÂY DỰNG THẾ GIỚI
Bài 25. Xây dựng thế giới xanh – sạch – đẹp
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 26. Xây dựng thế giới hoà bình
Xem chi tiết tại file tải về.
Tải Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Chân trời sáng tạo về máy để xem bản đầy đủ
2. Giáo án Lịch sử Địa lý lớp 5 CTST mẫu 2 cột (Bài 1-14)
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, LÃNH THỔ, ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH,
Bài 1. QUỐC KÌ, QUỐC HUY, QUỐC CA (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
– Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí:
+ Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Việt Nam.
+ Kể được tên một số đơn vị hành chính ở Việt Nam.
+ Nêu được ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam.
– Tìm hiểu lịch sử và địa lí:
+ Tìm, tra cứu hoặc sưu tầm thông tin cơ bản về ý nghĩa Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam.
+ Khai thác bản đồ để kể tên các quốc gia tiếp giáp, một số đơn vị hành chính ở Việt Nam.
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Xác định trên bản đồ hệ toạ độ địa lí Việt Nam.
+ Xác định trên bản đồ các quốc gia, biển,… tiếp giáp với Việt Nam.
+ Trình bày được ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất.
2. Năng lực chung.
– Tự chủ và tự học: hoàn thành công việc theo sự phân công, hướng dẫn của GV.
– Giao tiếp và hợp tác: tích cực trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất nhân ái: yêu quê hương, yêu Tổ quốc, tôn trọng các biểu tượng của đất nước
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ, ham học hỏi trong tìm hiểu về Lịch sử và Địa lí.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
- Bản đồ hành chính Việt Nam năm 2022, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
-Bảng con, giấy A4, bút viết,…
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | |||||||
1. Khởi động: - Mục tiêu: Tạo hứng khởi học tập, dẫn dắt vào bài học. - Cách tiến hành: | ||||||||
Cách 1: Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập. + GV chia lớp thành 4 nhóm. + GV thông báo chủ đề “Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca” để HS tìm hiểu. + GV vẽ bảng KWL lên bảng, phát cho mỗi nhóm học sinh (HS) bảng KWL.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ. -YC Các nhóm nêu ra các từ, cụm từ có liên quan đến nội dung ở cột K và W. Bước 3. Báo cáo, thảo luận. -Gv mời các nhóm lên bảng ghi lại những điều đã thảo luận ở bước 2. Bước 4. Kết luận, nhận định. GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt vào hoạt động 2. Lưu ý: ở hoạt động này, HS chỉ điền thông tin vào cột K và W. HS sẽ hoàn thiện cột L ở hoạt động Luyện tập. Cách 2: -GV cho HS xem video và hình ảnh về 2 địa danh trong hình. Yêu cầu HS nêu hiểu biết của mình về các địa danh trong hình | - HS Chia nhóm 4 - HS lắng nghe chủ đề thảo luận -Các nhóm nhận bảng Các nhóm nêu ra các từ, cụm từ có liên quan đến nội dung ở cột K và W. - Các nhóm lên bảng ghi lại những điều đã thảo luận ở bước 2. - Theo dõi và nhắc lại -HS xem video và hình |
Xem tiếp tại file tải về.
3. Giáo án Lịch sử Địa lý lớp 5 CTST mẫu 3 cột (Tuần 1-2)
TUẦN 1
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - LỚP 5
Bài 1: Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, quốc kì, quốc huy, quốc ca – Số tiết: 2
Thời gian thực hiện: Từ ngày …………… đến ngày……………
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
– Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí:
+ Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Việt Nam.
+ Kể được tên một số đơn vị hành chính ở Việt Nam.
+ Nêu được ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam.
– Tìm hiểu lịch sử và địa lí:
+ Tìm, tra cứu hoặc sưu tầm thông tin cơ bản về ý nghĩa Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam.
+ Khai thác bản đồ để kể tên các quốc gia tiếp giáp, một số đơn vị hành chính ở Việt Nam.
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Xác định trên bản đồ hệ toạ độ địa lí Việt Nam.
+ Xác định trên bản đồ các quốc gia, biển,… tiếp giáp với Việt Nam.
+ Trình bày được ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất..
Từ đó, góp phần hình thành các phẩm chất và năng lực chung.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
– Kế hoạch bài dạy, bài trình chiếu powerpoint.
– Bản đồ hành chính Việt Nam năm 2022, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
– SGK Lịch sử và Địa lí 5 – bộ sách Chân trời sáng tạo.
– Bảng con, giấy A4, bút viết,…
2. Học sinh:
– SGK Lịch sử và Địa lí 5 – bộ sách Chân trời sáng tạo.
– Bảng con, giấy A4, bút viết,…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC | YÊU CẦU CẦN ĐẠT | ĐIỀU CHỈNH | ||||||||
A. KHỞI ĐỘNG (5 phút) | ||||||||||
- HS theo dõi GV trình chiếu hình 1 và hình 2 và trình bày yêu cầu: Hãy nêu những điều em biết về hai địa danh trong hình 1 và hình 2. - HS nghe GV dẫn dắt giới thiệu bài: Hình 1 là cột cờ Lũng Cú, thuộc tỉnh Hà Giang, điểm cực Bắc của nước ta. Hình 2 là biểu tượng mũi Cà Mau, thuộc tỉnh Cà Mau, điểm cực Nam của nước ta. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, quốc kì, quốc huy, quốc ca của nước ta. | Tạo hứng khởi học tập, dẫn dắt vào bài học. | |||||||||
B. KHÁM PHÁ: (30 phút) | ||||||||||
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca Việt Nam Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập. + HS chia thành 3 nhóm. + HS nghe GV thống nhất nội quy làm việc, quy tắc di chuyển giữa các trạm. + Các nhóm hoàn thành phiếu học tập tại mỗi trạm. Chủ đề ở các trạm như sau:
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ. - HS làm việc theo nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập ở mỗi trạm theo quy tắc di chuyển đã được hướng dẫn. Gợi ý: 1. Vị trí địa lí của Việt Nam trên bản đồ: + Việt Nam thuộc châu Á, nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, tiếp giáp với Biển Đông. + Phần đất liền, Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, Cam-pu-chia (Cambodia) và Lào ở phía tây. - Hình dạng phần đất liền Việt Nam: + Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời. + Phần đất liền Việt Nam có hình chữ S, trải dài theo chiều Bắc – Nam, hẹp theo chiều ngang. + Vùng biển Việt Nam thuộc Biển Đông có nhiều đảo và quần đảo. Đường bờ biển dài khoảng 3260 km. 2. Ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất ở Việt Nam - Ảnh hưởng đến tự nhiên: + Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa: khí hậu nóng, ẩm; sinh vật phong phú;... + Việt Nam cũng nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai, điển hình là bão. - Ảnh hưởng đến sản xuất: Vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, du lịch, giao thông vận tải; thúc đẩy giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới. 3. Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca Việt Nam - Quốc kì thể hiện cho sự hào và biểu tượng thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. thống nhất, độc lập, tự chủ và hoà bình của dân tộc Việt Nam. - Quốc huy thể hiện khát vọng nền hoà bình, độc lập, tự do và về một nước Việt Nam phát triển thịnh vượng. - Quốc ca mang theo ước vọng của dân tộc Việt Nam về độc lập, hoà bình và sự trường tồn. Bước 3. Báo cáo, thảo luận. - HS nghe GV nhận xét quá trình làm việc của các nhóm, bổ sung kiến thức liên quan đến vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca Việt Nam. Bước 4. Kết luận, nhận định. - HS nghe GV đánh giá, chuẩn kiến thức bằng các thông tin trọng tâm. | - Xác định được vị trí địa lí của Việt Nam trên bản đồ. - Trình bày được ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất. - Mô tả được hình dạng lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam. - Nêu được số lượng đơn vị hành chính của Việt Nam, kể được tên một số tỉnh, thành phố của Việt Nam. - Nêu được ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam. | |||||||||
Hoạt động nối tiếp. - HS phát biểu về những nội dung đã tìm hiểu được trong tiết học này. - HS nghe GV nhận xét, đánh giá chung về quá trình học tập của học sinh trong lớp. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................
Tải Giáo án Lịch sử Địa lí lớp 5 Chân trời sáng tạo 3 cột về máy để xem tiếp nội dung
Một số Sở GDĐT có yêu cầu giáo viên soạn Giáo án Lịch sử Địa lí lớp 5 Chân trời sáng tạo 2 cột, 3 cột. Do đó HoaTieu.vn đang tiếp tục cập nhật mẫu giáo án 2 cột, 3 cột gửi đến thầy cô. Thầy cô nhớ theo dõi thường xuyên để nhận các kế hoạch bài dạy sớm nhất nhé.
Mời bạn đọc tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Giáo án - Bài Giảng góc Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Moon_tran
- Ngày:
- Tham vấn:Nguyễn Thị Hải Yến
(2 cột, 3 cột) Giáo án Lịch Sử Địa Lí lớp 5 Chân trời sáng tạo Cả năm 2024-2025
23/09/2024 10:35:00 SATham khảo thêm
- Môn Toán
- Môn Tiếng Việt
- Môn Khoa học
- Môn Đạo đức
- Lịch sử và Địa lí
- Môn Hoạt động trải nghiệm
- (Word) Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 Kết nối tri thức
- (Word) Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 Chân trời sáng tạo
- (Word) Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 Cánh Diều
- (PPT) PowerPoint Hoạt động trải nghiệm 5 Kết nối tri thức
- (PPT) PowerPoint Hoạt động trải nghiệm 5 Chân trời sáng tạo
- (PPT) PowerPoint Hoạt động trải nghiệm 5 Cánh Diều
- Môn Mĩ thuật
- Môn Âm nhạc
- Môn Giáo dục thể chất
- Môn Công nghệ
- Môn Tin học
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo án lớp 5
Giáo án dự thi giáo viên giỏi cấp tỉnh mầm non 2024
(File Word) Giáo án Tin học 5 Chân trời sáng tạo 2024-2025
PowerPoint Toán 5 Bài 45: Tỉ lệ bản đồ
PowerPoint Toán 5 Bài 27: Đường tròn. Chu vi và diện tích hình tròn
(2 cột, 3 cột) Giáo án Lịch Sử Địa Lí lớp 5 Chân trời sáng tạo Cả năm 2024-2025
PowerPoint Toán 5 Bài 56: Tỉ số phần trăm