Giáo án Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo năm 2024-2025

Tải về

Giáo án Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm file word soạn theo Công văn 2345 đầy đủ Kế hoạch bài dạy trong 35 tuần học được HoaTieu.vn chia sẻ trong bài viết này. Mời thầy cô tải miễn phí trọn bộ giáo án, KHBD Tiếng Việt 5 Chân trời về máy để xem bản đầy đủ.

Năm học 2024-2025, bộ SGK Tiếng Việt 5 CTST sẽ được triển khai giảng dạy trên toàn quốc. Trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 5 CTST bản word với nội dung điều chỉnh thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo, hỗ trợ thầy cô trong quá trình soạn bài, lựa chọn phương án dạy học phù hợp với đối tượng HS và điều kiện thực tế của địa phương.

Giáo án Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tải miễn phí và chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ giáo viên soạn giáo án cho riêng mình.

KHBD Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
KHBD Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

1. Giáo án Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo Word (Cả năm)

Chủ điểm 1: CHIỀU DƯỚI CHÂN NÚI 

Chủ điểm “Khung trời tuổi thơ” hướng đến việc hình thành ở HS các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm: cảm nhận được về thế giới tươi đẹp của tuổi thơ, biết trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ và trân trọng giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Từ đó, các em ý thức hơn trong học tập và rèn luyện: biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ; biết trân trọng, giữ gìn những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ; biết yêu thiên nhiên, vạn vật, con người; ý thức hơn về trách nhiệm của bản thân về cuộc sống, về tương lai,...

Bài 1: Chiều dưới chân núi

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Khởi động

Chia sẻ được về một hoạt động mà em đã tham gia cùng người thân hoặc bạn bè vào dịp hè.

2. Khám phá và luyện tập

2.1. Đọc

– Nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.

– Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Kí ức tuổi thơ của tác giả hiện lên sống động trong một buổi cùng con trải nghiệm vẻ đẹp của rừng chiều. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Tuổi thơ của mỗi người thường rất đẹp, rất đáng yêu. Cần biết trân trọng kỉ niệm tuổi thơ và trân trọng giá trị tốt đẹp của cuộc sống.

2.2. Luyện từ và câu

Nhận diện và biết cách sử dụng từ đồng nghĩa.

2.3. Viết

Nhận diện được cấu tạo bài văn tả phong cảnh, biết được trình tự miêu tả phong cảnh.

3. Vận dụng

Ghi lại được 1 – 2 hình ảnh em thích trong bài “Chiều dưới chân núi” và lí do em thích mỗi hình ảnh đó.

Từ đó, góp phần hình thành các phẩm chất và năng lực chung.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên

– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SGK phóng to.

– Tranh, ảnh hoặc video clip về cảnh chiều mùa hè trong rừng (nếu có).

– Bảng phụ/ máy chiếu ghi đoạn từ “Còn bây giờ” đến “để lớn lên?”.

2. Học sinh

– Tranh, ảnh chụp khi còn nhỏ (nếu có).

– Tranh, ảnh hoặc video clip về hoạt động đã tham gia vào dịp hè (nếu có).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

TIẾT 1 + 2

Đọc: Chiều dưới chân núi

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

ĐIỀU CHỈNH

A. KHỞI ĐỘNG (10 phút)

* Giới thiệu chủ điểm

Chuẩn bị: HS cùng GV trang trí lớp học hoặc góc học tập của nhóm bằng tranh, ảnh khi còn nhỏ của HS và gia đình, bạn bè,...

HS bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc khi xem tranh, ảnh về tuổi thơ của mình và các bạn.

HS bày tỏ suy nghĩ về tên chủ điểm “Khung trời tuổi thơ”. (Gợi ý: Gợi nhớ về những kỉ niệm tươi đẹp của tuổi thơ bên gia đình, bạn bè, thầy cô,...)

à Giới thiệu chủ điểm: “Khung trời tuổi thơ”.

* Giới thiệu bài

– HS hoạt động nhóm nhỏ, chia sẻ với bạn về một hoạt động mà em đã tham gia cùng người thân hoặc bạn bè vào dịp hè (có thể kết hợp sử dụng tranh, ảnh đã chuẩn bị). (Gợi ý: Tên, thời gian, địa điểm, người tham gia, cảm xúc khi được tham gia hoạt động,…)

– 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp.

– HS đọc tên bài kết hợp quan sát tranh minh hoạ, liên hệ với nội dung khởi động à phán đoán nội dung bài đọc.

à Nghe GV giới thiệu bài học: “Chiều dưới chân núi”.

Phối hợp với GV và bạn để thực hiện hoạt động.

– Nói thành câu, diễn đạt trọn vẹn ý, nội dung theo yêu cầu của GV.

– Có kĩ năng phán đoán nội dung bài đọc dựa vào tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.

B. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP

1. Đọc (60 phút)

1.1. Luyện đọc (12 phút)

– HS nghe GV đọc mẫu.

– HS đọc nối tiếp từng đoạn hoặc toàn bài đọc, kết hợp nghe GV hướng dẫn trong nhóm hoặc trước lớp:

+ Cách đọc một số từ ngữ khó: phấp phới; lộng lẫy;…

+ Cách ngắt nghỉ một số câu dài:

Hầu như ngày nào cũng vậy,/ khi mặt trời bắt đầu lặn/ thì tôi đi từ trên núi về nhà/ với một bó củi khô trên vai.//;

Còn bây giờ,/ chúng tôi rón rén ngồi xuống cỏ/ khi thấy một con cánh cam màu đỏ óng ánh/ đang bò rất chậm chạp/ trên chiếc lá to mới rụng.//;

Trong thứ ánh sáng lộng lẫy của mặt trời cuối ngày/ và bên màu xanh biếc tràn đầy sức sống của những tán lá,/ chúng tôi tựa vào nhau/ ngắm lũ côn trùng đang tìm đường về nhà/ và thấy thật yêu mến cuộc đời này.//;…

+ Giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó, ví dụ (VD): đèn dầu (đèn cháy sáng nhờ dầu hoả, hoặc dầu lạc,…);...

+ Bài đọc có thể chia thành bốn đoạn để luyện đọc và tìm ý:

• Đoạn 1: Từ đầu đến “cuối ngày…”.

• Đoạn 2: Tiếp theo đến “nấu cơm”.

• Đoạn 3: Tiếp theo đến “để lớn lên?”.

• Đoạn 4: Còn lại.

– HS nghe bạn và GV nhận xét.

– 1 – 2 HS khá, giỏi đọc lại toàn bài trước lớp.

– HS nghe GV nhận xét chung về hoạt động luyện đọc.

– Hình thành kĩ năng đọc thầm kết hợp với nghe, xác định chỗ ngắt, nghỉ, nhấn giọng,...

– Đọc to, rõ ràng, đúng các từ khó và ngắt nghỉ hơi đúng ở các câu dài.

– Nhận xét được cách đọc của mình và của bạn, giúp nhau điều chỉnh sai sót (nếu có).

1.2. Tìm hiểu bài (20 phút)

– HS đọc thầm bài đọc, thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi.

– 1 – 2 nhóm HS chia sẻ kết quả tìm hiểu bài trước lớp:

1. Ba mẹ con đi chơi ở đâu? Khung cảnh ở đó được miêu tả như thế nào? (Gợi ý: Ba mẹ con đi chơi trong rừng. Khung cảnh ở đó được miêu tả rất đẹp và yên tĩnh: Khu rừng yên tĩnh đầy những cây thông to dưới chân một ngọn núi. Mùi nhựa thông đâu đó rất thơm. Và những bông hoa li ti đang bắt đầu cụp cánh vào lúc cuối ngày...

Lưu ý: Có thể kết hợp sử dụng tranh, ảnh hoặc video clip đã chuẩn bị.)

à Rút ra ý đoạn 1: Cảnh ba mẹ con trong khu rừng vào buổi chiều mùa hè đầy thú vị.

2. Người mẹ nhớ lại những kỉ niệm nào về tuổi thơ của mình? (Gợi ý: Người mẹ nhớ lại những kỉ niệm tuổi thơ của mình gắn với những buổi chiều, khi mặt trời bắt đầu lặn, người mẹ từ trên núi về nhà với một bó củi khô trên vai; nhớ ngôi nhà ở chân núi, mái ngói nâu thẫm lẫn giữa những tán cây; nhớ ngọn khói vơ vẩn bay lên từ căn bếp nhỏ; nhớ hình ảnh mẹ của mình từ vườn về và nhóm bếp để nấu cơm.)

à Rút ra ý đoạn 2: Những kí ức về tuổi thơ êm đềm của người mẹ vào mỗi buổi chiều.

3. Ba mẹ con làm gì khi thấy con cánh cam? Những việc làm đó nói lên điều gì? (Gợi ý: Khi thấy con cánh cam, ba mẹ con rón rén ngồi xuống cỏ, thì thầm trò chuyện, hai bạn nhỏ lo lắng về chỗ ngủ của con cánh cam khi đêm xuống,… à Rất yêu thiên nhiên, quan tâm và có ý thức giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên.)

4. Vì sao người mẹ kể cho các con nghe kí ức đang sống động trong tâm trí mình? (Gợi ý: HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng, VD: Người mẹ kể cho các con nghe kí ức đang sống động trong tâm trí mình vì đó là những kí ức tươi đẹp của mẹ, mẹ muốn chia sẻ với các con về cuộc sống tuổi thơ êm đềm và đầy thú vị của mình nơi thung lũng, núi rừng trước đây: không có điện, trường rất xa, chỉ có những cánh rừng mênh mông bất tận,... nhưng bình yên và đầy sức sống.)

à Giải nghĩa từ: sống động (đầy sức sống với nhiều dáng vẻ khác nhau với những biểu hiện mạnh mẽ của sự sống);...

à Rút ra ý đoạn 3: Cuộc gặp gỡ với con cánh cam đã gợi ra những kí ức tuổi thơ của mẹ.

5. Theo em, vì sao ba mẹ con cảm thấy thật yêu mến cuộc đời này? (Gợi ý: HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng, VD: Ba mẹ con cảm thấy thật yêu mến cuộc đời này vì họ cảm nhận được sức sống mãnh liệt của thiên nhiên, sự yên bình của cảnh vật,…)

à Rút ra ý đoạn 4: Cảm xúc của ba mẹ con trước cảnh vật tuyệt đẹp của khu rừng lúc cuối ngày.

à Rút ra nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

– HS nghe bạn và GV nhận xét, bổ sung.

– HS nghe GV đánh giá chung về hoạt động tìm hiểu bài.

– Hợp tác với GV và bạn để trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.

– Thông qua tìm hiểu bài, hiểu thêm nghĩa một số từ khó và hiểu nội dung bài.

1.3. Luyện đọc lại (15 phút)

– HS trả lời một vài câu hỏi để nhớ lại nội dung chính của bài và xác định giọng đọc:

+ Bài đọc nói về điều gì? à Toàn bài đọc với giọng thong thả, vui tươi.

+ Cần nhấn giọng ở những từ ngữ nào? (Gợi ý: Nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái và cảm xúc của các nhân vật, từ ngữ miêu tả cảnh vật,...)

– HS nghe GV hoặc một bạn đọc lại đoạn 3:

Còn bây giờ,/ chúng tôi rón rén ngồi xuống cỏ/ khi thấy một con cánh cam màu đỏ óng ánh/ đang bò rất chậm chạp/ trên chiếc lá to mới rụng.//

Nhi thì thào hỏi tôi://

– Đêm xuống/ thì nó sẽ ngủ ở đâu hả mẹ?//

– Đâu đó quanh đây/ chắc sẽ có nhà của nó.// – Tôi đáp.//

Và/ tôi kể cho các con nghe/ kí ức sống động trong tâm trí mình.// Bọn trẻ luôn muốn biết rằng/ mẹ đã sống thế nào/ trong cái thung lũng không có ánh điện,/ chỉ thắp sáng bằng đèn dầu.// Mẹ đã đi học thế nào/ khi trường ở rất xa?// Mẹ làm thế nào để trở về nhà/ từ những cánh rừng mênh mông/ bất tận?// Thậm chí là/ mẹ đã ăn gì để lớn lên?//

– HS luyện đọc lại đoạn 3 trong nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ.

– 2 – 3 HS thi đọc đoạn 3 trước lớp.

– HS nghe bạn và GV nhận xét.

– 1 – 2 HS khá, giỏi đọc lại toàn bài trước lớp.

– HS nghe GV đánh giá chung về hoạt động luyện đọc lại.

– Xác định được giọng đọc trên cơ sở hiểu nội dung bài.

– Biết nhấn giọng ở một số từ ngữ quan trọng, thể hiện giọng đọc phù hợp với từng nhân vật.

– Nhận xét được cách đọc của mình và của bạn, giúp nhau điều chỉnh sai sót (nếu có).

1.4. Cùng sáng tạo (13 phút)

– HS xác định yêu cầu của hoạt động: Tưởng tượng, kể tiếp cuộc trò chuyện của ba mẹ con.

– HS nghe GV gợi ý thực hiện hoạt động:

+ Theo em, ba mẹ con sẽ tiếp tục trò chuyện về điều gì?

+ Mỗi người thể hiện tình cảm, cảm xúc gì khi trò chuyện về điều đó?

+ ...

– HS thực hiện yêu cầu trong nhóm 3.

– 1 – 2 nhóm HS đóng vai trước lớp để kể tiếp cuộc trò chuyện.

– HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá và tổng kết hoạt động đọc.

– Hợp tác với bạn để đóng vai, kể tiếp cuộc trò chuyện của ba mẹ con, nội dung cuộc trò chuyện kết nối với nội dung bài.

– Thể hiện giọng và cảm xúc phù hợp với từng nhân vật.

– Nhận xét được nội dung đóng vai của nhóm mình và nhóm bạn.

TIẾT 3

Luyện từ và câu: Từ đồng nghĩa

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

ĐIỀU CHỈNH

B. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP (tiếp theo)

2. Luyện từ và câu (35 phút)

2.1. Hình thành khái niệm từ đồng nghĩa (10 phút)

– HS xác định yêu cầu của bài tập (BT) 1.

– HS thảo luận theo nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, thực hiện các yêu cầu của BT. (Đáp án:

+ Các từ in đậm trong từng đoạn thơ, đoạn văn có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

+ Các từ in đậm trong đoạn thơ không thể thay thế cho nhau vì mỗi từ gợi tả các sắc độ khác nhau của màu đỏ; các từ in đậm trong mỗi đoạn văn có thể thay thế cho nhau vì nghĩa của các từ đó giống nhau.)

– 1 – 2 nhóm HS chữa bài trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

– HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt động, rút ra những điều em cần ghi nhớ về từ đồng nghĩa.

– 1 – 2 HS nhắc lại ghi nhớ.

– Hợp tác với bạn để thực hiện các yêu cầu của BT.

– Nhận xét được sản phẩm của mình và của bạn.

– Rút ra được khái niệm từ đồng nghĩa.

2.2. Luyện tập sử dụng từ đồng nghĩa (08 phút)

– HS xác định yêu cầu của BT 2, đọc các câu văn và các từ in đậm.

– HS làm bài vào vở bài tập (VBT). (Gợi ý: a. xinh, xinh xắn, dễ thương,…; b. bao la, bát ngát, mênh mông,...; c. gồ ghề, khấp khểnh,…; d. nhỏ bé, nhỏ xíu, tí xíu,...)

– HS chơi trò chơi Tiếp sức để chữa bài trước lớp.

– HS nghe bạn và GV nhận xét.

– Tìm được từ đồng nghĩa phù hợp để thay thế cho từ in đậm trong mỗi câu văn.

– Chủ động, mạnh dạn, tự tin khi nói trong nhóm, trước lớp.

– Nhận xét được sản phẩm của mình và của bạn.

2.3. Luyện tập tìm từ đồng nghĩa (07 phút)

– HS xác định yêu cầu của BT 3.

– HS hoạt động nhóm 3 theo kĩ thuật Khăn trải bàn: Một HS tìm từ đồng nghĩa với từ “trẻ thơ”, một HS tìm từ đồng nghĩa với từ “gắn bó”, một HS tìm từ đồng nghĩa với từ “yêu mến” à chia sẻ và thống nhất kết quả trong nhóm. (Gợi ý:

+ trẻ thơ: trẻ em, trẻ nhỏ, thiếu nhi,…

+ gắn bó: gắn kết, đoàn kết,…

+ yêu mến: yêu quý, mến yêu, quý mến,…)

– 1 – 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp.

– HS nghe bạn và GV nhận xét.

– Hợp tác với bạn để tìm được từ đồng nghĩa phù hợp.

– Chủ động, mạnh dạn, tự tin khi nói trong nhóm, trước lớp.

– Nhận xét được sản phẩm của mình và của bạn.

2.4. Đặt câu với các từ đồng nghĩa (10 phút)

– HS xác định yêu cầu của BT 4.

– HS nói câu với hai từ đồng nghĩa tìm được ở BT 3 trong nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ.

– HS nghe bạn nhận xét, chỉnh sửa, mở rộng câu.

– HS viết câu vào VBT.

– HS chơi trò chơi Chuyền hoa để chữa bài trước lớp.

– HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt động.

– Đặt được câu với hai từ đồng nghĩa tìm được.

– Nhận xét được sản phẩm của mình và của bạn.

– Chỉnh sửa, mở rộng câu dựa vào nhận xét của bạn và GV.

TIẾT 4

Viết: Bài văn tả phong cảnh

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

ĐIỀU CHỈNH

B. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP (tiếp theo)

3. Viết (30 phút)

3.1. Nhận diện bài văn tả phong cảnh (15 phút)

– HS xác định yêu cầu của BT 1 và đọc bài văn.

– HS trao đổi trong nhóm 4 để xác định cấu tạo và trình tự của bài văn tả phong cảnh (có thể ghi lại kết quả bằng sơ đồ vào Phiếu học tập).

(Gợi ý:

a. Bài văn tả phong cảnh ở quê Bác.

b. Xác định mở bài, thân bài, kết bài của bài văn:

+ Mở bài: Từ đầu đến “đi về quê Bác”.

+ Thân bài: Tiếp theo đến “màu xanh khác nữa”.

+ Kết bài: Còn lại.

c. Tác giả tả từng bộ phận của cảnh.)

– 1 – 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp.

– HS nghe bạn và GV nhận xét.

– HS xác định yêu cầu của BT 2 và đọc đoạn văn.

– HS trả lời câu hỏi trong nhóm nhỏ. (Gợi ý:

a. Tác giả tả cảnh biển Cửa Tùng theo trình tự thời gian.

b. Trình tự ấy phù hợp vì vào mỗi buổi trong ngày, nước biển cửa Tùng thay đổi màu sắc khác nhau, mang vẻ đẹp riêng.)

– 1 – 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp.

– HS nghe bạn và GV nhận xét.

– Hợp tác với bạn để xác định được cấu tạo của bài văn tả phong cảnh, trình tự miêu tả phong cảnh.

– Nhận xét được sản phẩm của mình và của bạn.

3.2. Rút ra ghi nhớ về cấu tạo bài văn tả phong cảnh (05 phút)

– HS thảo luận nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi của GV:

+ Theo em, bài văn tả phong cảnh thường gồm mấy phần? Mỗi phần có nhiệm vụ gì?

à HS nghe GV rút ra cấu tạo của bài văn tả phong cảnh: Bài văn tả phong cảnh thường gồm ba phần:

Mở bài: Giới thiệu chung về cảnh.

Thân bài: Tả đặc điểm nổi bật của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.

Kết bài: Nêu nhận xét, tình cảm, cảm xúc,... về cảnh hoặc liên hệ thực tế.

+ Em có thể tả cảnh theo trình tự nào?

à HS nghe GV rút ra trình tự tả: Ở bài văn “Phong cảnh quê Bác”, tác giả chọn tả những đặc điểm nổi bật của cảnh, được gọi là trình tự không gian. Ở đoạn văn tả bãi biển
Cửa Tùng, tác giả tả sự thay đổi màu sắc của nước biển vào từng buổi trong ngày, được gọi là trình tự thời gian. Khi viết bài văn tả phong cảnh có thể kết hợp cả hai trình tự trên.

– HS rút ra những điều em cần ghi nhớ về bài văn tả phong cảnh.

– 1 – 2 HS nhắc lại ghi nhớ.

– Hợp tác với bạn để rút ra ghi nhớ về cấu tạo của bài văn tả phong cảnh, trình tự miêu tả.

– Nhận xét được sản phẩm của mình và của bạn.

3.3. Luyện tập xác định cấu tạo bài văn tả phong cảnh (10 phút)

– HS xác định yêu cầu của BT 3 và đọc bài văn.

– HS trao đổi trong nhóm nhỏ, thực hiện các yêu cầu của BT. (Gợi ý:

a. Xác định mở bài, thân bài, kết bài của bài văn:

+ Mở bài: Từ đầu đến “rừng cọ trập trùng”.

+ Thân bài: Tiếp theo đến “chẳng ướt đầu”.

+ Kết bài: Còn lại.

b. Đoạn thứ nhất: Miêu tả đặc điểm của cây cọ, rừng cọ.

Đoạn thứ hai: Nói về sự gắn bó giữa rừng cọ với tác giả.)

– 1 – 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp.

– HS làm bài vào VBT.

– HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt động.

– Hợp tác với bạn để xác định được mở bài, thân bài, kết bài của bài văn tả phong cảnh và nội dung của các đoạn văn.

– Nhận xét được sản phẩm của mình và của bạn.

C. VẬN DỤNG (05 phút)

– HS xác định yêu cầu của hoạt động: Ghi lại 1 – 2 hình ảnh em thích trong bài “Chiều dưới chân núi” và lí do em thích mỗi hình ảnh đó.

– HS ghi vào vở, sổ tay hoặc phiếu ghi chép theo yêu cầu.

– HS chia sẻ kết quả ghi chép trong nhóm nhỏ.

(Lưu ý: GV có thể hướng dẫn để HS thực hiện việc ghi chép ở nhà.)

– 1 – 2 HS chia sẻ kết quả trước lớp.

– HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt động và tổng kết bài học.

– Ghi lại được 1 – 2 hình ảnh em thích trong bài “Chiều dưới chân núi” và lí do em thích mỗi hình ảnh đó.

– Biết chia sẻ, nhận xét nội dung ghi chép của bạn.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

Xem tiếp tại file tải về.

2. Giáo án Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo 2 cột (18 tuần)

TUẦN 1: CHỦ ĐỀ 1: KHUNG TRỜI TUỔI THƠ

Bài 01: CHIỀU DƯỚI CHÂN NÚI (4 tiết)

Tiết 1+2: Đọc

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Năng lực đặc thù:

- Nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.

– Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Kí ức tuổi thơ của tác giả hiện lên sống động trong một buổi cùng con trải nghiệm vẻ đẹp của rừng chiều. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Tuổi thơ của mỗi người thường rất đẹp, rất đáng yêu. Cần biết trân trọng kỉ niệm tuổi thơ và trân trọng giá trị tốt đẹp của cuộc sống.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực tập đọc, cố gắng luyện đọc đúng, luyện đọc diễn cảm tốt.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng tìm hiểu ý nghĩa nội dung bài đọc và vận dụng vào thực tiễn.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trả lời các câu hỏi và hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Thông qua bài học, kỉ niệm tuổi thơ và trân trọng giá trị tốt đẹp của cuộc sống.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác tập đọc, trả lời các câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Giáo viên

– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SGK phóng to.

– Tranh, ảnh hoặc video clip về cảnh chiều mùa hè trong rừng (nếu có).

Bảng phụ/ máy chiếu ghi đoạn từ “Còn bây giờ” đến “để lớn lên?”

2. Học sinh

– Tranh, ảnh chụp khi còn nhỏ (nếu có).

– Tranh, ảnh hoặc video clip về hoạt động đã tham gia vào dịp hè (nếu có).

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

+ Nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.

- Cách tiến hành:

- Giới thiệu chủ điểm

Chuẩn bị: HS cùng GV trang trí lớp học hoặc góc học tập của nhóm bằng tranh, ảnh khi còn nhỏ của HS và gia đình, bạn bè,...

– HS bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc khi xem tranh, ảnh về tuổi thơ của mình và các bạn

- HS bày tỏ suy nghĩ về tên chủ điểm “Khung trời tuổi thơ”.

> Giới thiệu chủ điểm: “Khung trời tuổi thơ”.

- Giới thiệu bài

HS hoạt động nhóm, chia sẻ với bạn về một hoạt động mà em đã tham gia cùng người thân hoặc bạn bè vào dịp hè, kết hợp sử dụng tranh, ảnh đã chuẩn bị.

- HS đọc tên bài kết hợp quan sát tranh minh hoạ, liên hệ với nội dung khởi động phán đoán nội dung bài đọc.

> Nghe GV giới thiệu bài học: “Chiều dưới chân núi”.

- HS trang trí lớp

- HS chia sẻ, bày tỏ cảm xúc

-HS chia sẻ: Gợi nhớ về những kỉ niệm tươi đẹp của tuổi thơ bên gia đình, bạn bè, thầy cô,....

-HS chia sẻ trước lớp.

-HS đoán nội dung bài đọc.

-HS ghi vở

Xem chi tiết tại file tải về.

Mời bạn đọc tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Giáo án - Bài Giảng góc Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
27 9.232
Giáo án Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo năm 2024-2025
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm