KHBD: Giáo án Lịch sử Địa lí 5 Cánh Diều năm 2024-2025
Giáo án Lịch sử và Địa lí 5 Cánh Diều theo Công văn 2345
HoaTieu.vn chia sẻ Giáo án Lịch sử Địa lí 5 sách Cánh Diều năm 2024-2025 file Word hay còn gọi là Kế hoạch bài dạy (KHBD) Sử Địa lớp 5 chương trình mới. Với Mẫu Giáo án Lịch sử - Địa lý lớp 5 sách mới Cánh Diều được biên soạn theo chuẩn CV 2345 của Bộ GD, trình bày dưới dạng bản word, front chữ font chữ Time New Roman rất dễ dàng tải về và chỉnh sửa, hứa hẹn sẽ là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho các thầy cô giáo tham khảo khi biên soạn giáo án, bài giảng cho năm học mới 2024-2025. Mời các bạn tham khảo và tải file về máy tại bài viết sau để soạn giáo án cho riêng mình.
Lưu ý: Hiện Giáo án Lịch sử Địa lí 5 Cánh Diều đã cập nhật đủ từ Bài 1-12. Các KHBD còn lại sẽ được HoaTieu.vn cập nhật sau.
1. Giáo án Lịch sử Địa lí lớp 5 Cánh Diều
KHBD Lịch sử - Địa lí 5 Cánh Diều Bài 1
BÀI 1
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, LÃNH THỔ, ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, QUỐC KÌ,
QUỐC HUY, QUỐC CA CỦA VIỆT NAM (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Sau bài học, HS đạt được:
1. Năng lực đặc thù:
- Xác định được vị trí địa lí của Việt Nam trên bản đồ hoặc lược đồ.
- Trình bày được ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất.
- Mô tả được hình dạng lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam.
- Nêu được số lượng đơn vị hành chính của Việt Nam, kể được tên một số tỉnh, thành phố của Việt Nam.
- Nêu được ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam.
2. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: sưu tầm tư liệu, tìm hiểu 5 thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam.
- Giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm, trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
3. Phẩm chất:
- Yêu nước : Yêu quý và tự hào về đất nước Việt Nam.
- Chăm chỉ: Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập và luôn tự giác tìm hiểu, khám phá tri thức liên quan đến nội dung bài học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ hành chính Việt Nam, quả địa cầu
- Một số hình ảnh có sự xuất hiện Quốc kì và Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Một số hình ảnh minh hoạ về ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||
A. Hoạt động khởi động - Cho HS vận động theo lời bài hát “Việt Nam ơi” - Cho HS nêu cảm nhận của mình qua giai điệu của bài hát. - Tìm vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu. - Việt Nam nằm ở châu lục nào? - Chia sẻ những hiểu biết của em về đất nước mình. | - Cả lớp thực hiện vận động tại chỗ. - 1 số HS nêu: thể hiện sự tự hào về đất nước VN, sự đoàn kết dân tộc ở khắp mọi miền đất nước,… - 2 HS lên thực hiện. - HS trả lời các câu hỏi theo ý hiểu của mình: VN nằm ở Châu Á, VN giàu truyền thống anh hùng, VN tiếp giáp với Biển Đông, … | ||||||||
- Gv nhận xét và dẫn vào bài mới. B. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ *Mục tiêu: Xác định được vị trí địa lí của Việt Nam trên bản đồ hoặc lược đồ. *Cách tiến hành: Gv hướng dẫn HS làm việc theo cặp để thực hiện yêu cầu sau: Đọc thông tin và quan sát hình 1 trang 7 SGK, em hãy: + Xác định vị trí địa lí phần đất liền của Việt Nam trên bản đồ. + Trình bày ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất ở Việt Nam. - Giáo viên nhận xét, chốt: + Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, Lãnh thổ Việt Nam bao gồm: vùng đất( gồm phần đất liền và các đảo, quần đảo), vùng biển và vùng trời. + Phần đất liền tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia và Biển Đông. + Vị trí địa lí đã góp phần làm cho thiên nhiên Việt Nam phong phú và đa dạng; tạo điều kiện để phát triển nhiều ngành kinh tế. Tuy nhiên, vị trí địa lí cũng làm cho Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai. - Tổ chức cho HS giới thiệu một số hình ảnh minh họa về ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất. - Yêu cầu học sinh chỉ bản đồ. Gv chốt cách chỉ bản đồ một lãnh thổ, khoanh theo đường biên giới. (GV chiếu một số hình ảnh minh hoạ, video về ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất) Hoạt động 2. Hình dạng lãnh thổ và các đơn vị hành chính của Việt Nam *Mục tiêu: Xác định được vị trí địa lí của Việt Nam trên bản đồ hoặc lược đồ. Nêu được số lượng đơn vị hành chính của Việt Nam, kể được tên một số tỉnh, thành phố của Việt Nam *Cách tiến hành: Gv hướng dẫn HS làm việc theo nhóm 4 để thực hiện yêu cầu sau: Đọc thông tin và quan sát hình 1 trang 7 SGK, em hãy: + Nhận xét hình dạng lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam. + Chỉ trên lược đồ và kể tên một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Gv chốt cách chỉ bản đồ một lãnh thổ, khoanh theo đường biên giới. - Phần lãnh thổ đất liền của Việt Nam hẹp ngang, chạy dài theo chiều bắc – nam, với đường bờ biển cong như hình chữ S. Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, 5 thành phố trực thuộc Trung ương là: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Thủ đô là thành phố Hà Nội. Hoạt động 3: Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam. *Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam. *Cách tiến hành: - Gv hướng dẫn HS làm việc theo nhóm 4 để thực hiện yêu cầu sau: +Đọc thông tin và quan sát các hình 2,3,4 trang 8,9 SGK, em hãy hoàn thành bảng sau:
+Gv giới thiệu những hình ảnh có sự xuất hiện của Quốc kì, Quốc huy nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam( nếu có mà HS đã sưu tầm được) - GV nhận xét tổng kết: + Quốc kì thể hiện cho sự độc lập, tự do, thống nhất toàn vẹn của đất nước Việt Nam. + Quốc huy thể hiện khát vọng về một nền hoà bình, độc lập, tự do một nước Việt Nam thịnh vượng, hùng cường. + Quốc ca đã trở thành một phần giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam. | Thảo luận nhóm đôi HS thực hiện. - Học sinh trình bày kết quả làm việc trước lớp. - Học sinh khác nhận xét. - 1 số HS nêu lại. - Sử dụng kĩ thuật phòng tranh để giới thiệu. - HS lên chỉ bản đồ. - HS khác nhận xét về cách chỉ bản đồ của bạn - HS thảo luận nhóm 4: HS quan sát hình 1 trang 7 SGK và thực hiện các yêu cầu. - Học sinh chỉ bản đồ trước lớp - Một số nhóm khác nhận xét bổ sung về cách chỉ bản đồ của bạn - HS lắng nghe, ghi nhớ và nêu lại. - HS tiếp tục làm việc theo nhóm 4 - Học sinh trình bày trước lớp. - Một số nhóm khác nhận xét bổ sung. | ||||||||
C. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm | |||||||||
- Em nêu đặc điểm của quốc kì, ý nghĩa của ngôi sao và màu sắc trên đó. Vẽ quốc kì Việt Nam. *Củng cố-dặn dò: - Em hãy mô tả đặc điểm hình dạng phần đất liền Việt Nam. - Về nhà tìm hiểu kĩ một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương mà em yêu thích để chuẩn bị cho tiết sau. | - HS nêu: dạng hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.Ý nghĩa của lá cờ với nền màu đỏ tượng trưng cho màu của cách mạng, máu của các anh hùng, ngôi sao vàng tượng trưng cho linh hồn dân tộc và năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp tham gia cách mạng sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết kháng chiến. - HS thực hiện. - 1-2HS nêu -HS nghe để thực hiện. |
.................
Xem tiếp tại file tải về.
KHBD Lịch sử - Địa lí 5 Cánh Diều Bài 2
Xem chi tiết trong file tải về.
KHBD Lịch sử - Địa lí 5 Cánh Diều Bài 3
Xem chi tiết trong file tải về.
KHBD Lịch sử - Địa lí 5 Cánh Diều Bài 4
Xem chi tiết trong file tải về.
2. Giáo án bài Vùng biển nước ta
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Học sinh nêu được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta.
+ Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông.
+ Ở vùng biển Việt Nam, nước không bao giờ đóng băng.
+ Biển có vai trò điều hoà khí hậu, là đường giao thông quan trọng và cung cấp nguồn tài nguyên to lớn.
- Chỉ được một số điểm du lịch, nghỉ mát ven bển nổi tiếng :Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu . . .trên bản đồ ( lược đồ ) .
Biết những thuận lợi và khó khăn của người dân vùng biển . Thuận lợi : khai thác thế mạnh của biển để phát triển kinh tế ; khó khăn : thiên tai …
- Kể lại câu chuyện về Hải đội Hoàng Sa, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Sưu tầm truyện, thơ về biển đảo. Nêu được vai trò thiên nhiên đối với con người. Trình bày một số vấn đề về môi trường. Đề xuất biện pháp xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp.
- Nêu được vai trò thiên nhiên đối với con người. Trình bày một số vấn đề về môi trường. Đề xuất biện pháp xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp.
- Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.
- Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Bản đồ trong khu vực Đông Nam Á hoặc hình 1 trong SGK, bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- HS: SGK, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- PP: quan sát, thảo luận, vấn đáp
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi
- Kĩ thuật trình bày 1 phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV | Hoạt động HS |
1. Hoạt động mở đầu: (5 phút) | |
Giới thiệu bài - Ghi bảng | - HS chia sẻ những điều hiểu biết của mình thông qua hình ảnh , thời sự , internet ... - HS trình bày – GV gợi ý , nhận xét dẫn dắt HS vào bài học - Học sinh ghi vở |
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Mục tiêu: +Xác định được vị trí địa lý của vùng biển , một số đảo , quần đảo lớn của Việt Nam trên lược đồ . +Trình bày được công cuộc bảo vệ chủ quyền các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển đông trong lịch sử .( thông qua các tư liệu và hình ảnh ) +Lồng ghép bảo vệ môi trường biển . * Cách tiến hành: | |
*Hoạt động 1: Vùng biển nước ta - Treo lược đồ khu vực biển đông - Lược đồ này là lược đồ gì? Dùng để làm gì? - GV chỉ cho HS vùng biển của Việt Nam trên biển Đông và nêu. Nước ta có vùng biển rộng, biển của nước ta là một bộ phận của biển Đông. - Biển Đông bao bọc ở những phía nào của phần đất liền Việt Nam? - GV kết luận: Vùng biển của nước ta là một bộ phận của biển Đông. * Hoạt động 2: Em có biết : Đặc điểm của vùng biển nước ta - Yêu cầu HS đọc SGK trao đổi nhóm đôi để : - Tìm đặc điểm của biển Việt Nam? - Tác động của biển đến đời sống và sản xuất của nhân dân? - GV nhận xét chữa bài, hoàn thiện phần trình bày
Lồng ghép bảo vệ môi trường biển ( Du lịch , giải pháp bảo vệ môi trường biển... )
* Hoạt động 3: Công cuộc bảo vệ chủ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông .
Chia lớp thành 3 tổ - Dựa vào thông 2,3,4 SGK . Trình bày về chủ quyền và quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông . GV cho HS xem hình ảnh phóng to
Tổ chức trò chơi tiếp sức : Thi đua 3 đội số HS bằng nhau : Lên bảng ghi tên các Đảo và quần đảo của Việt Nam .( thời gian 1 phút 30 giây). Đội nào ghi được nhiều và đúng là đội thắng . | - Học sinh quan sát. - Lược đồ khu vực biển Đông. Giúp ta biết đặc điểm của biển Đông, giới hạn, các nước có chung biển Đông. - Học sinh nghe - Phía Đông, phía Nam và Tây Nam. - 2 Học sinh chỉ cho nhau thấy vùng biển của nước ta trên lược đồ SGK. - 2 HS chỉ trên lược đồ trên bảng. - Quần đảo Trường Sa – Hoàng Sa – Lý Sơn – Cồ cỏ - Bạch Long Vĩ , Phú Quốc ... Học sinh đọc SGK theo cặp ghi ra đặc điểm của biển: Trả lời - Nước không bao giờ đóng băng - Miền Bắc và miền Trung hay có bão. - Hàng ngày, nước biển có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống. - Biển không đóng băng nên thuận lợi cho giao thông và đánh bắt thuỷ hải sản... - Bão biển gây thiệt hại lớn cho tàu thuyền nhà cửa, dân những vùng ven biển - Nhân dân lợi dụng thuỷ triều đề làm muối. - Học sinh thảo luận, tìm câu trả lời, viết ra giấy, báo cáo. - Biển giúp điều hoà khí hậu. - Dầu mỏ, khí tự nhiện làm nguyên liệu cho công nghiệp, cung cấp muối, hải sản cho đời sống và ngành sản xuất chế biến hải sản. - Biển là đường giao thông quan trọng. - Là nơi du lịch, nghỉ mát, góp phần đáng kể để phát triển ngành du lịch.Bải biển đẹp : Nha Trang , Vũng Tàu , Vịnh Hạ Long ... - Học sinh đọc. Học sinh nêu – GV gợi ý – nhận xét tuyên dương . HS đọc thông tin 2,3,4. Thảo luận - Cử thư ký viết những ý kiến của nhóm . HS trình bày trước lớp – Nhóm khác nhận xét – GV nhận xét tuyên dương và kết luận . HS tham gia trò chơi . |
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: | |
Nhận xét bình chọn sưu tầm hay về biển đảo tuần sau . |
.................
Tải Giáo án Lịch sử Địa lí 5 sách Cánh Diều về máy để xem tiếp nội dung
Mời bạn đọc tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác tại chuyên mục Giáo án - Bài Giảng của HoaTieu.vn nhé.
- Chia sẻ:Lanh Lảnh Lót
- Ngày:
- Tham vấn:Nguyễn Thị Hải Yến
Tham khảo thêm
- Môn Toán
- Môn Tiếng Việt
- Môn Khoa học
- Môn Đạo đức
- Lịch sử và Địa lí
- Môn Hoạt động trải nghiệm
- (Word) Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 Kết nối tri thức
- (Word) Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 Chân trời sáng tạo
- (Word) Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 Cánh Diều
- (PPT) PowerPoint Hoạt động trải nghiệm 5 Kết nối tri thức
- (PPT) PowerPoint Hoạt động trải nghiệm 5 Chân trời sáng tạo
- (PPT) PowerPoint Hoạt động trải nghiệm 5 Cánh Diều
- Môn Mĩ thuật
- Môn Âm nhạc
- Môn Giáo dục thể chất
- Môn Công nghệ
- Môn Tin học
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo án lớp 5
Bài giảng điện tử lớp 5 các môn học sách Kết nối tri thức (Mới 2024)
PowerPoint dạy thêm Tiếng Việt 5 Bài 30: Nghệ thuật múa ba lê
PowerPoint Toán 5 Bài 46: Diện tích hình thang
KHBD: Giáo án các môn học lớp 5 sách Kết nối tri thức 2024-2025
PowerPoint Toán 5 Bài 27: Đường tròn. Chu vi và diện tích hình tròn
PowerPoint Hoạt động trải nghiệm 5 Tuần 13 Chủ đề 4: Hành động vì cộng đồng