Giáo án môn Khoa học lớp 5 sách Cánh Diều trọn bộ cả năm

Tải về

Giáo án môn Khoa học lớp 5 sách Cánh Diều trọn bộ cả năm 2024-2025 - HoaTieu.vn xin chia sẻ tới thầy cô giáo file Word Giáo án môn Khoa học lớp 5 theo công văn 2345 bộ sách Cánh Diều, giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm để xây dựng Kế hoạch bài dạy Khoa học lớp 5 năm học 2024 - 2025 theo bộ sách giáo khoa mới được Bộ GDĐT phê duyệt. Sau đây là nội dung chi tiết Giáo án môn Khoa học lớp 5 Cánh Diều theo chương trình mới. Mời thầy cô cùng tham khảo và tải về. Giáo án Khoa học 5 Cánh Diều chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ giáo viên soạn giáo án cho riêng mình.

Kế hoạch bài dạy lớp 5 môn Khoa học bộ Cánh Diều
Kế hoạch bài dạy lớp 5 môn Khoa học bộ Cánh Diều

Giáo án môn Khoa học lớp 5 Cánh Diều theo chương trình mới

1. KHBD Khoa học lớp 5 Cánh Diều Bài 1

Bài 1: ĐẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

(Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- HS nêu được một số thành phần của đất.

- HS trình bày được vai trò của đất đối với cây trồng.

2. Năng lực chung.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Xác định nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành nhiệm vụ của chủ đề.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống; giải thích được việc làm cho đất tơi xốp của người trồng cây trong thực tế.

- Năng lực tự học: HS chủ động hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: HS chủ động hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: HS có trách nhiệm với công việc chung của nhóm.

- Phẩm chất trung thực: trung thực trong thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.

- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê tìm tòi khoa học.

- Nhân ái, tôn trọng, giúp đỡ bạn cùng tiến bộ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. GV:

- TV, máy tính, bảng phụ, bài giảng PPT, phấn màu, tranh ảnh, clip về ô nhiễm đất, xói mòn đất, một số đồ dùng thí nghiệm.

2. HS:

- Bút dạ, một số khối đất khô và lọ nước có miệng rộng để dễ quan sát.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động

a) Mục tiêu:

- Tạo cảm xúc vui tươi, hứng thú của HS trước giờ học.

- Nhắc lại kiến thức cũ, giới thiệu bài mới.

b) Cách thực hiện:

- GV cho HS hát và vận động theo nhạc bài hát Trái Đất này là của chúng mình.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh, tìm hiểu câu hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra với đất và cây cối khi dòng nước lũ dâng cao và chảy mạnh?”

- GV cho nhận xét và giới thiệu bài.

- HS hát và vận động theo nhạc.

- HS quan sát và chia sẻ trước lớp: cây cối sẽ bị cuốn trôi, dòng nước mang theo nhiều đất đá, ...

- HS lắng nghe.

B. Hoạt động khám phá kiến thức:

a) Mục tiêu:

- HS nêu được một số thành phần của đất.

- HS trình bày được vai trò của đất đối với cây trồng.

b) Cách thực hiện:

1. Thành phần và vai trò của đất đối với cây trồng

- GV yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận cặp đôi và nêu:

+ Nêu các thành phần của đất.

+ Vai trò của đất đối với cây trồng.

- GV gọi HS chia sẻ ý kiến.

- GV cho nhận xét, tuyên dương HS.

* Làm thí nghiệm

- GV yêu cầu HS quan sát tranh, kết hợp với đồ dùng, dụng cụ đã chuẩn bị từ trước: khay đất, cân, ...

- GV cho HS thực hành thí nghiệm theo nhóm, mô tả thí nghiệm, thảo luận:

+ Vì sao khi phơi nắng, khối lượng đất lại giảm?

+ Qua thí nghiệm đã chứng minh trong đất có thành phần nào?

+ Làm thế nào để kiểm tra xem trong đất có chứa không khí?

- GV gọi HS chia sẻ kết quả thảo luận sau thí nghiệm.

- GV cho nhận xét.

- GV gọi HS chia sẻ ý kiến.

- HS quan sát tranh, thảo luận cặp đôi và nêu:

+ Trong đất có chứa mùn chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất khoáng, không khí và nước.

+ Đất giúp cây trồng đứng vững, cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cây.

- HS chia sẻ, HS khác bổ sung cho bạn.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh, lấy ra các đồ dùng thí nghiệm đã chuẩn bị.

- HS tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm, mô tả thí nghiệm, ghi lại kết quả và thảo luận:

+ Vì dưới ánh nắng và nhiệt độ, nuowsc trong đất bốc hơi làm cho khối lượng đất lại giảm.

+ Qua thí nghiệm đã chứng minh trong đất có chứa nước.

+ Ta thả cục đất khô vào trong cốc nước sẽ thấy có bọt khí nổi lên.

- HS chia sẻ, HS khác bổ sung cho bạn.

- HS lắng nghe.

- HS chia sẻ, HS khác bổ sung cho bạn.

C. Hoạt động thực hành, luyện tập

a) Mục tiêu:

- HS nêu được một số việc làm với đất nhằm góp phần gia tăng sự sinh trưởng, phát triển của cây.

b) Cách tiến hành:

- GV cho HS thảo luận theo nhóm về các ND:

+ Vì sao trong trồng trọt cần làm cho đất tơi xốp?

+ Để giúp đất tơi xốp, ta có thể làm những việc gì?

- GV cho HS chia sẻ kết quả thảo luận.

- GV cho nhận xét kết quả, tuyên dương HS tích cực.

- HS thảo luận theo nhóm rồi chia sẻ:

+ Đất tơi xốp sẽ giúp cho cây dễ dàng sinh trưởng và phát triển, thấm hút nước tốt.

+ thường xuyên vun xới gốc cây, nhổ cỏ, bón phân hữu cơ, ...

- HS chia sẻ trước lớp, HS khác bổ sung cho bạn.

- HS lắng nghe.

D. Hoạt động vận dụng

a) Mục tiêu:

- HS củng cố kiến thức sau bài học.

- Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau bài học.

b) Cách tiến hành:

- GV cho HS chia sẻ trước lớp:

+ Nêu vai trò của đất đối với thực vật, con người, các loài động vật.

- GV cho HS chia sẻ trước lớp.

- GV cho nhận xét, tuyên dương HS tích cực tham gia các hoạt động học tập.

- GV dặn HS xem và chuẩn bị trước bài sau.

- HS chia sẻ trước lớp:

+ HS chia sẻ.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

KHBD Khoa học lớp 5 Cánh Diều Bài 1 gồm 16 trang word. Mời thầy cô xem tiếp nội dung tại file tải về.

2. KHBD Khoa học lớp 5 Cánh Diều Bài 2

Xem chi tiết trong file tải về.

3. KHBD Khoa học lớp 5 Cánh Diều Bài 3

Xem chi tiết trong file tải về.

4. KHBD Khoa học lớp 5 Cánh Diều Bài 4

Xem chi tiết trong file tải về.

5. KHBD Khoa học lớp 5 Cánh Diều Bài 5

Xem chi tiết trong file tải về.

6. KHBD Khoa học lớp 5 Cánh Diều Bài 6

Xem chi tiết trong file tải về.

7. KHBD Khoa học 5 Cánh Diều Bài 14: Nam hay nữ

Khoa học

NAM HAY NỮ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Sau bài học, HS biết:

- Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt bạn nam, bạn nữ. • Phân biệt được đặc điềm sinh học và đặc điếm xã hội cùa nam và nữ.

- Thể hiện được thái độ và thực hiện tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới.

- Năng lực:

+ Kĩ năng phân tích, đối chiếu các đặc điểm đặc trưng của nam và nữ.

+ Kĩ năng trình bày suy nghĩ của mình về các quan niệm nam, nữ trong xã hội.

+ Tự nhận thức và xác định giá trị của bản thân.

- Phẩm chất: yêu thích môn khoa học .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

- GV: Các tấm phiếu có nội dung như trang 8 SGK.

- HS: SGK, vở viết

2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:

- Cho HS tổ chức trò chơi"Bắn tên" với các câu hỏi sau:

+ Trẻ em do ai sinh ra và có đặc điểm giống gì ?

+ Nêu ý nghĩa của sự sinh sản ?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS tổ chức chơi trò chơi

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

* Mục tiêu:

- Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ.

- Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt bạn nam, bạn nữ.

* Cách tiến hành:

HĐ 1: Làm việc theo nhóm

Giáo án môn Khoa học lớp 5 sách Cánh Diều

* HĐ 2: Làm việc cả lớp

Phân biệt đặc điếm sinh học và đặc điểm xã hội cùa nam và nữ

Bước 1: Chuẩn bị các thẻ chữ về đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội.

Dễ xúc động

Nấu ăn giỏi

Làm bác sĩ

Có buồng trứng

Cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng

Mạnh mẽ

Dịu dàng

Thích đi bơi

Chăm sóc con

Mang thai

Có râu

Bước 2: Phân loại nội dung các thẻ chữ thành nhóm theo bảng sau.

Đặc điêm sinh học

Đặc điểm xă hội

Bước 3: Báo cáo kết quả. : Kể thêm một số đặc điểm sinh học đặc điểm xã hội của nam và nữ

HĐ 3 : Luyện tập tình huống : Nhóm đôi .

1. Phân biệt đặc điểm sinh học, đặc điểm xã hội của mỗi người dưới đây.

2. Hà là một bạn nữ, bạn cao khoảng 136 cm, thích chơi nhảy dây. Hà có khuôn mặt tròn, đôi mắt to, mũi cao, tóc ngắn. Tính cách của Hà rất hoà đồng. Sau này, Hà muốn trở thành phi công.

Tôi là Long, một học sinh nam đang học lớp 5. Sở thích của tôi là chơi cờ vua và vẽ tranh. Tôi có màu da ngăm ngăm, tóc xoăn giống bố và màu mắt nâu giống mẹ. Khi lớn lên, tôi muốn trở thành một hoạ sĩ.

2. Mô tả đặc điểm của một người nam hoặc nữ. Phân biệt đặc điểm sinh học, đặc điểm xã hội của người đó và chia sẻ với các bạn.

Tôn trọng bạn cùng giới và khác giới

Cho biết việc làm cùa các bạn trong hình nào dưới đây thể hiện sự tôn trọng bạn cùng giới và khác giới? Vì sao?

3/ Trả lời trắc nghiệm

1. Nêu thêm ví dụ về thái độ, việc làm thể hiện sự tôn trọng bạn cùng giới và khác giới.

2. Em đồng ý hay không đồng ý vói thái độ, việc làm nào dưới đây? Vì sao?

Thái độ, việc làm

Đồng ý

Không đồng ý

Giài thích lí do

1. Châm chọc, chế giễu bạn vi bạn là con trai nhưng hay khóc.

?

?

?

2. Lắng nghe ý kiến cùa bạn khi bạn đang nói.

?

?

?

3. Một số bạn nam bàn nhau không bỏ phiếu bầu Lan làm lớp trường chỉ vì bạn ấy là nữ.

?

?

?

4. Cảm thông và chia sẻ với những bạn gặp khó khăn.

?

?

?

Liệt kê những thái độ, việc làm của em thể hiện sự tôn trọng bạn cùng giới và khác giới. Tự đánh giá mức độ thực hiện của em theo gợi ý dưới đây.

Thái độ, việc làm thể hiện sự tôn trọng bạn cùng giới và khác giới

Thường xuyên

Thinh thoảng

1. Động viên bạn khi bạn gặp chuyện buồn.

?

?

?

Em học được điều gì từ các bạn trong nhóm của Lan qua tình huống dưới đây? Hôm nay, Lan và nhóm bạn tham gia phong trào chạy bộ từ thiện. Mới chạy được một nửa quãng đường mà Lan đã bị rớt lại phía sau. Trong lúc Lan cảm thấy lo lắng vì chỉ còn một mình chạy cuối cùng, Lan thấy các bạn trong nhóm đã chạy chậm lại chờ mình và nói lời động viên. Điều đó đã giúp Lan có thêm động lực để cùng các bạn chạy về đích.

GV đánh giá kết luận tôn trọng và có hướng điều chỉnh khi HS có trả lời chưa sát với yêu cầu :

GV Kết luận : • Những đặc điểm về cấu tạo và chức nãng của các cơ quan trong cơ thể thuộc về đăc điểm sinh học của nam và nữ. Những đặc điểm này được quy định từ khi bắt đầu hình thành cơ thể.

• Những đặc điểm được hình thành do nền văn hoá, quá trình học tập, giáo dục,... và có thể thay đổi thuộc về đặc điểm xã hội của nam và nữ.

• Thể hiện sự tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới là sự lắng nghe, thông cảm và thấu hiểu, tôn trọng sự khác biệt giới tính,...

- HS quan sát hình ảnh thảo luận để trả lời :

• Những đặc điểm như trang phục, lời nói, cử chỉ, thái độ, tính cách, : thói quen, sở thích,nghề nghiệp,... đều thuộc về đặc điểm xã hội của ; nam và nữ.

Những đặc điểm này được hình thành do nền văn hoá, ;quá trình học tập, giáo dục,... và có thể thay đổi.

- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.

Cả lớp bắt thăm trúng tên bạn nào thì bạn đó dùng thẻ chuẩn bị trước lên gắn vào bảng phân loại .

HS khác nhận xét . GV kết luận

- Vài HS báo cáo : thêm về sinh học và xã hội .

HS nêu những đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội qua tình huống :

Bạn Hà :

Sinh học Nữ , cao 136 cm mặt tròn ,mắt to,tóc ngắn

Xã hội Tính cách của Hà rất hoà đồng. Sau này, Hà muốn trở thành phi công.

Bạn Long : Sinh học nam . Tôi có màu da ngăm ngăm, tóc xoăn giống bố và màu mắt nâu giống mẹ.

Xã hội Sở thích của tôi là chơi cờ vua và vẽ tranh. Khi lớn lên, tôi muốn trở thành một hoạ sĩ.

Những bạn trong lớp mình .

Cử từng nhóm lên thực hành

Quan sát hình ảnh SGK – Nêu ý kiến

HS trả lời cá nhân .Theo bảng trắc nghiệm SGK.

Mời HS trả lời theo ý mình .

Học sinh nhắc lại những điều mình đã học được trong bài này :

Đặc điểm để phân biệt Nam Và Nữ .

Biết tôn trọng bạn khác giới .

3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:

- HS đọc và ghi nhớ phần kết luận

- Em đã làm gì thể hiện mình là nam (nữ) ?

- HS nêu

Trên đây là mẫu Giáo án môn Khoa học lớp 5 sách Cánh Diều do đồng nghiệp biên soạn và gửi tới HoaTieu.vn. Mẫu giáo án là một công cụ đắc lực giúp giáo viên nâng cao chất lượng dạy học, thiết kế các bài học sinh động, hấp dẫn, giáo dục học sinh phát triển toàn diện về năng lực, phẩm chất, kiến thức và các kỹ năng sống. Các bạn sử dụng file tải về máy để xem trọn bộ KHBD: Giáo án Khoa học lớp 5 Cánh Diều cả năm.

Mời bạn đọc tham khảo thêm giáo án, kế hoạch bài dạy lớp 5 môn Cánh Diều trên chuyên mục Giáo án - Bài Giảng của HoaTieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
31 10.876
Giáo án môn Khoa học lớp 5 sách Cánh Diều trọn bộ cả năm
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm