Giáo án STEM lớp 5 năm 2024-2025 (Powerpoint, Word)

Tải về

HoaTieu.vn xin chia sẻ Giáo án STEM lớp 5 đầy đủ cả năm học 2024-2025 file Powerpoint, Word. Đây là mẫu Kế hoạch bài dạy STEM lớp 5 tích hợp, lồng ghép các môn học, giúp giáo viên có thêm tài liệu tham khảo khi thiết kế một số bài học STEM cho học sinh lớp 5. Mời thầy cô click vào từng đường link giáo án để tải file về máy.

Kế hoạch bài dạy STEM lớp 5 (tích hợp các môn) năm 2024-2025

I. Giáo án STEM lớp 5 file Word

1. Bài học STEM lớp 5: Kẹo tinh thể

STEM LỚP 5 CHỦ ĐỀ 1: KẸO TINH THỂ

BÀI 1: tiết 1

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Sau bài học này học sinh:

  • Nêu được cách tạo dung dịch quá bão hoà
  • Tạo được kẹo tinh thể từ đường
  • Hợp tác được với các thành viên trong nhóm, thực hiện nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên

  • Phiếu học tập (dành cho cả lớp)

2. Chuẩn bị của học sinh (dành cho một nhóm)

  • Sách STEM lớp 5
  • Que gỗ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

NỘI DUNG CHÍNH

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC: 2 phút

B. KHỞI ĐỘNG (3 phút)

Trò chơi: Thách thức mê cung

Cách tiến hành

Chơi trò chơi

Gv hướng dẫn cách chơi

Em hãy tìm đường đi ngắn nhất từ bắt đầu vào mê cung đến dương kho báu, được thưởng quà trong kho báu

- Gv mời học sinh tham gia trò chơi

- Gv mở đáp án,

Hs chơi trò chơi

Hs vẽ được đến kho báu

Bài mới

Hoạt động 1: xác định nhiệm vụ cần tìm tòi khám phá (29 phút)

Cách tiến hành:

...................

2. Bài học STEM lớp 5: Ngôi nhà điện mặt trời

STEM LỚP 5 CHỦ ĐỀ 2: NGÔI NHÀ ĐIỆN MẶT TRỜI

TIẾT 1, 2

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Sau bài học này học sinh:

  • Hiểu được việc sử dụng năng lượng mặt trời không gây ô nhiễm môi trường đó là nguồn năng lượng vô tận.
  • Dựng được mô hình ngôi nhà có lắp đặt các thiết bị điện đơn giản.
  • Khảo sát được mối liên hệ của cường độ ánh sáng và số vôn của thiết bị có thể hoạt động bình thường.
  • Có kĩ năng hợp tác khi làm việc nhóm

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên

  • Mô hình ngôi nhà điện mặt trời

2. Chuẩn bị của học sinh (dành cho một nhóm)

  • Sách STEM lớp 5
  • Bút chì, thước kẻ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

NỘI DUNG CHÍNH

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC: 2 phút

B. KHỞI ĐỘNG (3 phút)

Trò chơi: đưa Cừu qua sông

Cách tiến hành

Chơi trò chơi

Gv dẫn truyện: anh thanh niên đang đi cùng 1 con sói và 2 con cừu. họ đến 1 bờ sông và cần qua con sông để về nhà. Có 1 chiếc thuyền nhỏ mà anh có thể sử dụng để qua sông. Nhưng chiếc thuyền chỉ có thể chở được 2 hành khách và anh cũng không thể bỏ con sói cùng với 2 con cừu vì sói sẽ ăn thịt cừu. làm thế nào anh ta có thể qua sông cùng với các con vật của mình và giữ lại tất cả chúng còn sống.

- Gv mời hs tham gia trò chơi

- Gv mời hs dự đoán

Lần 1: ai sẽ qua sông

- Gv mời hs trả lời

- Gv nêu đáp án: anh thanh niên và con sói qua sông

Lần 2: những con vật nào qua sông

- Gv mời hs trả lời

- Gv nêu đáp án: Anh thanh niên và 1 chú cừu qua sông, đón sói trở về

Lần 3: ai sẽ qua sông

- Gv nêu đáp án: anh thanh niên và 1 chú cừu qua sông, anh sẽ trở về đón sói.

Lần 4: những ai qua sông?

Gv mời hs trả lời

Gv nêu đáp án: anh thanh niên và con sói qua sông

- Gv tổng kết hoạt động

Hs chơi trò chơi

.........................

3. Bài học STEM lớp 5: Lọc nước sạch

STEM LỚP 5 CHỦ ĐỀ 3: LỌC NƯỚC SẠCH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Sau bài học này học sinh:

  • Hiểu được vai trò của nước sạch với sự sống
  • Hiểu được nguyên nhân và cách hạn chế ô nhiễm nguồn nước
  • Biết cách và tuyên truyền mọi người bảo vệ nước sạch

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên

mô hình lọc nước sạch

2. Chuẩn bị của học sinh (dành cho một nhóm)

  • Sách STEM lớp 5

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

NỘI DUNG CHÍNH

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC: 2 phút

B. KHỞI ĐỘNG (3 phút)

Trò chơi: thử thách tìm qui luật hình ảnh

Cách tiến hành

Chơi trò chơi

- Gv hướng dẫn cách chơi: (gv chiếu slide)

- Gv chiếu slide câu hỏi

- Gv tổng kết hoạt động

hs theo dõi và trả lời

Hoạt động 1: xác định nhiệm vụ cần tìm tòi khám phá

Cách tiến hành:

Vấn đáp

Vấn đáp

- Giáo viên hỏi học sinh: nước ngọt chiếm bao nhiêu % trong tổng lượng nước trên trái đất.

- Nước ngọt chỉ chiếm 0.3% tổng lượng nước trên trái đất

- Hiện nay nước ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng

- Gv hỏi hs: nguyên nhân gây ô nhiễm nước là gì?

Nguyên nhân gây ô nhiễm nước do:

Rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất

- Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi các hoá chất độc hại, các vi khuẩn gây bệnh, các kĩ sinh trùng phát sinh từ các nguồn khác nhau được đẩy ra ao hồ, sông suối hoặc ngấm xuống lòng đất mà không qua xử lí

- Gv hỏi hs: hậu quả của việc dùng nước ô nhiễm với sức khoẻ của con người là như thế nào?

Sử dụng nước ô nhiễm có nguy cơ ảnh hướng đến sức khoẻ con người, thậm chí để lại hậu quả cho giống nòi

- Gv hỏi hs: theo e có những loại ô nhiễm nước nào?

Có thể chia ra một số loại ô nhiễm nước sau:

- Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên

- Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo

- Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học

- Ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước ngầm và biển

Gv bổ sung thêm một số tác hại của nước ô nhiễm với sức khoẻ con người.

Hs trả lời

Hs trả lời

Hs trả lời

Hs trả lời

Hs theo dõi

.........................

4. Bài học STEM lớp 5: Em điều khiển và tham gia giao thông

STEM LỚP 5 CHỦ ĐỀ 4: EM ĐIỀU KHIỂN VÀ THAM GIA GIAO THÔNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Sau bài học này học sinh:

  • Hiểu được thế nào là đèn tín hiệu giao thông
  • Hiểu được vai trò của đèn tín hiệu giao thông giúp an toàn giao thông và giảm ùn tắc giao thông.
  • Hiểu được nguyên tắc hoạt động để điều tiết giao thông có hiệu quả của đèn tín hiệu giao thông.
  • Có kĩ năng hợp tác khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên

mô hình đèn giao thông

2. Chuẩn bị của học sinh (dành cho một nhóm)

  • Sách STEM lớp 5

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

NỘI DUNG CHÍNH

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC: 2 phút

B. KHỞI ĐỘNG (3 phút)

Trò chơi: chơi trò chơi kéo co

Cách tiến hành

Chơi trò chơi

- Gv mời 2 đội chơi kéo co, mỗi đội 7 hs, đội nào có câu trả lời đúng nhiều nhất đội đó chiến thắng.

- Gv trình chiếu nêu các câu hỏi, hs trả lời sau đó gv nêu đáp án.

- Gv tổng kết hoạt động, tuyên dương đội có câu trả lời đúng nhiều nhất đội đó chiến thắng.

Hs theo dõi và trả lời

Hoạt động 1: xác định nhiệm vụ cần tìm tòi khám phá

Cách tiến hành:

Vấn đáp

Vấn đáp

- Gv hỏi hs: em hiểu thế nào là đèn tín hiệu giao thông.

- đèn tín hiệu giao thông là thiết bị dùng để điều khiển giao thông ở những giao lộ có lượng phương tiện lưu thông lớn, đông người qua lại như ngã tư.

- Em kể tên gọi khác nhau của đèn tín hiệu giao thông?

- Em hãy nêu vai trò của đèn tín hiệu giao thông?

Giữ an toàn cho các phương tiện tại các đoạn đường giao nhau.

Giảm ùn tắc đặc biệt trong giờ cao điểm.

- Gv hỏi hs: có những loại đèn tín hiệu giao thông nào?

Đèn có 3 mặt đặc ở ngã 3, ngã tư

Đèn có hình trụ tròn hoặc hình trụ vuông

Đèn 1 mặt được dùng phổ biến hiện này, được dùng để điều khiển từng góc đường trước khi qua ngã tư.

- Gv hỏi hs: em hãy nêu đặc điểm của đèn tín hiệu giao thông

- Các mặt đều được làm bằng kính

- Có khả năng chiếu sáng xa 100m

- Được đặt ở vị trí dễ quan sát

- Có thể hoạt động tự động hoặc do cảnh sát giao thông điều khiển.

Gv hỏi học sinh: em hãy nêu ý nghĩa của đèn tín hiệu giao thông.

- Đèn đỏ báo hiệu: dừng lại

- Đèn vàng báo hiệu chú ý dừng lại

- Đèn xanh báo hiệu: đi

- Đèn dành cho người đi bộ: đặt ở bên vỉa hè, chỉ có 2 màu xanh, đỏ.

Gv hỏi hs: em hãy nêu các nguyên tắc hoạt động cảu hệ thống đèn giao thông

Các nguyên tắc hoạt động của điều tiết giao thông hiệu quả của hệ thống đèn giao thông

Tuyệt đối không được bật sáng 2 màu đèn cùng 1 lúc cho 1 chiều đường.

2- nguyên tắc thứ tự: xanh – vàng đỏ

3- khi chiều A chuyển đèn xanh thì chiều B chuyển đèn đỏ và ngược lại.

4- tín hiệu đèn tín hiệu giao thông áp dụng cho ngã tư đường

Hs trả lời

Hs trả lời

Hs trả lời

Hs trả lời

Hs theo dõi

Tiết 2

Ôn tập kiến thức

- Gv nêu các câu hỏi 1, 2, 3

- Gv mời hs trả lời

- Gv nêu đáp án

.........................

5. Bài học STEM lớp 5: Cây thông Noen

BÀI HỌC STEM/HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM STEM: CÂY THÔNG NOEN

THÔNG TIN VỀ BÀI HỌC

Lớp: 5

Thời lượng: 2 tiết (80 phút)

Thời điểm tổ chức: Sau khi dạy nội dung hình tam giác, hình thang.

Mô tả bài học:

- Nhận biết được một số đặc điểm của hình tam giác có: ba cạnh, ba đỉnh, ba góc, hình thang, hình thang vuông.

- Phân biệt 3 dạng hình tam giác (phân loại theo góc), hình thang đã học

- Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác, hình thang.

- Rèn học sinh vẽ đường cao nhanh, chính xác.

Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học:

Môn học

Yêu cầu cần đạt

Môn học

chủ đạo

Môn Toán

Nội dung môn toán có yêu cầu cần đạt như sau:

- Nhận biết được hình tam giác như tam giác nhọn, tam giác vuông, tam giác tù, tam giác đều, hình thang, hình thang vuông.

- Vẽ được đường cao của hình tam giác, hình thang.

- Giải quyết được một số vấn đề về đo, vẽ , lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng đã học, liên quan đến ứng dụng của hình học trong thực tiễn, liên quan đến nội dung các môn học như Mĩ thuật, Công nghệ.

Môn học

tích hợp

Mĩ thuật

- Tạo được sản phẩm có hình tam giác

- Thể hiện được chi tiết hoặc hình ảnh trọng tâm ở sản phẩm

- Vận dụng được sự khác nhau của chấm, đường thẳng của nét để trang trí sản phẩm

Công nghệ

-Lựa chọn được vật liệu làm đồ dùng học tập đúng yêu cầu

- Sử dụng được các dụng cụ để làm đồ dùng học tập đúng cách an toàn.

- Làm được một đồ dùng học tập đơn giản theo các bước cho trước đảm bảo yêu cầu về kĩ thuật

I. Yêu cầu cần đạt (của bài học)

- Nhận biết được một số đặc điểm của hình tam giác có: ba cạnh, ba đỉnh, ba góc, hình thang, hình thang vuông.

- Phân biệt 3 dạng hình tam giác (phân loại theo góc), hình thang đã học

- Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác, hình thang.

- Rèn học sinh vẽ đường cao nhanh, chính xác.

- Năng lực:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học

1. Chuẩn bị của Giáo viên

- Phiếu đánh giá.

- Nguyên vật liệu giáo viên cung cấp các nhóm học sinh:

.................................

6. Giáo án STEM lớp 5: Đèn điện để bàn

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

BÀI HỌC STEM: ĐÈN ĐIỆN ĐỂ BÀN

Người thực hiện: ..............................

Ngày dạy: …………………

THÔNG TIN VỀ BÀI HỌC

Lớp: 5

Thời lượng: 2 tiết

Thời điểm tổ chức: Khi dạy nội dung “Lắp mạch điện đơn giản” (môn Khoa học)

Môn Khoa học lớp 5 có yêu cầu cần đạt về “Lắp mạch điện đơn giản” với nội dung là: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn.

Để áp dụng bài học này vào thực tế cuộc sống cần cụ thể hóa trong bài học STEM với chủ đề: “Đèn điện để bàn”. Học sinh sẽ sử dụng các vật liệu phù hợp dễ tìm kiếm để sử dụng làm đèn, góp phần giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường. Để thực hiện được yêu cầu này, học sinh cần quan sát cấu tạo của đèn, biết được các bước thực hiện.

Nội dung chủ đạo tích hợp trong bài học

Môn học

Yêu cầu cần đạt

Môn học chủ đạo

Khoa học

- Nêu được tên của các bộ phậncủa đèn học.

- Lắp được mạch điện gồm, pin và công tắc, dây dẫn và đèn LED.

- Thực hành làm được đèn hoàn chỉnh.

Môn học tích hợp

thuật

- Cắt, ghép, dán được các bộ phận để tạo ra sản phẩm sáng tạo.

- Rèn tính cẩn thận, an toàn khi thực hành.

Toán

- Tính toán, sử dụng dụng cụ đơn giản để đo tạo ra sản phầm theo yêu cầu.

thuật

- Lựa chọn, phối hợp được các bộ phận để làm nên sản phẩm cân đối, đẹp mắt.

I. Yêu cầu cần đạt (của bài học)

  • Học sinh nêu được tên của các dụng cụ vật liệu lắp ráp đèn.
  • Mô tả được cấu tạo của đèn.
  • Phác thảo được bản thiết kế đèn sử dụng đèn LED, đáp ứng nhu cầu của người.
  • Thực hành chế tạo chiếc đèn theo bản phác thảo.
  • Biết thuyết trình giới thiệu đèn của nhóm trước lớp.
  • Tích cực, chủ động nêu ý kiến cá nhân, lắng nghe, góp ý và đưa ra các kết luận hay điều chỉnh trong quá trình làm việc nhóm, đóng góp ý kiến cá nhân để hoàn thiện sản phẩm của nhóm mình và nhóm khác.
  • Hợp tác được các thành viên trong nhóm cùng hoàn thành nhiệm vụ.

.........................

7. Giáo án STEM lớp 5: Đèn pin bỏ túi

KHBD STEM lớp 5: Đèn pin bỏ túi 

BÀI HỌC STEM: ĐÈN PIN BỎ TÚI

THÔNG TIN VỀ BÀI HỌC

Lớp: 5

Thời lượng: 3 tiết

Thời điểm tổ chức: Khi dạy nội dung Năng lượng điện trong môn Khoa học, cụ thể qua nội dung Mạch điện đơn giản, Vật dẫn điện và vật cách điện

Thứ ….ngày….tháng ….năm …..

Mô tả bài học:

Nội dung Năng lượng điện của môn Khoa học có một số yêu cầu cần đạt như sau:

- Mô tả được cấu tạo và hoạt động của mạch điện thắp sáng gồm: nguồn điện, công tắc và bỏng đèn.

- Giải thích được lí do sử dụng vật dẫn điện, vật cách điện trong một số đồ vật, tình huống thường gặp

- Đề xuất được cách làm thí nghiệm để xác định vật dẫn điện, vật cách điện

Để đạt được các yêu cầu này, trong bài học STEM Đèn pin bỏ túi, học sinh sẽ sử dụng các vật liệu phù hợp để lắp ráp một mạch điện đơn giản với nguồn điện, bóng đến và một công tắc tự chế, nhằm chế tạo một chiếc đèn pin nhỏ gọn thuận tiện sử dụng trong những tình huống cần thiết như cúp điện, hay đi cắm trại,...

Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học:

Môn học

Yêu cầu cần đạt

Môn học chủ đạo

Khoa học

- Mô tả được cấu tạo và hoạt động của mạch điện thắp sáng gồm: nguồn điện, công tắc và bóng đèn.

- Giải thích được lí do sử dụng vật dẫn điện, vật cách điện trong một số đồ vật, tình huống thường gặp.

- Đề xuất được cách làm thí nghiệm để xác định vật dẫn điện, vật cách điện.

Môn học tích hợp

Công nghệ

- Nhận thức được muốn tạo ra sản phẩm công nghệ cần phải thiết kế; thiết kế là một quá trình sáng tạo.

- Vẽ phác thảo, nếu được ý tưởng thiết kế một sản phẩm công nghệ đơn giản.

I. Yêu cầu cần đạt (của bài học)

1. Kiến thức:

- Mô tả được cấu tạo của mạch điện thắp sáng gồm: nguồn điện, công tắc, bóng đèn, dây dẫn điện.

- Nêu được chức năng của các bộ phận trong mạch điện thắp sáng.

- Nhận ra và nếu được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện.

.........................

Bài giảng điện tử STEM lớp 5: Đèn pin bỏ túi

8. Bài học STEM lớp 5: Hình hộp chữ nhật, hình lập phương

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

BÀI HỌC STEM – LỚP 5

HÌNH HỘP CHỮ NHẬT - HÌNH LẬP PHƯƠNG

1. Gợi ý thời điểm thực hiện: Khi dạy nội dung Hình lập phương, hình hộp chữ nhật. (Môn Toán)

2. Thời lượng: 2 tiết

3. Mô tả bài học:

Nội dung môn Toán có yêu cầu cần đạt như sau:

- Nhận biết được các yếu tố cơ bản của k hối hộp chữ nhật, hình lập phương là đỉnh, mặt, cạnh. Đếm được số lượng đ ỉnh, mặt, cạnh của hình hộp chữ nhật , hình lập phương và đo được độ dài các cạnh để so sánh diện tích các mặt đáy, mặt bên của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

- HS nêu được ý nghĩa của món quà, cách trang trí hộp quà.

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến gấp, cắt, ghép, xếp, vẽ và tạo hình trang trí.

- Để đạt được các yêu cầu này, trong bài học STEM /hoạt động trải nghiệm STEM “Làm hộp quà”, học sinh sẽ làm một chiếc hộp đựng quà từ các vật như: bìa cứng, giấy màu, giấy bọc quà, …. để tạo thành một chiếc hộp đựng quà có dạng hình hộp chữ nhật hoặc hình lập phương.

4. Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học:

- Kĩ thuật : Sử dụng một số nguyên liệu đơn giản: giấy bìa cứng, kéo, hồ dán, màu ...để làm mô hình hình hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

- Mĩ thuật: Thực hành sáng tạo sản phẩm. Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chia sẻ mục đích sử dụng.

- Toán học: Đo độ dài các cạnh để làm mô hình hình hộp chữ nhật, hình lập phương. Biết đếm số mặt, số cạnh, số đỉnh của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

Môn học

Yêu cầu cần đạt

Môn học

chủ đạo

Toán

- Nhận biết được đặc điểm của hình lập phương và hình hộp chữ nhật.

- Giải quyết được một số vấn đề liên quan đến gấp, cắt, ghép, xếp, vẽ và tạo hình trang trí.

Môn học

tích hợp

Kĩ thuật

Lựa chọn được vật liệu sẵn có hoặc vật liệu tái chế để làm một đồ chơi đơn giản theo yêu cầu.

Mĩ thuật

- Thực hành sáng tạo và trang trí sản phẩm một chiếc hộp đựng quà.

- Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chia sẻ mục đích sử dụng.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Quan sát hình, đọc thông tin hình thành được biểu tượng về hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

- Kể ra được các đồ vật trong thực tiễn có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương, phân biệt được hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

- Thảo luận, đề xuất ý tưởng và thực hành làm được hộp quà sinh nhật dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương bằng các vật liệu đơn giản như: bìa, giấy mầu, giấy gói quà,…

- Thảo luận, chia sẻ về việc ứng dụng các hộp quà vào thực tiễn trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên:

- Hình ảnh một số vật có dạng hình hộp chữ nhất, hình lập phương.

- Một số hình hộp chữ nhật và hình lập phương có kích thước khác

nhau, có thể khai triển được (bộ đồ dùng dạy-học)

- Các phiếu học tập và phiếu đánh giá.

2. Học sinh:

- Mỗi nhóm tự chuẩn bị một số nguyên vật liệu như sau:

..............

Xem chi tiết tại file tải về.

9. Bài học STEM lớp 5: Tên lửa, ống nhòm

Xem chi tiết tại file tải về.

10. Bài học STEM Toán lớp 5: Thước đo phần trăm

Xem chi tiết tại file tải về.

11. Bài học STEM Toán lớp 5: Hình tròn, đường tròn

Xem chi tiết tại file tải về.

12. Bài học STEM Công nghệ lớp 5: Mô hình máy phát điện gió

Xem chi tiết tại file tải về.

13. KHBD STEM lớp 5: Mô hình thí nghiệm hạn chế xói mòn đất

14. KHBD STEM lớp 5: Mô hình mưa sắc màu

15. KHBD STEM lớp 5: Xe chạy bằng năng lượng mặt trời

16. KHBD STEM lớp 5: Cuốn sách xếp mô tả cuộc đời của bướm

17. KHBD STEM lớp 5: Xe điện chạy bằng pin

18. KHBD STEM lớp 5: Đĩa xoay mô tả vòng đời của ếch

19. KHBD STEM lớp 5: Thiệp điện tử

20. KHBD STEM lớp 5: Tách phèn chua từ dung dịch

21. KHBD STEM lớp 5: Mê cung điện

22. KHBD STEM lớp 5: Xe chạy bằng năng lượng nước chảy

23. KHBD STEM lớp 5: Xe buồm

24. KHBD STEM lớp 5: Ngôi nhà dành cho mèo

25. KHBD STEM lớp 5: Tên lửa giấy

26. KHBD STEM lớp 5: Hũ hành tím chua ngọt

27. KHBD STEM lớp 5: Biểu đồ biểu diễn các thành phần có trong đất

28. KHBD STEM lớp 5: Bộ ghép hình từ các khối lập phương

29. KHBD STEM lớp 5: Nước rửa tay bằng bồ hòn

30. KHBD STEM lớp 5: Tờ rơi tuyên truyền bảo vệ môi trường đất

31. KHBD STEM lớp 5: Bức tranh đèn LED

32. KHBD STEM lớp 5: Đồ chơi Đường đua điện

33. KHBD STEM lớp 5: Máy đánh trứng cầm tay

34. KHBD STEM lớp 5: Xe chạy bằng động cơ nước

35. KHBD STEM lớp 5: Hộp đựng bút đa năng

36. KHBD STEM lớp 5: Bảng hiệu từ cây xanh

37. KHBD STEM lớp 5: Bảng trưng bày về vòng đời của động vật

38. KHBD STEM lớp 5: Áp phích về năng lượng sạch

39. KHBD STEM lớp 5: Biểu đồ xoay

40. KHBD STEM lớp 5: Thước lăn

41. KHBD STEM lớp 5: Đèn giao thông

42. KHBD STEM lớp 5: Tách muối ra khỏi dung dịch

43. KHBD STEM lớp 5: Vi khuẩn có ích trong chế biến thực phẩm

44. KHBD STEM lớp 5: Dụng cụ học số thập phân

45. KHBD STEM lớp 5: Biến đổi chất

46. KHBD STEM lớp 5: Mạch điện đơn giản

47. KHBD STEM lớp 5: Mô hình thuyền buồm

48. KHBD STEM lớp 5: Thực hành trải nghiệm cùng bộ ghép hình Tangram

49. KHBD STEM lớp 5: Trồng cây không cần hạt

50. KHBD STEM lớp 5: Triển lãm sản phẩm STEM cuối học kì 1

51. KHBD STEM lớp 5: Vòng đời của động vật

52. KHBD STEM lớp 5: Xe ô tô cánh quạt chạy bằng pin

53. KHBD STEM lớp 5: Sử dụng máy tính cầm tay

54. KHBD STEM lớp 5: Ngôi nhà nhỏ, tiện ích

55. KHBD STEM lớp 5: Cẩm nang chăm sóc sức khỏe tuổi dậy thì

56. KHBD STEM lớp 5: Lập trình trò chơi

57. KHBD STEM lớp 5: Cẩm nang chăm sóc mẹ mang thai

II. Giáo án điện tử STEM lớp 5

1. Bài học STEM: Kẹo tinh thể

Giáo án STEM lớp 5: Kẹo tinh thể

2. Bài học STEM: Ngôi nhà điện mặt trời

Giáo án STEM lớp 5: Ngôi nhà điện mặt trời

3. Bài học STEM: Lọc nước sạch

Giáo án STEM lớp 5: Lọc nước sạch

4. Bài học STEM: Em điều khiển và tham gia giao thông

Giáo án STEM lớp 5: Em điều khiển và tham gia giao thông

5. Bài học STEM: Đèn điện để bàn

Bài giảng Powerpoint STEM lớp 5: Đèn điện để bàn

6. Bài học STEM: Đèn pin bỏ túi

Giáo án STEM lớp 5: Đèn pin bỏ túi

7. Bài học STEM: Mây, tre, song, chất dẻo

Xem chi tiết tại file tải về.

8. Bài học STEM: Cây cầu tre

Xem chi tiết tại file tải về.

9. Bài học STEM: Mô hình thí nghiệm hạn chế xói mòn đất

10. Bài học STEM: Mô hình mưa sắc màu

11. Bài học STEM: Xe chạy bằng năng lượng mặt trời

12. Bài học STEM: Trồng cây trong vỏ trứng

13. Bài học STEM: Cuốn sách xếp mô tả cuộc đời của bướm

14. Bài học STEM: Xe điện chạy bằng pin

15. Bài học STEM: Đĩa xoay mô tả vòng đời của ếch

16. Bài học STEM: Thiệp điện tử

17. Bài học STEM: Tách phèn chua từ dung dịch

18. Bài học STEM: Mê cung điện

19. Bài học STEM: Xe chạy bằng năng lượng nước chảy

20. Bài học STEM: Thước đo phần trăm

21. Bài học STEM: Xe buồm

22. Bài học STEM: Ngôi nhà dành cho mèo

23. Bài học STEM: Tên lửa giấy

24. Bài học STEM: Hũ hành tím chua ngọt

25. Bài học STEM: Biểu đồ biểu diễn các thành phần có trong đất

26. Bài học STEM: Bộ ghép hình từ các khối lập phương

27. Bài học STEM: Mô hình máy phát điện gió

28. Bài học STEM: Nước rửa tay bằng bồ hòn

29. Bài học STEM: Tách muối ra khỏi dung dịch

30. Bài học STEM: Dụng cụ học số thập phân

31. Bài học STEM: Biến đổi chất

32. Bài học STEM: Mạch điện đơn giản

33. Bài học STEM: Mô hình thuyền buồm

34. Bài học STEM: Thực hành trải nghiệm cùng bộ ghép hình Tangram

35. Bài học STEM: Trồng cây không cần hạt

36. Bài học STEM: Triển lãm sản phẩm STEM cuối học kì 1

37. Bài học STEM: Vòng đời của động vật

38. Bài học STEM: Vi khuẩn có ích trong chế biến thực phẩm

39. Bài học STEM: Xe ô tô cánh quạt chạy bằng pin

40. Bài học STEM: Sử dụng máy tính cầm tay

41. Bài học STEM: Ngôi nhà nhỏ, tiện ích

42. Bài học STEM: Cẩm nang chăm sóc sức khỏe tuổi dậy thì

43. Bài học STEM: Lập trình trò chơi

44. Bài học STEM: Cẩm nang chăm sóc mẹ mang thai

III. Giáo án STEM môn Khoa học lớp 5 file Word

Giáo án STEM môn Khoa học lớp 5 bao gồm Kế hoạch bài dạy STEM các chủ đề và hoạt động rất đa dạng sau:

Bài học STEM: Ngôi nhà phòng tránh muỗi

Xem chi tiết tại file tải về.

Bài học STEM: Trồng cây trong vỏ trứng

Xem chi tiết tại file tải về.

Bài học STEM: Vi khuẩn (Lên men dưa cải)

Xem chi tiết tại file tải về.

Bài học STEM: Cuộc đời của một chú bướm

Xem chi tiết tại file tải về.

Bài học STEM: Dụng cụ bắt muỗi

Xem chi tiết tại file tải về.

Bài học STEM: Mưa sắc màu

Xem chi tiết tại file tải về.

Bài học STEM: Cây cầu tre, mây song

Xem chi tiết tại file tải về.

Bài học STEM: Nhà pha chế tương lai

Xem chi tiết tại file tải về.

Tải về để xem tiếp nội dung Giáo án STEM lớp 5 File Powerpoint, Word

IV. Giáo án STEM lớp 5 Chân trời sáng tạo file Word

Giáo án STEM lớp 5 CTST là mẫu kế hoạch bày dạy các môn học lớp 5 bộ sách Chân trời sáng tạo Tuần 5 tích hợp STEM bản word. Các tuần còn lại sẽ được HoaTieu update sau, bạn đọc xem đầy đủ nội dung trong file tải về.

TUẦN 5

Hoạt động trải nghiệm

Sinh hoạt dưới cờ

THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH “AN TOÀN CHO EM – AN TOÀN

CHO MỌI NGƯỜI”

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù

Năng lực thích ứng với cuộc sống: tìm hiểu và xác định được nguyên tắc giao tiếp an toàn trên mạng để đảm bảo an toàn khi giao tiếp trên mạng. Tìm hiểu được một số biện pháp phòng chống hỏa hoạn, thực hành thoát hiểm khi hỏa hoạn từ đó thích ứng được với những tình huống trong cuộc sống.

2. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: chia sẻ được với bạn về lợi ích và nguy cơ khi giao tiếp trên mạng. Cùng bạn sắm vai xử lý tình huống về đảm bảo an toàn khi giao tiếp trên mạng

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự chủ khi giao tiếp trên mạng. Tự tìm kiếm thông tin về nguy cơ khi giao tiếp trên mạng và cách phòng tránh. Tự tìm kiếm thông tin về nguyên nhân gây hỏa hoạn và cách phòng tránh.

3. Phẩm chất

Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân và với mọi người khi giao tiếp trên mạng và đảm bảo an toàn để phòng tránh hỏa hoạn.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Địa điểm, hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động

- Hướng dẫn HS chuẩn bị những những nội dung, các câu hỏi liên quan đến an toàn khi giao tiếp trên mạng để sẵn sàng trao đổi khi nghe nói chuyện.

- Một số phần quà để trao thưởng (nếu có).

2. Học sinh:

- Chuẩn bị nội dung, các câu hỏi liên quan đến an toàn khi giao tiếp trên mạng.

- Tâm thế sẵn sàng tham gia hoạt động nghe nói chuyện về an toàn khi giao tiếp trên mạng.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1) Mục tiêu

- Học sinh nêu được những nội dung, các câu hỏi liên quan đến an toàn khi giao tiếp trên mạng.

- Học sinh sẵn sàng trao đổi với khách mời khi nghe nói chuyện về chủ đề “an toàn khi giao tiếp trên mạng”

- Học sinh tích cực suy nghĩ về những hoạt động mình sẽ thực hiện để hưởng ứng phong trào “an toàn cho em – an toàn cho mọi người”.

2) Tiến trình hoạt động

– GV hướng dẫn các em chuẩn bị những nội dung, các câu hỏi liên quan đến an toàn khi giao tiếp trên mạng và sẵn sàng trao đổi với khách mời khi nghe nói chuyện về chủ đề “an toàn khi giao tiếp trên mạng”.

- Gợi ý một số nội dung như:

+ Có những nguy cơ nào khi giao tiếp trên mạng?

+ Làm thế nào để có thể tự chủ khi giao tiếp trên mạng?

+ Khi giao tiếp trên mạng, các em cần chú ý những điều gì?

+ …….

- HS suy nghĩ và chuẩn bị theo hướng dẫn.

- GV nhắc nhở các em tập trung lắng nghe khách mời chia sẻ về an toàn khi giao tiếp trên mạng.

– HS ghi nhớ và thực hiện

– GV nhắc nhở HS ghi chép lại những điều các em học hỏi được khi nghe nói chuyện về an toàn khi giao tiếp trên mạng.

- HS chuẩn bị gấy, bút viết để ghi chép

- GV gợi ý cho các em suy nghĩ về những hoạt động mình sẽ thực hiện để hưởng ứng phong trào “an toàn cho em – an toàn cho mọi người”.

- HS suy nghĩ và trả lời.

3. Tổng kết hoạt động

− GV động viên và nhắc HS các việc cần chú ý thực hiện để thực hiện tốt nội dung em đã đăng kí rèn luyện, xứng đáng là Đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG

>>> Xem tiếp tại file tải về.

Trên đây là Giáo án STEM lớp 5 tích hợp, lồng ghép các môn học: Toán, Mĩ thuật, Công nghệ, Khoa học, Hoạt động trải nghiệm... với nhiều chủ đề kèm các hoạt động đa dạng, ứng dụng được vào thực tế. Qua đó khuyến khích sự tham gia, tìm tòi, sáng tạo của học sinh. 

KHBD: Giáo án STEM lớp 5 sẽ được HoaTieu.vn update liên tục để mang đến cho bạn đọc những tài liệu giáo dục đa dạng, mới nhất. Thầy cô nhớ đón xem để cập nhật tài liệu chất lượng nhé! Đặc biệt, trong quá trình tải file, nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ trực tiếp với HoaTieu.vn qua hotline hoặc website để được tư vấn và giúp đỡ sớm nhất có thể. Chúc thầy cô một năm học mới đạt được nhiều thành tích cao.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Giáo án - Bài Giảng của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
105 56.517
Giáo án STEM lớp 5 năm 2024-2025 (Powerpoint, Word)
Chọn file tải về :
5 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • 🖼️
    Nùng sử phượng

    cho toi bai xe buom

    Thích Phản hồi 09:09 10/11
    • 🖼️
      Nùng sử phượng

      cho toi bai xe buom giao an stem lop 5 mon khoa hoc

      Thích Phản hồi 09:10 10/11
      • 🖼️
        Hồ Văn Xân

        36. KHBD STEM lớp 5: Bảng hiệu từ cây xanh

        Thích Phản hồi 20:00 08/12
        • 🖼️
          Nguyễn Thị Hòa

          Cho tôi tải Stem lớp 5 Bài 9: Thiệp điện Tử

          Thích Phản hồi 21:11 09/12
          • 🖼️
            Nguyễn Thị Hải Yến

            Bạn đã xác thực tài khoản chưa ạ? Sau khi xác thực xong, bạn chọn Tải về. Lưu ý là file tải rất nặng, bạn sử dụng máy tính để tải về và giải nén nhé, không dùng điện thoại di động.

            Thích Phản hồi 15:20 10/12
        • 🖼️
          Nguyễn Thanh Loan

          Cho tôi bài thực hành và trải nghiệm làm hộp bút hình hộp chữ nhật

          Thích Phản hồi 14:53 24/12
          Tài liệu dành riêng cho Tài khoản sử dụng gói Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
          Hoặc không cần đăng nhập và tải nhanh tài liệu Giáo án STEM lớp 5 năm 2024-2025 (Powerpoint, Word)