(File Word) Giáo án Tin học 5 Chân trời sáng tạo 2024-2025

Tải về

Giáo án lớp 5 môn Tin học Chân trời sáng tạo

(File Word) Kế hoạch bài dạy Tin học 5 Chân trời sáng tạo - Giáo án Tin học 5 Chân trời sáng tạo năm học 2024-2025 là mẫu giáo án bài giảng theo chương trình mới để các thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng theo dõi.

Mẫu Giáo án Tin học lớp 5 theo Công văn 2345 bộ Chân trời sáng tạo sẽ là nguồn tư liệu hữu ích, giúp giáo viên tiết kiệm thời gian, công sức khi biên soạn giáo án; tổ chức dạy học theo chương trình mới dễ dàng và có thêm nhiều ý tưởng sáng tạo trong việc giảng dạy.  Mời thầy cô Download KHBD Tin học lớp 5 Chân trời sáng tạo miễn phí tại bài viết.

Lưu ý: Trong file tải về chỉ có mẫu Giáo án Tin 5 CTST bài 1. Các bài khác sẽ được HoaTieu.vn cập nhật sau.

Giáo án môn Tin học lớp 5 theo chương trình mới
Giáo án môn Tin học lớp 5 theo chương trình mới

KHBD Tin học lớp 5 Chân trời sáng tạo file word

CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ EM

BÀI 1. MÁY TÍNH CÓ THỂ GIÚP EM LÀM NHỮNG VIỆC GÌ?

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được ví dụ máy tính giúp giải trí, học tập, tìm, trao đổi thông tin, hợp tác với bạn bè và tạo ra sản phẩm số theo ý tưởng của bản thân.
  • Thể hiện được mong muốn biết sử dụng máy tính thành thạo để làm được nhiều việc hơn.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực học tập, tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp

Năng lực riêng:

  • Nhận dạng, sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.
  • Thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.

Phẩm chất:

  • Rèn luyện ý thức trách nhiệm, cẩn thận đối với việc sử dụng thiết bị điện.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Chuẩn bị hình ảnh, mô hình hoặc thiết bị làm giáo cụ minh họa trực quan các thiết bị và ứng dụng của máy tính.

Đối với học sinh

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và HS trước khi vào môn tin học.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hình 1 phần Khởi động – SGK tr.5 và trả lời câu hỏi: Em có thể dùng máy tính để làm những việc gì?

(Youtube Kids cung cấp nội dung hướng tới trẻ em, với công cụ kiểm soát nội dung và được quản lý bởi phụ huynh, ứng dụng cho phép lọc các video được coi là không phù hợp với trẻ em 12 tuổi trở xuống.)

- GV mời 2 – 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình.

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt HS vào bài: Để giúp cả lớp biết máy tính có thể sử dụng để làm những việc gì, chúng ta cùng đến với bài hôm nay – Bài 1: Máy tính có thể giúp em làm những việc gì?

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Máy tính có thể giúp gì cho việc học tập của em?

a. Mục tiêu: GV giới thiệu những phần mềm và trang web giúp HS học tập, rèn luyện, mở mang kiến thức.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát lại các phần mềm và trang web - SGK tr.5 và đặt câu hỏi: Ngoài những phần mềm và trang web mà em đã biết ở các lớp học trước, em còn biết những phần mềm và trang web nào khác giúp em trong việc học tập không?

Phần mềm học tập môn Toán.

Học Tiếng Anh trực tuyến.

- GV gọi 2 – 3 bạn HS trả lời.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc to nội dung thông tin trong mục 1 phần KHÁM PHÁ SGK tr.5.

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 4 HS), thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Một bạn cho rằng máy tính có thể giúp học sinh học tập, rèn luyện, mở mang kiến thức. Em có đồng ý với ý kiến của bạn hay không? Tại sao?

- GV gọi đại diện các nhóm lên bảng trình bày nội dung của nhóm mình.

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá và chốt lại kiến thức.

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai đúng?”

- GV chia lớp thành 2 nhóm và nêu câu hỏi:

Hãy kể tên những phần mềm và trang web giúp em học tập, rèn luyện, mở mang kiến thức.

Luật chơi: Hai nhóm chơi lần lượt từng bạn, mỗi bạn kể tên một phần mềm, trang web. Nhóm nào dừng lại trước là thua. Lưu ý không lặp lại tên phần mềm, trang web đã kể trước đó.

- Sau khi kết thúc trò chơi, giáo viên trình chiếu một số phần mềm, trang web giúp học tập.

olm.vn

violympic.vn

2. Máy tính giúp tạo sản phẩm số, tìm, trao đổi thông tin.

a. Mục tiêu: GV giới thiệu những phần mềm, trang web giúp HS tạo sản phẩm số, tìm và trao đổi thông tin.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 4 – SGK tr.6, thảo luận theo cặp và nêu tên những phần mềm, trang web giúp tìm, chia sẻ, trao đổi thông tin.

- GV gọi 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời trước lớp.

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.

- GV trình chiếu lại các phần mềm, trang web giúp tìm, chia sẻ, trao đổi thông tin.

Microsoft Word – Phần mềm soạn thảo văn bản.

Microsoft PowerPoint – Phần mềm trình chiếu

Một số phần mềm chia sẻ, trao đổi thông tin:

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc to nội dung thông tin trong mục 2 phần KHÁM PHÁ SGK tr.6 và trả lời câu hỏi: Nêu những sản phẩm số em có thể tạo ra nhờ máy tính.

- GV gọi 2 – 3 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe và bổ sung (nếu cần).

- GV chia lớp thành 2 nhóm thảo luận:

+ Nhóm 1: Nêu ví dụ cho thấy máy tính có thể giúp em tìm, chia sẻ, trao đổi thông tin.

+ Nhóm 2: Nêu ví dụ cho thấy, nhờ máy tính, em có thể hợp tác với bạn bè để thực hiện nhiệm vụ chung.

- GV đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung thảo luận, nhóm kia lắng nghe và bổ sung (nếu cần).

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá và chốt lại kiến thức.

3. Máy tính là công cụ giúp em giải trí.

a. Mục tiêu: GV giới thiệu những phần mềm, trang web giải trí.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 5 – SGK tr.7 và trả lời câu hỏi:

Em hãy nêu những hoạt động giải trí em có thể thực hiện trên máy tính.

- GV gọi 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và bổ sung (nếu thiếu).

- GV tiếp tục đặt câu hỏi và cho HS thảo luận theo cặp: Ngoài những hoạt động trên, em còn có thể thực hiện những hoạt động giải trí nào khác trên máy tính?

- GV trình chiếu một vài hoạt động giải trí bằng máy tính.

Nghe nhạc.

Xem phim.

Vẽ tranh.

Đọc sách.

Trò chuyện với người thân, bạn bè.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc to nội dung thông tin trong mục 3 phần KHÁM PHÁ SGK tr.7.

- GV chốt lại kiến thức.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập.

b. Cách thức thực hiện:

Bài tập 1 .

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Máy tính có thể giúp em làm những việc gì? Nêu ví dụ minh hoạ.

- GV mời 1-2 HS đứng dậy trả lời

- GV cùng HS đánh giá, nhận xét và bổ sung (nếu thiếu).

Bài tập 2 .

- GV yêu cầu thảo luận theo nhóm 3-4 HS và đưa ra câu hỏi:

Có ý kiến cho rằng: Máy tính là công cụ đa năng, có thể giúp con người làm được nhiều việc nên cần thiết phải biết sử dụng máy tính một cách thành thạo. Em có đồng ý với ý kiến này không? Tại sao?

- GV mời 2-3 nhóm đứng dậy trả lời.

- GV cùng HS đánh giá, nhận xét.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức để liên hệ vào cuộc sống thực tiễn.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức trò chơi Ô chữ bí mật.

Hãy tìm từ khoá bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Trường học tiếng anh là gì?

Câu 2. Tên phần mềm soạn thảo văn bản là gì?

Câu 3. Tên phần mềm học trực tuyến bắt đầu bằng chữ Z?

Câu 4. Tên phần mềm luyện tập gõ bàn phím đúng cách là gì?

Câu 5. Âm nhạc tiếng anh là gì?

Câu 6. Làm việc nhóm tiếng anh là gì?

Câu 7. Tên một phần mềm tạo bài trình chiếu theo ý muốn?

Câu 8. Tên phần mềm chat bắt đầu bằng chữ M?

- GV mời HS trả lời từng câu một. Nếu chưa đúng thì mời HS khác trả lời lại.

- GV cho HS thảo luận theo nhóm: Trao đổi với bạn để nêu một việc mà em chưa làm được nhưng em làm được nhờ máy tính. Cho biết em cần học hỏi thêm điều gì để làm được như bạn.

- GV mời 2-3 nhóm trình bày.

- GV nhận xét.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các kiến thức đã học ở Bài 1.

+ Đọc và chuẩn bị trước Bài 2: Tìm thông tin trên Website.

- HS trả lời:

Hình 1a: Luyện tập gõ bàn phím đúng cách.

Hình 1b: Sử dụng chuột.

Hình 1c: Khám phá Hệ Mặt Trời.

Hình 1d: Xem video.

- HS khác bổ sung (nếu cần).

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời:

+ Phần mềm học tập môn Toán.

+ Phần mềm/Trang web học Tiếng Anh trực tuyến.

+ Các trang web cung cấp kiến thức về các môn thể thao, nghệ thuật, kĩ năng sống, …

- HS khác bổ sung.

- HS đọc to và rõ ràng.

- HS tham gia trò chơi.

- HS trả lời:

+ Em đồng ý với ý kiến của bạn.

+ Hiện nay có rất nhiều trang web, phần mềm học tập, luyện thi trực tuyến giúp em học tập, rèn luyện, mở mang kiến thức.

- HS khác bổ sung.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát Hình 4 và trả lời:

Work, PowerPoint, Google, Zalo, Messenger, …

- HS lắng nghe.

- HS đọc to và rõ ràng.

- HS trả lời:

Bản nhạc, hình ảnh, phim hoạt hình, …

- HS trả lời:

+ Nhóm 1:

Nhờ Google em có thể tìm kiếm những thông tin mà mình cần.

Thông qua Zalo, Messenger, … em có thể chia sẻ, trao đổi thông tin với các bạn bằng tin nhắn hoặc gọi điện thoại, video call.

+ Nhóm 2:

Thông qua Zoom, Microsoft Teams em có thể cùng các bạn thảo luận, trao đổi bất cứ chỗ nào. Khi sử dụng Word, PowerPoint làm bài tập có thể chia nhau ra làm các phần rồi ghép lại,...

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS trả lời:

Chơi trò chơi.

Xem phim, video.

Đọc truyện.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

- HS chú ý, lắng nghe.

- HS đọc to và rõ ràng.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

Bài tập 1 :

Học sinh trả lời:

- Máy tính giúp em học tập, rèn luyện, mở mang kiến thức.

VD: Em có thể tham gia các khoá học, luyện thi trực tuyến, tìm kiếm thông tin về lịch sử, khoa học, văn hoá, thể thao, xã hội.

Một số phần mềm hỗ trợ học trực tuyến:

+ Zoom

+ Microsoft Team

+ Google Meet:

- Máy tính giúp em tạo sản phẩm số, tìm, trao đổi thông tin.

VD:

+ Em có thể tạo chương trình Scratch kể câu chuyện, điều khiển nhân vật di chuyển trên sân khấu theo ý tưởng của bản thân.

+ Sử dụng Google để tìm kiếm thông tin trên Internet. Sử dụng Zalo, Messenger để trao đổi thông tin, hỗ trợ làm việc nhóm.

- Máy tính giúp em giải trí: chơi trò chơi, nghe nhạc, xem phim, đọc truyện, …

- HS lắng nghe.

Bài tập 2 :

Học sinh trả lời:

Em đồng ý.

- Máy tính giúp em học tập, rèn luyện các môn học trong nhà trường một cách dễ dàng, thuận tiện:

+ Em có thể tham giá các khoá học, luyện thi trực tuyến bất cứ khi.

+ Em có thể tìm tất cả những thông tin mà mình không biết trên Internet từ đó mở rộng được kiến thức của bản thân.

+ Em có thể soạn thảo văn bản, làm bài thuyết trình một cách dễ dàng và khoa học.

- Máy tính giúp em trao đổi thông tin với thầy cô, bạn bè. Em có thể dễ dàng thực hiện bài tập nhóm với các bạn thông qua các phần mềm nhắn tin, gọi điện thoại miễn phí.

- Ngoài ra em còn có thể giải trí bằng máy tính thông qua các phần mềm, trang web chơi trò chơi, nghe nhạc, xem phim, đọc truyện, vẽ tranh, liên lạc với gia đình, …

- HS lắng nghe.

- HS tham gia trò chơi.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS lắng ng

Mời bạn đọc tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Giáo án - Bài Giảng góc Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
9 5.178
1 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • 0987473470
    0987473470

    Có 1 bài thôi

    Thích Phản hồi 14:32 08/11
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm