PowerPoint dạy thêm Tiếng Việt 5 Bài 32: Sự tích chú Tễu
Giáo án dạy thêm Bài Sự tích chú Tễu lớp 5
Giáo án bài Sự tích chú Tễu lớp 5 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là mẫu giáo án dạy thêm môn Tiếng Việt lớp 5 Bài 32 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Mẫu giáo án dạy thêm Tiếng Việt 5 KNTT Bài 32 được biên soạn đẹp mắt bằng phần mềm PowerPoint và Word sẽ là tài liệu tham khảo giảng dạy bổ ích cho các thầy cô giáo.
Bài giảng điện tử Tiếng Việt 5 Bài Sự tích chú Tễu
Giáo án dạy buổi 2 Tiếng Việt 5 Bài 32 KNTT
Bài đọc: Sự tích chú Tễu
Viết: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Sự tích chú Tễu.
- Nắm được cấu tạo và đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về phần Viết).
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Năng lực văn học:
- Biết tóm tắt nội dung bài đọc, nắm được những chi tiết quan trọng của bài.
- Nắm được những yêu cầu đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình.
3. Phẩm chất:
- Biết cách quan sát sự vật, hiện tượng trong cuộc sống, rèn luyện năng lực tưởng tượng, miêu tả và biết trân trọng những kí ức, kỉ niệm tươi đẹp.
- Biết trân trọng, bảo tồn, phát huy những truyền thống văn hóa của thế hệ trước đã để lại.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên:
- Giáo án, SGK Tiếng Việt 5 kết nối tri thức, VBT Tiếng Việt 5 kết nối tri thức.
- Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
- Phiếu học tập số 1.
2. Đối với học sinh:
- Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, xem video Múa rối Tễu và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu cảm nhận của em về chú Tễu có trong video? https://www.youtube.com/watch?v=WM43Y8O2n-Y - GV mời 1 HS đại diện mỗi nhóm đưa ra đáp án. Các HS nhóm khác lắng nghe, bổ sung (nếu có). - GV gợi ý, nhận xét, đánh giá và khích lệ HS: Chú Tễu là một hình tượng mang lại nhiều tiếng cười. Bản thân chú Tễu cũng là người ngoan ngoãn, nhân hậu, biết suy nghĩ và làm điều tốt, việc thiện. Hiện thân con rối chú Tễu cho thấy con người Tễu sẽ còn mãi, luôn đem đến niềm vui cho mọi người. - GV giới thiệu nội dung bài ôn tập: Chủ đề 4 – Ôn tập Bài 32: + Bài đọc: Sự tích chú Tễu. + Viết: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình. B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP Hoạt động 1: Luyện đọc – Sự tích chú Tễu. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Sự tích chú Tễu với giọng đọc hòm hỉnh, truyền cảm; đọc phân biệt giọng nhân vật; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, biết ngắt nghỉ hợp lí ở những câu dài; biết nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái và cảm xúc của các nhân vật, thể hiện tính hài hước của chú Tễu. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận. - GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, nhiều cảm xúc. - GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài. - GV gọi 2 HS lần lượt đứng dậy đọc toàn bài. - GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, - GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Ôn tập phần viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các lỗi thường gặp khi viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình. b. Cách tiến hành - GV nêu câu hỏi: Nêu những yêu cầu để đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình. - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, bổ sung kiến thức. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Sự tích chú Tễu. b. Cách tiến hành - GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi. - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập. - GV mời đại diện 2 – 3 HS báo cáo kết quả bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có) - GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Sự tích chú Tễu, hiểu ý nghĩa bài đọc. + Hoàn thiện đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình. + Chuẩn bị bài ôn tập sau. | - HS trật tự. - HS thảo luận nhóm đôi và đưa ra đáp án. - HS lắng nghe, bổ sung (nếu có). - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS luyện đọc theo nhóm đôi. - HS đọc bài, các HS khác lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời. Những yêu cầu để đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình: + Có đủ 3 phần: mở bài, triển khai, kết thúc + Đảm bảo yêu cầu của đoạn văn giới thiệu nhân vật trong phim hoạt hình: Về nội dung: l Giới thiệu được tên bộ phim, tên nhân vật gây ấn tượng. l Nêu khái quát nội dung bộ phim l Trình bày được đặc điểm nổi bật về ngoại hình, hoạt động,… của nhân vật thông qua những tình huống cụ thể trong phim. l Nêu được ý nghĩa của bộ phim l Thể hiện được tình cảm, cảm xúc đối với bộ phim Về hình thức: l Trình bày đoạn văn đúng quy cách l Sắp xếp ý hợp lí l Có sáng tạo trong việc dùng từ, viết câu l Chữ viết sạch, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả - HS chú ý lắng nghe. - HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút). - HS hoàn thành phần trắc nghiệm (10 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:
- HS lắng nghe, chữa bài. - HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả. a. Múa rối nước có sự góp mặt của tích, của trò, của ca, múa, nhạc, diễn, hề kết hợp với âm thanh, ánh sáng, lời giáo trò, lời thoại, dàn nhạc, tiếng pháo... tạo nên những hiệu ứng mạnh và hấp dẫn người xem. Ngoài ra còn có những tích truyện văn chương, các phong tục tập quán, những làn điệu chèo, tuồng, các câu phương ngôn, tục ngữ, ca dao, dân ca của dân tộc. b. Các vở diễn trong múa rối nước mô tả những cảnh sinh hoạt đời thường và công việc nhà nông, như: Đi cấy, đi bừa, chăn vịt, úp nơm, đánh cá, xay lúa, giã gạo, câu ếch, bắt vịt; các quang cảnh lễ hội: Múa rồng, múa sư tử, rước kiệu, đấu vật, đánh võ, chọi trâu, chọi gà, đua thuyền, bơi chải, đánh đu; ca ngợi truyền thống chống giặc ngoại xâm như: Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo; các trích đoạn chèo, tuồng như: Thị Màu lên chùa, Thạch Sanh, Tấm Cám; các nghi thức tín ngưỡng: Đi hội, tô tượng, đúc chuông, lễ Phật, rước thần… c. Được công chúng, nhất là du khách nước ngoài rất yêu thích. Nhà hát Múa rối Việt Nam, Nhà hát Múa rối Thăng Long đã mang nghệ thuật múa rối nước Việt Nam đi biểu diễn ở gần 100 nước trên thế giới... Nhà hát Múa rối Thăng Long từng nhận được danh hiệu Nhà hát duy nhất ở châu Á biểu diễn liên tục 365 ngày trong năm. Hầu hết khán giả nước ngoài đều ngạc nhiên và thán phục múa rối nước của Việt Nam. Người Pháp gọi đó là “linh hồn của đồng ruộng Việt Nam” - HS lắng nghe, chữa bài. - HS lắng nghe, tiếp thu - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. |
.........................
Xem trọn bộ giáo án dạy thêm Bài 32 Tiếng Việt 5 KNTT trong file tải về.
Mời các bạn tham khảo thêm nhiều mẫu giáo án hay khác trên chuyên mục Giáo án lớp 5 của Hoatieu nhé.
- Chia sẻ:Cô bé bướng bỉnh
- Ngày:
Tham khảo thêm
PowerPoint Toán 5 Bài 45: Hình thang
PowerPoint dạy thêm Tiếng Việt 5 Bài 28: Tập hát quan họ
PowerPoint dạy thêm Toán 5 Bài 29: Luyện tập chung
PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 28: Tập hát quan họ
PowerPoint dạy thêm Tiếng Việt 5 Bài 30: Nghệ thuật múa ba lê
PowerPoint dạy thêm Tiếng Việt 5 Bài 31: Một ngôi chùa độc đáo
PowerPoint dạy thêm Toán 5 Bài 30: Ôn tập số thập phân
PowerPoint dạy thêm Tiếng Việt 5 Bài 29: Phim hoạt hình Chú ốc sên bay
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo án lớp 5
PowerPoint Toán 5 Bài 46: Diện tích hình thang
Bài giảng điện tử Lớp 5 môn Khoa học Chân trời sáng tạo (Tuần 1-13)
PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 28: Nói và nghe: Chương trình nghệ thuật em yêu thích
Giáo án STEM lớp 5: Lọc nước sạch (File Powerpoint, Word)
PowerPoint Toán 5 Bài 52: Ôn tập số thập phân
PowerPoint dạy thêm Tiếng Việt 5 Bài 32: Sự tích chú Tễu