PowerPoint dạy thêm Tiếng Việt 5 Bài 27: Tranh làng Hồ
Giáo án dạy thêm Bài Tranh làng Hồ lớp 5
Giáo án bài Tranh làng Hồ lớp 5 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là mẫu giáo án dạy thêm môn Tiếng Việt lớp 5 Bài 27 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Mẫu giáo án dạy thêm Tiếng Việt 5 KNTT Bài 27 được biên soạn đẹp mắt bằng phần mềm PowerPoint và word sẽ là tài liệu tham khảo giảng dạy bổ ích cho các thầy cô giáo.
Bài giảng điện tử Tiếng Việt 5 Bài Tranh làng Hồ
Giáo án dạy buổi 2 Tiếng Việt 5 Bài 27
ÔN TẬP BÀI 27
Bài đọc: Tranh làng Hồ
Luyện từ và câu: Luyện tập về điệp từ, điệp ngữ
Viết: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Tranh làng Hồ.
- Nhận diện, hiểu được vai trò và vận dụng thành tạo được điệp từ và điệp ngữ.
- Nắm được cấu tạo và lập dàn ý được đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt).
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Năng lực văn học:
- Biết tóm tắt nội dung bài đọc, nắm được những chi tiết quan trọng của bài.
- Nắm được những kiến thức căn bản và sử dụng thành thạo được điệp từ, điệp ngữ.
- Vận dụng được cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ.
3. Phẩm chất:
- Biết cách quan sát sự vật, hiện tượng trong cuộc sống, biết trân trọng những di sản và kế thừa những tinh hoa của thế hệ trước.
- Biết bảo tồn, giữ gìn và phát huy truyền thống làng nghề của Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên:
- Giáo án, SGK Tiếng Việt 5 kết nối tri thức, VBT Tiếng Việt 5 kết nối tri thức.
- Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
- Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh:
- Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Em đã từng xem tranh làng Hồ chưa? Hãy giới thiệu bức tranh làng Hồ đó? - GV mời 1 HS đại diện mỗi nhóm đưa ra đáp án. Các HS nhóm khác lắng nghe, bổ sung (nếu có). - GV gợi ý, nhận xét, đánh giá và khích lệ HS: Em đã từng xem tranh làng Hồ. Bức tranh đó là đám cưới chuột - diễn ra tưng bừng. Cảnh trên là bốn con chuột đang điếu đóm con mèo những sản vật như chim, cá; cảnh dưới cô dâu ngồi kiệu, chú rể cưỡi ngựa cờ quạt tưng bừng. - GV giới thiệu nội dung bài ôn tập: Chủ đề 4 – Ôn tập Bài 27: + Bài đọc: Tranh làng Hồ. + Luyện từ và câu: Luyện tập điệp từ và điệp ngữ. + Viết: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ. B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP Hoạt động 1: Luyện đọc – Tranh làng Hồ. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài thơ Tranh làng Hồ với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, biết ngắt nghỉ hợp lí ở những câu dài thể hiện được những nét đặc sắc của tranh làng Hồ với chất liệu thủ công, tỉ mẩn tới từng cử chỉ, điệu bộ của hình vẽ mà nêu bật được cái tính dí dỏm, hóm hỉnh, vui tươi mà chân chất, đời thường. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận. - GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, nhiều cảm xúc. - GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài. - GV gọi 2 HS lần lượt đứng dậy đọc toàn bài. - GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, - GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kiến thức cơ bản về điệp từ và điệp ngữ. b. Cách tiến hành - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi: Nêu tác dụng của biện pháp điệp từ và điệp ngữ? Cho ví dụ cụ thể - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 3: Ôn tập phần viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được dàn ý của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ. b. Cách tiến hành - GV nêu câu hỏi: Nêu các bước lập dàn ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ. - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, bổ sung kiến thức. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Tranh làng Hồ. b. Cách tiến hành - GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi. - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập về điệp từ và điệp ngữ. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập. - GV mời đại diện 2 – 3 HS báo cáo kết quả bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Tranh làng Hồ, hiểu ý nghĩa bài đọc. + Ôn tập lại định nghĩa, tác dụng và tìm thêm các ví dụ về điệp từ, điệp ngữ. + Hoàn thiện đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ. + Chuẩn bị bài ôn tập sau. | - HS trật tự. - HS thảo luận nhóm đôi và đưa ra đáp án. - HS lắng nghe, bổ sung (nếu có). - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS luyện đọc theo nhóm đôi. - HS đọc bài, các HS khác lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS thảo luận nhóm đôi. - HS trả lời. + Tạo ra sự nhấn mạnh VD: “… Nhớ sao lớp học i tờ → Trong đoạn thơ trên, từ "nhớ sao" được lặp lại tới 3 lần cho thấy tác dụng nhấn mạnh sự nhớ nhung của tác giả về những kỷ niệm xưa cũ. + Tạo sự liên kết VD: Còn trời, còn nước, còn non → Điệp từ “còn” được lặp lại nhiều lần để liệt kê những sự vật có sự liên kết với nhau để nói lên tình cảm của tác giả dành cho cô bán rượu. + Tạo sự khẳng định VD: “Trong đầm gì đẹp bằng sen → Trong ví dụ trên, biện pháp lặp lại một cụm từ nhằm khẳng định vẻ đẹp thuần túy của bông sen. - HS chú ý lắng nghe. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời. Dàn ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ gồm 3 phần: 1. Mở đầu: Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ. 2. Triển khai: Nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. 3. Kết đoạn: Nêu suy nghĩ, cảm xúc,… về bài thơ. - HS chú ý lắng nghe. - HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút). - HS hoàn thành phần trắc nghiệm (10 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:
- HS lắng nghe, chữa bài. - HS hoàn thành phần luyện từ và câu (15 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận: Bài 1: Điệp ngữ trong đoạn thơ, đoạn văn và tác dụng của nó: a) Điệp ngữ: “Tiếng ...?” Tác dụng: Liệt kê những sự vật, những điều được nói tới trong bài thơ b) Điệp ngữ: “Việt Nam” Tác dụng: Nhấn mạnh tình cảm tha thiết dành cho quê hương, đất nước của nhân vật trữ tình ta. c) Điệp ngữ: “Thoắt cái...” Tác dụng: Nhấn mạnh sự thay đổi thời tiết theo mùa ở SaPa và cho thấy cảnh quan hội tụ của các mùa rõ rệt và thật đẹp trong đoạn văn của Nguyễn Phan Hách Bài 2: a. Điệp ngữ: “Em yêu” Tác dụng: Nhấn mạnh tình yêu của bạn nhỏ dành cho ngồi nhà của mình và liệt kê những điều thú vị xung quanh ngôi nhà bạn. b. Điệp ngữ: “Tức thì” Tác dụng: Nhấn mạnh sự khẩn trương và nhanh chóng của các sự vật được nhắc tới. c. Điệp ngữ: “Con bướm vàng” Tác dụng: Nhấn mạnh sự thích thú và vui đùa của bạn nhỏ. - HS lắng nghe, chữa bài. - HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả. a. Khi quấy bánh đúc người ta thường chú ý là: bột phải xay cho thật nhuyễn, nước vôi gia vừa tay, bánh quấy thật kỹ, để nguội ăn không nồng và bẻ cái bánh thì giòn mà nhai vừa, không cứng. b. Đó là những loại rau ghém như: rau chuối thái mỏng, ngổ canh, thơm, kinh giới, tía tô. Cây chuối con thái ra thật mỏng, được ít nào thì cho vào một chậu nước lã có đánh một tí phèn, đặt vào đĩa, trông như những cái đăng ten trắng muốt; ngổ Canh và kinh giới thì xanh màu ngọc thạch; rau thơm sẫm hơn, còn tía tô màu tím ánh hồng. Dầm mỗi thứ rau đó vào một ít nước nộm rồi điểm mấy sợi bánh đúc trắng ngà, và một miếng, anh sẽ thấy là ta và vào miệng tất cả hương vị của những thửa vườn rau xanh ngắt nơi thôn ổ đìu hiu. c. Họ thường ăn bánh đúc nham. Nham có ý ngấy hơn nộm một chút. Đáng lẽ là giá chần thì đây là hoa chuối bao tử thái nhỏ, rồi tùy theo sở thích của từng nhà, đem trộn thật đều tay với vừng trắng rang thơm, lạc giã nhỏ, thính, bì thái chỉ hay tôm gạo. Có nơi lại làm nham với cua đồng thứ nhỏ, xé đôi, rang lên cho vừa vàng; người ta bảo ăn thế giòn, nhưng người nào không quen thì có thể cho như thế hơi tanh một chút. d. Bánh đúc ngô - còn được gọi là bánh “rùa vàng”, làm bằng ngô xay thành bột, và cũng có nước vôi, thì ăn có lạ miệng thật đấy, nhưng bứ và chóng chán. Thứ bánh đúc này cũng đổ khuôn trong những cái đĩa đàn, ăn nguội, chấm với đường hay muối vừng. Bánh có màu hoàng yến, có ý rắn hơn thứ bánh đúc chấm tương, ăn không lấy gì làm êm giọng, nhưng thỉnh thoảng nhấm nháp cũng bùi và lạ miệng. Nát hơn thứ bánh đúc chấm tương một chút, bánh đúc hành mỡ ăn béo hơn và có thể ăn hai cách là nóng hẳn hay nguội hẳn. Ăn nóng thì ăn ngay vào lúc bánh vừa ở nồi múc ra đĩa, khói lên nghi ngút; ta rưới một ít hành chưng mỡ nước, rồi xắn từng miếng chấm nước mắm pha giấm ớt, ăn với đậu rán. Ăn bánh đúc hành mỡ hàng thì phần nhiều ăn nguội, vì từ chỗ làm bánh lên đến trên phố, thường là bánh đã nguội rồi. Nhiều người thích nguội như thế vì nó mát, vừa ăn vừa nhởn nha suy nghĩ thì trong cái mềm, cái mát hơi nồng của nước vôi có cái thơm, bùi của hành mỡ chưng lên vừa vặn, không sống mà cũng không khét, điều hòa, tiếu tấu như một bài thơ bát cú gói ghém đủ hết cả ý mà không thừa lời. Thứ bánh này ăn với đậu rán để nguội, chấm một thứ nước mắm rơn rớt chua dầm ớt, mà ăn vào những buổi trưa đầu mùa thu, thì thật “hợp tình hợp cảnh” lạ lùng. Đậu mềm, dầm vào nước mắm giấm pha vừa vặn, ăn ý với bánh đúc quá chừng. Và người ta thấy rằng đã ăn cái thứ bánh đúc hành mỡ này mà thiếu mất vị đậu, thật quả là thiếu lắm. - HS lắng nghe, chữa bài. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. |
....................
Xem trọn bộ giáo án dạy thêm Bài 27 Tiếng Việt 5 KNTT trong file tải về.
Mời các bạn tham khảo thêm nhiều mẫu giáo án hay khác trên chuyên mục Giáo án lớp 5 của Hoatieu nhé.
- Chia sẻ:Pé Kun
- Ngày:
Tham khảo thêm
PowerPoint Tiếng Việt lớp 5 Bài 27: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ
PowerPoint dạy thêm Toán 5 Bài 29: Luyện tập chung
PowerPoint Toán 5 Bài 33: Ôn tập diện tích, chu vi một số hình phẳng
PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 28: Tập hát quan họ
PowerPoint Tiếng Việt lớp 5 Bài 26: Đọc mở rộng
PowerPoint Tiếng Việt lớp 5 Bài 27: Luyện tập về điệp từ, điệp ngữ
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo án lớp 5
PowerPoint Toán 5 Bài 46: Diện tích hình thang
Bài giảng điện tử Lớp 5 môn Khoa học Chân trời sáng tạo (Tuần 1-13)
PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 28: Nói và nghe: Chương trình nghệ thuật em yêu thích
Giáo án STEM lớp 5: Lọc nước sạch (File Powerpoint, Word)
PowerPoint Toán 5 Bài 52: Ôn tập số thập phân
PowerPoint dạy thêm Tiếng Việt 5 Bài 32: Sự tích chú Tễu