PowerPoint dạy thêm Tiếng Việt 5 Bài Ôn tập học kì 1 (Tiết 1) Kết nối tri thức

Tải về

Giáo án dạy thêm Bài Ôn tập cuối kì 1 tiếng Việt lớp 5

Giáo án Bài Ôn tập cuối kì 1 tiếng Việt lớp 5 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là mẫu giáo án dạy thêm môn Tiếng Việt lớp 5 Bài Ôn tập HK 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Mẫu giáo án dạy thêm Tiếng Việt 5 KNTT Bài Ôn tập cuối kì 1 được biên soạn đẹp mắt bằng phần mềm PowerPoint và word sẽ là tài liệu tham khảo giảng dạy bổ ích cho các thầy cô giáo.

Giáo án điện tử bài Ôn tập Tiếng Việt 5 cuối HK 1

Giáo án điện tử bài Ôn tập Tiếng Việt 5 cuối HK 1

Giáo án điện tử bài Ôn tập Tiếng Việt 5 cuối HK 1

Giáo án điện tử bài Ôn tập Tiếng Việt 5 cuối HK 1

Giáo án dạy buổi 2 Tiếng Việt 5 Bài Ôn tập HK 1 KNTT

TIẾT 1: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I

Luyện tập đọc hiểu văn bản

Luyện tập sử dụng từ điển

Luyện tập về dấu gạch ngang

Luyện tập về biện pháp điệp từ, điệp ngữ

Luyện tập về kết từ

Luyện viết văn

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Đọc đúng và diễn cảm các văn bản truyện, thơ, văn bản miêu tả, văn bản giới thiệu được học: nhấn giọng đúng từ ngữ, thể hiện được cảm xúc qua giọng đọc,… Tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng trong 1 phút. Đọc thầm, đọc lướt nhanh hơn lớp 4.

- Đọc và hiểu văn bản, trả lời được những câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản. Tóm tắt được văn bản đã đọc, nêu được chủ đề của văn bản.

- Ôn luyện về cách sử dụng từ điển, dấu gạch ngang, điệp từ, điệp ngữ và kết từ.

- Nắm được cách viết các dạng bài văn đã học.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt và bài tập về phần Viết).

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Năng lực văn học:

- Biết chăm chỉ, tự giác, chịu khó học hành.

- Biết yêu nghệ thuật, trân trọng và bảo vệ những truyền thống văn hóa của dân tộc

- Biết yêu thiên nhiên, bày tỏ tình cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên.

3. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

- Rèn luyện tinh thần tự giác, chăm học, kỷ luật trong học tập và cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên:

- Giáo án, SHS Tiếng Việt 5 kết nối tri thức, VBT Tiếng Việt 5 kết nối tri thức.

- Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).

- Phiếu học tập số 1.

2. Đối với học sinh:

- Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định lớp học.

- GV cho cả lớp cùng hát một bài sôi động tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào tiết học.

- GV giới thiệu nội dung bài ôn tập:

+ Luyện tập đọc hiểu văn bản

+ Luyện tập sử dụng từ điển

+ Luyện tập về dấu gạch ngang

+ Luyện tập về biện pháp điệp từ, điệp ngữ

+ Luyện tập về kết từ

+ Luyện viết văn

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

Hoạt động 1: Luyện đọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc các khổ thơ hoặc bài thơ cần thuộc trong gần cuối học kì I.

- Đọc trôi chảy các bài văn trong gần cuối đầu học kì I.

- Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS ôn tập cá nhân/ theo nhóm các bài đã giao.

- GV yêu cầu HS phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- GV kiểm tra một số HS theo hình thức:

+ Mời ngẫu nhiên từng cá nhân đọc bài trước lớp.

+ HS đọc đoạn, bài (không nhất thiết phải đọc hết), HS trả lời câu hỏi đọc hiểu.

- GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm vững kiến thức cơ bản về:

- Sử dụng từ điển.

- Dấu gạch ngang.

- Biện pháp điệp từ, điệp ngữ.

- Kết từ.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS hoạt động nhóm 4, ôn lại kiến thức đã học về sử dụng từ điển, dấu gạch ngang, biện pháp điệp từ, điệp ngữ và kết từ.

- GV hệ thống lại kiến thức cho HS.

* Khi sử dụng từ điển, thực hiện ba bước sau:

+ Bước 1: Dò trang có chữ cái đầu tiên của từ.

+ Bước 2: Dò từ trên xuống theo thứ tự để tìm vị trí của từ cần tra.

+ Bước 3: Đọc phần giải nghĩa của từ và chọn nghĩa phù hợp.

* Tác dụng của dấu gạch ngang:

+ Đánh dấu lời nói trực tiếp

+ Đánh dấu các ý liệt kê

+ Nối các từ ngữ trong một liên danh

+ Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu

* Điệp từ, điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ để nhấn mạnh nội dung được nói đến. Tác dụng của điệp từ, điệp ngữ:

+ Tạo sự nhấn mạnh

+ Tạo sự liên kết

+ Tạo sự khẳng định

* Kết từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ hoặc các câu với nhau như: và, với, hay, hoặc, vì, do, của,… Có những kết từ dùng theo cặp (cặp kết từ) như: mặc dù … nhưng, vì … nên, nếu … thì, không những … mà còn,…

Hoạt động 3: Ôn tập phần viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm được cách đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách.

- Nắm được cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện.

- Nắm được cấu tạo và cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ.

- Nắm được cách viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách thường có bao nhiêu phần? Đó là những phần nào?

+ Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện gồm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?

+ Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ thường gồm mấy phần? Đó là những phần nào?

+ Đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình thường gồm mấy phần? Đó là những phần nào?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và bổ sung kiến thức.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc đã cho; nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản.

b. Cách tiến hành

- GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi.

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến các kiến thức đã học về sử dụng từ điển, dấu gạch ngang, điệp từ, điệp ngữ và kết từ.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc phần bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Câu 1: Gợi ý:

+ Đọc kĩ yêu cầu đề bài.

+ Viết được đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách bất kì.

+ Chữ viết sạch đẹp, đúng chính tả.

+ Không gạch xóa, bôi bẩn vào phiếu học tập.

Câu 2: Gợi ý:

+ Đọc kĩ yêu cầu đề bài.

+ Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện đã từng nghe/ đã từng đọc: đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo nội dung.

+ Chữ viết sạch đẹp, đúng chính tả.

+ Không gạch xóa, bôi bẩn vào phiếu học tập.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các kiến thức đã học.

+ Hoàn thiện bài tập trong phiếu bài tập 1.

+ Chuẩn bị bài ôn tập sau.

- HS trật tự.

- Cả lớp cùng hát một bài.

- HS tập trung lắng nghe.

- HS ôn tập theo cá nhân/ theo nhóm.

- HS đọc bài trước lớp.

- HS lắng nghe nhận xét.

- HS hoạt động nhóm.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

+ Đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách thường có 3 phần:

-) Mở đầu: Giới thiệu tên sách, tên tác giả, tên nhân vật và nêu ấn tượng chung về nhân vật.

-) Triển khai: Cung cấp những thông tin về đặc điểm nổi bật của nhân vật (về ngoại hình, hành động, lời nói, suy nghĩ,…) và đưa ra dẫn chứng minh họa

-) Kết thúc: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về nhân vật.

+ Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện thường có 3 phần:

-) Mở đầu: Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả và nêu ấn tượng chung về câu chuyện.

-) Triển khai: Kể tóm tắt nội dung câu chuyện, nêu những điều yêu thích ở câu chuyện (nhân vật, sự việc, ý nghĩa của câu chuyện,…) và thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện.

-) Kết thúc: Khẳng định một lần nữa giá trị, ý nghĩa của câu chuyện hoặc nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện.

+ Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ thường có 3 phần:

-) Mở đầu: Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả và ấn tượng của em về bài thơ.

-) Triển khai: Nêu những cái hay, cái đẹp của bài thơ (từ ngữ, hình ảnh, nhân vật, nội dung, ý nghĩa,…) và biểu lộ tình cảm, cảm xúc của em đối với bài thơ.

-) Kết thúc: Nhấn mạnh, khẳng định lại một lần nữa tình cảm, cảm xúc của em đối với bài thơ.

+ Đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình thường có 3 phần:

-) Mở đầu: Giới thiệu tên bộ phim, tên nhân vật,…

-) Triển khai: Nêu những đặc điểm nổi bật về ngoại hình, hoạt động, tính cách,… của nhân vật (Lưu ý: Nên đưa dẫn chứng về chi tiết trong phim (hình ảnh, âm thanh) để làm nổi bật đặc điểm của các nhân vật.)

-) Kết thúc: Nêu cảm nghĩ về nhân vật và ý nghĩa, giá trị của bộ phim.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút).

- HS hoàn thành phần trắc nghiệm (20 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

C

B

A

C

D

Câu 6:

- Nội dung chính của văn bản: kể lại những kỉ niệm in đậm trong tâm trí tác giả về ngày đầu tiên đi học.

- Cốt truyện của truyện ngắn này rất đặc biệt: ít sự việc và hành động; không có mâu thuẫn, xung đột gay gắt,... mà chủ yếu tập trung vào miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (30 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận:

Bài 1:

Nương, thung lũng, đồi, núi, đèo, ngàn, suối.

Bài 2:

Dấu gạch ngang

Tác dụng

- Chào bác

Đánh dấu lời nói của nhân vật tôi

- Em bé nói với tôi

Đánh dấu phần chú thích

- Thưa bác, cháu đi học

Đánh dấu lời nói của em bé

- Sáng nay rét lắm.

Đánh dấu lời nói của nhân vật tôi

- Thưa bác, vâng.

Đánh dấu lời nói của em bé

- Nhà cháu không có than ủ ư?

Đánh dấu lời nói của nhân vật tôi

- Thưa bác, than đắt lắm.

Đánh dấu lời nói của em bé

- Cháu thích đi học lắm phải không?

Đánh dấu lời nói của nhân vật tôi

- Thưa bác, vâng …

Đánh dấu lời nói của em bé

Bài 3:

- Điệp ngữ “nghe” được lặp đi lặp lại nhiều lần với mục đích thể hiện sự âm vang của tiếng gà khiến người lính trở về miền kí ức của tuổi thơ.

- Điệp ngữ “nhớ” nhấn mạnh nỗi nhớ về Việt Bắc- căn cứ cách mạng một thời của những người lính chiến đấu.

- Điệp ngữ “muốn làm” diễn tả nguyện vọng tha thiết, nguyện ước muốn được gắn bó với lăng Bác tình cảm mãnh liệt muốn được tận hiến với Bác.

Bài 4:

a) Chỉ ba tháng sau nhờ siêng năng, cần cù, cậu vượt lên đầu lớp.

b) Ông tôi đã già nhưng không một ngày nào ông quên ra vườn.

c) Tấm rất chăm chỉ còn Cám thì lười biếng.

d) Mình cầm lái hay cậu cầm lái?

e) Mây tan và mưa tạnh dần.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS tập trung lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

....................

Xem trọn bộ giáo án dạy thêm Bài Ôn tập HK 1 Tiếng Việt 5 KNTT trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm nhiều mẫu giáo án hay khác trên chuyên mục Giáo án lớp 5 của Hoatieu nhé.

Đánh giá bài viết
1 4
PowerPoint dạy thêm Tiếng Việt 5 Bài Ôn tập học kì 1 (Tiết 1) Kết nối tri thức
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm