PowerPoint dạy thêm Tiếng Việt 5 Bài 1: Tiếng hát của người đá
Giáo án dạy thêm Bài Tiếng hát của người đá lớp 5
Giáo án bài Tiếng hát của người đá lớp 5 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là mẫu giáo án dạy thêm môn Tiếng Việt lớp 5 Bài 1 học kì 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Mẫu giáo án dạy thêm Tiếng Việt 5 KNTT Bài Tiếng hát của người đá được biên soạn đẹp mắt bằng phần mềm PowerPoint và Word sẽ là tài liệu tham khảo giảng dạy bổ ích cho các thầy cô giáo.
Bài giảng điện tử Tiếng Việt 5 Bài Tiếng hát của người đá
Giáo án dạy buổi 2 Tiếng Việt 5 Bài 1 kì 2 KNTT
ÔN TẬP BÀI 1
Bài đọc: Tiếng hát của người đá
Luyện từ và câu: Câu đơn và câu ghép
Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn tả người
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Tiếng hát của người đá.
- Nhận diện, hiểu được vai trò và vận dụng thành tạo được câu đơn và câu ghép.
- Nắm được cấu tạo và cách viết bài văn tả người.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt).
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Năng lực văn học:
- Biết tóm tắt nội dung bài đọc, nắm được những chi tiết quan trọng của bài.
- Nắm được những đơn vị kiến thức cơ bản liên quan đến câu đơn và câu ghép.
- Định hướng được cách viết, nắm được những lưu ý cần thiết khi bài văn tả người.
3. Phẩm chất:
- Biết cách quan sát sự vật, hiện tượng trong cuộc sống, rèn luyện được tinh thần yêu nước, bồi dưỡng tâm hồn, hình thành được tinh thần yêu nước và chống giặc ngoại xâm, biết trân trọng những kí ức, kỉ niệm tươi đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên:
- Giáo án, SGK Tiếng Việt 5 kết nối tri thức, VBT Tiếng Việt 5 kết nối tri thức.
- Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
- Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh:
- Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên những câu chuyện cổ tích mà em biết? - GV mời 1 HS đại diện mỗi nhóm đưa ra đáp án. Các HS nhóm khác lắng nghe, bổ sung (nếu có). - GV gợi ý, nhận xét, đánh giá và khích lệ HS: Những câu chuyện cổ tích mà em biết là: Thánh Gióng, Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt,… - GV giới thiệu nội dung bài ôn tập: Chủ đề 5 – Ôn tập Bài 1: + Bài đọc: Tiếng hát của người đá. + Luyện từ và câu: câu đơn và câu ghép. + Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn tả người. B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP Hoạt động 1: Luyện đọc – Tiếng hát của người đá. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Tiếng hát của người đá với giọng đọc trong trẻo, nhẹ nhàng, chậm rãi; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, biết ngắt nghỉ hợp lí ở những câu dài. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận. - GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, nhiều cảm xúc. - GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài. - GV gọi 2 HS lần lượt đứng dậy đọc toàn bài. - GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, - GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kiến thức cơ bản về câu đơn và câu ghép. b. Cách tiến hành - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi: + Câu đơn là gì? + Câu ghép là gì? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 3: Ôn tập phần viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cấu tạo của bài văn tả người. b. Cách tiến hành - GV nêu câu hỏi: Bài văn tả người gồm mấy phần? Đó là những phần nào? Nêu nội dung của từng phần. - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, bổ sung kiến thức. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Tiếng hát của người đá. b. Cách tiến hành - GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi. - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập về câu. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập. - GV mời đại diện 2 – 3 HS báo cáo kết quả bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Tiếng hát của người đá, hiểu ý nghĩa bài đọc. + Ôn tập lại định nghĩa câu đơn, câu ghép và tự tìm kiếm các ví dụ về các loại câu đó. + Tìm hiểu cách viết hoàn thiện bài văn tả người. + Chuẩn bị bài ôn tập sau. | - HS trật tự. - HS thảo luận nhóm đôi và đưa ra đáp án. - HS lắng nghe, bổ sung (nếu có). - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS luyện đọc theo nhóm đôi. - HS đọc bài, các HS khác lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS thảo luận nhóm đôi. - HS trả lời. + Câu đơn là câu có một cụm chủ ngữ - vị ngữ. + Câu ghép là câu gồm các cụm chủ ngữ - vị ngữ ghép lại. Mỗi cụm chủ ngữ - vị ngữ trong câu ghép được gọi là một vế câu. Các vế trong câu ghép có sự kết nối chặt chẽ với nhau. - HS chú ý lắng nghe - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời. Bài văn tả người gồm 3 phần: 1. Mở bài: Giới thiệu người được tả và nêu ấn tượng chung về người đó. 2. Thân bài: - Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, dáng người, gương mặt, trang phục,…) - Tả hoạt động (việc làm, cử chỉ, lời nói, cách ứng xử,…) - Tả sở trường, sở thích hoặc tính tình. 3. Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về người được tả. - HS chú ý lắng nghe. - HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút). - HS hoàn thành phần trắc nghiệm (10 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:
- HS lắng nghe, chữa bài. - HS hoàn thành phần luyện từ và câu (15 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận: Bài 1: a. Câu đơn: (1) Câu ghép: (2), (3) b. (1) Châu Chấu, Cào Cào, Bọ Ngựa, Bọ Muỗm // thì đi tìm khe dứa dại. (2) Trong mùa đông //, chỉ có những bụi dứa dại/ xanh nguyên //, mỗi chiếc lá dứa/ vẫn dỏng cái tai cứng lên nền trời xám. (3) Kẽ lá dứa/ sâu hoắm //, ta/ có thể chui được vào đấy, nằm chổng đuôi ra, bất chấp mưa gió bên ngoài. Bài 2: a. Cây phượng đã nở hoa đỏ rực và các bạn học sinh bắt đầu bước vào kì thi học kì. b. Trời đã bắt đầu đổ mưa to nên mấy chú chim nhỏ đã trốn hết về tổ để tránh mưa. c. Nếu sáng mai trời có nắng đẹp thì chúng em sẽ đi picnic ở công viên. d. Vì trường em đã thi học kì xong nên các tiết học trở nên thoải mái và nhẹ nhàng hơn. Bài 3: a. Câu đơn: (1), (2), (3) Câu ghép: (4) b. (1) Một hôm // Thuyên, Đồng // rủ nhau đi chơi thật xa, nhưng đến giữa trưa thì lạc mất đường về. (2) Hai người // phải ghé vào cái quán gần đấy để hỏi đường, luôn tiện để ăn cho đỡ đói. (3) Cùng ăn trong quán ấy // có ba người nhà quê trẻ tuổi // đùa bỡn với nhau luôn miệng. c. (4) Nụ cười / từ môi này lan qua môi khác //, bầu không khí trong quán/ không bao lâu trở nên vui vẻ lạ thường. - HS lắng nghe, chữa bài. - HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả. a. - Sự ra đời kì lạ: Người mẹ uống nước trong một cái sọ dừa, về nhà mang thai và sinh ra Sọ Dừa. - Hình dạng kì lạ: Không chân không tay, tròn như một cái sọ dừa, cả ngày cứ lăn lông lốc. - Tài năng: + Dự đoán được tương lai + Thổi sáo + Kiếm đủ sính lễ lớn + Thông minh + Đỗ Trạng nguyên + Chăn bò b.
c. Bài học rút ra: Chỉ khi đối xử với người khác bằng lòng nhân hậu ta mới thấy hết vẻ đẹp bên trong của họ. Không nên vội vàng khi đánh giá con người, giá trị của con người không được quyết định ở vẻ bên ngoài. - HS lắng nghe, chữa bài. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. |
................
Xem trọn bộ giáo án dạy thêm Bài 1 HK 2 Tiếng Việt 5 KNTT trong file tải về.
Mời các bạn tham khảo thêm nhiều mẫu giáo án hay khác trên chuyên mục Giáo án lớp 5 của Hoatieu nhé.
- Chia sẻ:Cinderella
- Ngày:
PowerPoint dạy thêm Tiếng Việt 5 Bài 1: Tiếng hát của người đá
11,8 MB 06/01/2025 9:27:00 SAGiáo án dạy thêm Tiếng Việt 5 Bài tiếng hát của người đá word
06/01/2025 9:57:43 SA
Tham khảo thêm
PowerPoint Toán 5 Bài 57: Tính tỉ số phần trăm của hai số
PowerPoint Toán 5 Bài 56: Tỉ số phần trăm
PowerPoint Toán 5 Bài 60: Sử dụng máy tính cầm tay
PowerPoint Toán 5 Bài 58: Tìm giá trị phần trăm của một số
PowerPoint Toán 5 Bài 59: Em làm được những gì?
PowerPoint Ngữ văn 9 Bài 5: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học
PowerPoint Toán 5 Bài 61: Viết các số liệu dưới dạng tỉ số phần trăm
PowerPoint Toán 5 Bài 55: Ôn tập một số yếu tố thống kê và xác suất
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo án lớp 5
Giáo án Công nghệ 5 Cánh Diều năm 2024-2025
PowerPoint Tiếng Việt lớp 5 Bài 27: Tranh làng Hồ
Giáo án buổi chiều môn Toán lớp 5 Kết nối tri thức năm 2025
PowerPoint Tiếng Việt lớp 5 Bài 26: Trí tưởng tượng phong phú
PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 10: Ôn tập cuối học kì I (Tiết 6)
(File Word) Giáo án Tin học 5 Chân trời sáng tạo 2024-2025