PowerPoint dạy thêm Tiếng Việt 5 Bài 28: Tập hát quan họ

Tải về

Giáo án dạy thêm Bài Tập hát quan họ lớp 5

Giáo án bài Tập hát quan họ lớp 5 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là mẫu giáo án dạy thêm môn Tiếng Việt lớp 5 Bài 28 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Mẫu giáo án dạy thêm Tiếng Việt 5 KNTT Bài 28 được biên soạn đẹp mắt bằng phần mềm PowerPoint và word sẽ là tài liệu tham khảo giảng dạy bổ ích cho các thầy cô giáo.

Bài giảng điện tử Tiếng Việt 5 Bài Tập hát quan họ

Bài giảng điện tử Tiếng Việt 5 Bài Tập hát quan họ

Bài giảng điện tử Tiếng Việt 5 Bài Tập hát quan họ

Bài giảng điện tử Tiếng Việt 5 Bài Tập hát quan họ

Giáo án dạy buổi 2 Tiếng Việt 5 Bài 28 KNTT

Bài đọc: Tập hát quan họ

Viết: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Tập hát quan họ.

- Nắm được cấu tạo và cách đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt).

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Năng lực văn học:

- Biết tóm tắt nội dung bài đọc, nắm được những chi tiết quan trọng của bài.

- Nắm được các yêu cầu đánh giá và chỉnh sửa đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ.

3. Phẩm chất:

- Biết cách quan sát sự vật, hiện tượng trong cuộc sống, biết trân trọng những truyền thống và kế thừa những di sản mà thế hệ trước để lại, biết giữ gìn và phát huy các truyền thống ấy.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên:

- Giáo án, SGK Tiếng Việt 5 kết nối tri thức, VBT Tiếng Việt 5 kết nối tri thức.

- Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).

- Phiếu học tập số 1.

2. Đối với học sinh:

- Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định lớp học.

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Em đã từng nghe hoặc xem nghệ thuật truyền thống chưa? Hãy kể lại lần đi xem đó của em?

- GV mời 1 HS đại diện mỗi nhóm đưa ra đáp án. Các HS nhóm khác lắng nghe, bổ sung (nếu có).

- GV gợi ý, nhận xét, đánh giá và khích lệ HS: Em đã từng đi nghe hát quan họ ở Bắc Ninh. Lần đó em cùng với gia đình đi du xuân đầu năm và có cơ hội được nghe hát quan họ truyền thống.

- GV giới thiệu nội dung bài ôn tập:

Chủ đề 4 – Ôn tập Bài 28:

+ Bài đọc: Tập hát quan họ.

+ Viết: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ.

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

Hoạt động 1: Luyện đọc – Tập hát quan họ.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Tập hát quan họ với giọng đọc trong trẻo, nhẹ nhàng, chậm rãi, truyền cảm; đọc phân biệt giọng nhân vật; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, biết ngắt nghỉ hợp lí ở những câu dài; biết nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái và cảm xúc của các nhân vật, thể hiện được sự lắng đọng, chan chứa cảm xúc, tâm sự của nhân vật khi nhớ lại và miêu tả khung cảnh tập hát quan họ của mình.

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận.

- GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, nhiều cảm xúc.

- GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài.

- GV gọi 2 HS lần lượt đứng dậy đọc toàn bài.

- GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, - GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Ôn tập phần viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các lỗi thường gặp khi viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ.

b. Cách tiến hành

- GV nêu câu hỏi: Nêu các bước đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ.

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, bổ sung kiến thức.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Tập hát quan họ.

b. Cách tiến hành

- GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi.

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS báo cáo kết quả bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Tập hát quan họ, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Đánh giá và chỉnh sửa hoàn thiện đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của bài thơ.

+ Chuẩn bị bài ôn tập sau.

- HS trật tự.

- HS thảo luận nhóm đôi và đưa ra đáp án.

- HS lắng nghe, bổ sung (nếu có).

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS luyện đọc theo nhóm đôi.

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ gồm ba bước:

Bước 1: Nghe thầy cô nhận xét chung.

Bước 2: Đọc lại đoạn văn em viết và nhận xét của thầy cô giáo để biết bài làm đạt được những yêu cầu nào dưới đây:

+ Có đủ phần mở đầu, triển khai, kết thúc

+ Nêu rõ những điều mình yêu thích hoặc có ấn tượng sâu sắc về bài thơ (cái hay, cái đẹp của bài thơ)

+ Sử dụng từ ngữ, câu văn,… thể hiện rõ tình cảm, cảm xúc đối với bài thơ.

+ Không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch, rõ ràng.

Bước 3: Chỉnh sửa bài viết

+ Sửa lỗi trong đoạn văn em viết theo nhận xét của thầy cô hoặc góp ý của bạn

+ Viết lại một số câu văn cho hay hơn

- HS chú ý lắng nghe.

- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút).

- HS hoàn thành phần trắc nghiệm (10 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

A

D

C

B

A

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả.

a.

Đêm ca Huế có sự đặc biệt về thời gian, không gian:

+ Không gian: yên tĩnh, sông nước đẹp, huyền ảo, thơ mộng, trên chiếc thuyền rồng.

+ Thời gian: đêm khuya

b. Theo văn bản, ca Huế được hình thành từ nhạc dân gian và nhạc cung đình. Các làn điệu dân ca Huế sôi nổi, tươi vui vì có nguồn gốc từ nhạc dân gian, còn sang trọng, uy nghi ảnh hưởng từ nhạc cung đình.

c. Tình cảm mà tác giả dành cho ca Huế, xứ Huế:

+ Ngợi ca vẻ đẹp tinh thần đằm thắm, thiết tha của con người xứ Huế

+ Thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về ca Huế và bày tỏ tình cảm yêu mến trân trọng dành cho ca Huế.

+ Thể hiện sự tự hào, trân trọng những vẻ đẹp văn hóa tinh thần dành cho mảnh đất cố đô.

+ Khắc họa thành công cảnh, tình và thời gian, tâm trạng nghệ thuật chất chứa bao cảm xúc.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

....................

Xem trọn bộ giáo án dạy thêm Bài 28 Tiếng Việt 5 KNTT trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm nhiều mẫu giáo án hay khác trên chuyên mục Giáo án lớp 5 của Hoatieu nhé.

Đánh giá bài viết
1 23
PowerPoint dạy thêm Tiếng Việt 5 Bài 28: Tập hát quan họ
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm