PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 5: Giỏ hoa tháng Năm

Tải về

PowerPoint Tiếng Việt lớp 5 Bài 5: Giỏ hoa tháng Năm được thiết kế dưới dạng file trình chiếu PowerPoint với hiệu ứng sinh động, giúp thầy cô tiết kiệm thời gian trong việc soạn giáo án điện tử lớp 5.

PowerPoint Tiếng Việt 5 Giỏ hoa tháng Năm

Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Bài 5: Giỏ hoa tháng Năm

Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Bài 5: Giỏ hoa tháng Năm

Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Bài 5: Giỏ hoa tháng Năm

Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Bài 5: Giỏ hoa tháng Năm

Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Bài 5: Giỏ hoa tháng Năm

Giáo án Tiếng Việt 5 Giỏ hoa tháng Năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 5: GIỎ HOA THÁNG NĂM

(3 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng từ ngữvà đọc diễn cảm bài đọc Giỏ hoa tháng Năm. Biết nhấn giọng vào những từ ngữ chứa thông tin quan trọng; biết ngắt, nghỉ hơi theo chỉ dẫn của dấu câu.
  • Nhận biết được chủ đề, nội dung, ý nghĩa của văn bản truyện. Nắm được ý chính của mỗi đoạn trong bài đọc. Hiểu được điều mà tác giả muốn nói qua bài đọc: Tình bạn là một phần đẹp đẽ của cuộc sống, cần hiểu đúng về tình bạn và biết cách giữ gìn tình bạn.
  • Biết viết các đoạn văn trong bài văn tả người, trong đó sử dụng những từ ngữ gợi tả, biện pháp so sánh,… để làm nổi bật đặc điểm của người được tả.
  • Biết cách nối các vế câu ghép bằng cặp kết từ và cặp từ hô ứng để vận dụng viết câu, vận dụng kiến thức đã học để viết câu, qua đó phát triển kĩ năng tạo lập văn bản.

2. Năng lực

2.1 Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác:Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực tự chủ và tự học:Biết giải quyết các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

2.2 Năng lực văn học:

  • Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

  • Biết trân trọng tình bạn, biết chia sẻ, đồng cảm với những cảm xúc của bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5.
  • Tranh ảnh minh họa bài đọc.
  • Tranh, ảnh, video, bài thơ, bài văn,…về tình bạn.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK Tiếng Việt 5.
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1: ĐỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về tình bạn:

- GV cho HS xem video Bài học cho tình bạn:

https://www.youtube.com/watch?v=JIdoHKgQILI

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi với bạn kể về kỉ niệm đáng nhớ của em với một người bạn.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS:

Tôi có một người bạn đã chơi với nhau từ thời ấu thơ đó là Phương, chúng tôi lớn lên cùng nhau, chơi đùa, học tập với nhau và đã trải qua biết bao kỉ niệm vui buồn của tuổi thơ. Kỉ niệm khiến tôi không bao giờ quên đó là khi tôi bị ngã xe.

Tôi còn nhớ khi ấy chúng tôi mới là học sinh lớp 3, hai đứa học cùng lớp lại gần nhà nên thường rủ nhau đi học mỗi ngày. Hôm ấy như mọi ngày Phương đến nhà và rủ tôi đi học, chúng tôi vừa đi vừa trò chuyện rất vui vẻ đang đi trên đường bỗng có một chiếc xe máy đi rất ẩu vừa nhanh lại lạng lách đánh võng. Tôi và Phương đã đi sát vào lề đường để tránh xa thế nhưng chiếc xe vẫn va vào xe của tôi khiến tôi mất tay lái, loạng choạng rồi cả xe lẫn người nằm xoài trên đường. Ngay lúc đó chiếc xe lại lao nhanh chạy đi mà không thèm ngoảnh lại nhìn, tôi ngã lúc đó vừa đau lại vừa tức. Khi ấy Phương đã nhanh chóng tiến tới đỡ tôi vào lề đường ngồi rồi dựng xe lên giúp tôi. Cậu ấy tỏ ra rất lo lắng, phủi bụi quần áo cho tôi rồi cẩn thận nhìn ngó xem tôi có bị đau chỗ nào không. Khi thấy tôi bị đau liền đem xe gửi vào nhà bên đường rồi đèo tôi tới trường học, trên đường đi cậu ấy liên tục hỏi tôi "Cậu có đau lắm không?" rồi cứ bắt tôi vào phòng y tế. Sự quan tâm ân cần của Phương khiến tôi rất xúc động, cậu ấy rất biết quan tâm và an ủi người khác, lại biết hy sinh vì người bạn của mình. Tôi cứ nhìn cậu ấy mà thầm cảm ơn vì mình có một người bạn tốt như vậy.

Mỗi lần nhớ về kỉ niệm đó tôi lại cảm thấy Phương là một người bạn thật hiếm có, kỉ niệm đó đã giúp tôi hiểu hơn về người bạn của mình để từ đó biết yêu quý, trân trọng người bạn đó và gìn giữ tình bạn đẹp của chúng tôi.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr.26, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc:

Bài đọc Giỏ hoa tháng Năm là câu chuyện về tình bạn. Qua bài đọc này, các em sẽ hiểu sâu sắc hơn về tình bạn và biết giữ gìn quan hệ tốt đẹp mà các em đang có với những người bạn của mình.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện nhấn giọng các từ quan trọng.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Tổ chức thực hiện

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Đọc đúng và đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ phù hợp; đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài; nhấn giọng ở những tình tiết bất ngờ hoặc từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.

- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó và nhấn giọng ở những từ quan trọng:

+ Luyện đọc một số từ khó: thỏa thích, rực rỡ, ba chân bốn cẳng,…

+ Luyện đọc nhấn giọng các từ: đáng mong chờ, vui đùa thỏa thích, bị bỏ rơi, tủi thân, òa khóc nức nở, bạn bè đích thực,…

+ Luyện đọc những câu dài: Với bọn trẻ chúng tôi,/ ngày lễ Mừng xuân vào tháng Năm/ luôn đáng mong chờ,/ bởi đó là dịp/ chúng tôi được vui đùa thoả thích.// Chúng tôi thường bí mật làm những giỏ hoa rực rỡ,/ đặt lên bậc thềm nhà người quen hoặc bạn bè,/ gõ cửa/ rồi ba chân bốn cẳng/ chạy trốn thật nhanh.//

- GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng, luyện đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành ba đoạn để luyện đọc và tìm ý:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “ngạc nhiên, thích thú”.

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “với một người bạn”.

+ Đoạn 3: Còn lại

* Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép khổ để tuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được từ khó.

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc.

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

b. Tổ chức thực hiện

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó:

+ lễ Mừng xuân: lễ truyền thống ở nhiều nước châu Âu và còn lưu giữ đến ngày nay, diễn ra vào tháng Năm – thời điểm muôn hoa đua nở.

- GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi:

+ Câu 1: Ngày lễ nào trong năm được các bạn nhỏ mong chờ? Việc làm nào trong ngày đó khiến các bạn thấy thú vị?

+ Câu 2: Bạn thân của Xu-di là ai? Vì sao Xu-di lại giận người bạn thân của mình?

+ Câu 3: Việc Xu-di vẫn quyết định tặng bạn giỏ hoa với nhiều bông màu vàng mà bạn yêu thích thể hiện điều gì?

+ Câu 4: Người bạn của Xu-di đón nhận giỏ hoa như thế nào? Theo em, Xu-di có cảm nghĩ gì trước cử chỉ, lời nói của bạn lúc nhận giỏ hoa?

+ Câu 5: Đoạn kết của câu chuyện muốn nói điều gì?

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Câu 1: Ngày lễ được các bạn nhỏ mong chờ là ngày lễ Mừng xuân vào tháng Năm. Các bạn thường bí mật làm những giỏ hoa rực rỡ, đặt lên bậc thềm nhà người quen hoặc bạn bè, gõ cửa rồi ba chân bốn cẳng chạy trốn thật nhanh, hồi hộp theo dõi chủ nhà có cảm xúc như thế nào trước món quà đó.

+ Câu 2: Bạn thân của Xu-di là Pam. Xu-di giận người bạn thân của mình vì có một gia đình mới dọn đến thị trấn của hai người và Pam đã kết thân với con gái của gia đình đó, thời gian Pam dành cho Xu-di không còn nhiều như trước, Xu-di cảm thấy như bị bỏ rơi.

+ Câu 3: Việc Xu-di vẫn quyết định tặng bạn giỏ hoa với nhiều bông màu vàng mà bạn yêu thích cho thấy Xu-di rất yêu quý Pam và hiểu sở thích của bạn.

+ Câu 4: Pam nâng giỏ hoa lên, dịu dàng áp mặt vào những bông hoa và nói to như để Xu-di nghe được:“Cảm ơn Xu-di, hi vọng cậu không còn giận mình!”. Chắc hẳn là Xu-di rất cảm động trước cử chỉ, lời nói của Pam lúc nhận giỏ hoa.

+ Câu 5: Đoạn kết của câu chuyện muốn nói: đã là bạn bè đích thực luôn có sự gắn bó thân thiết, chân thành, luôn ở bên nhau, luôn quan tâm đến nhau, dù không ở cạnh nhau thường xuyên nhưng tấm lòng thì luôn hướng về nhau, luôn trân trọng và có vị trí nhất định trong lòng mỗi người.

Lưu ý: Tuỳ thuộc vào trình độ HS, thời lượng tổ chức hoạt động và nội dung cụ thể của từng bài đọc, GV có thể hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn:

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 1:

ð Rút ra ý đoạn 1: Giới thiệu về giỏ hoa tháng Năm, hình ảnh của những bông hoa tươi đẹp và không khí vui tươi của tháng Năm. Đoạn này thường gợi nhớ về những kỷ niệm đẹp và ý nghĩa của tình bạn..

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 2, 3, 4:

ð Rút ra ý đoạn 2: Những kỉ niệm đáng nhớ của nhân vật Xu-di với những người bạn.

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 5:

ð Rút ra ý đoạn 3: Giá trị của tình bạn.

ð Rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật.

- Luyện đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Tổ chức thực hiện

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc Giỏ hoa tháng Năm.

- GV tổ chức cho HS đọc lại đoạn 3 và xác định giọng đọc đoạn 3 này: Giọng đọc tràn ngập niềm vui, hạnh phúc khi các bạn đã hiểu nhau.

Cuối cùng, / tôi cũng quyết định tặng Pam một giỏ hoa. // Tôi chọn thật nhiều hoa màu vàng mà Pam yêu thích, / rồi nhờ chị tôi đem đến nhà bạn. // Từ chỗ nấp, / tôi thấy Pam nâng giỏ hoa lên,/ dịu dàng áp mặt vào những bông hoa /và nói to như để tôi nghe được:/ “Cảm ơn Xu-di,/ hi vọng cậu không còn giận mình!”.//

Lần ấy tôi học được rằng là bạn bè đích thực, / ta sẽ đặt bạn trong tim/ nhưng không buộc họ luôn ở bên mình.//

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn 3.

- GV mời 1 – 2 HS khá, giỏi đọc cả bài, các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại nội dung bài đọc Giỏ hoa tháng Năm.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai thông minh hơn học sinh lớp 5”.

- GV chiếu các câu hỏi trắc nghiệm lên màn hình.

Câu 1: Nhân vật chính trong bài là ai?

A. Bạn nam mới chuyển đến.

B. Bạn nữ mới chuyển đến.

C. Người mẹ.

D. Xu-di.

Câu 2: Tháng Năm trong bài được miêu tả như thế nào?

A. Buồn bã và ảm đạm.

B. Tươi vui và tràn đầy sức sống.

C. Lạnh lẽo và cô đơn.

D. Khô cằn và khắc nghiệt.

Câu 3: Những bông hoa trong giỏ tượng trưng cho điều gì?

A. Sức sống mãnh liệt.

B. Tình bạn và kỷ niệm.

C. Tình yêu đôi lứa.

D. Những thành quả sau những khó khăn trải qua.

Câu 4: Xu-di đã học được điều gì từ những kỉ niệm với bạn bè?

A. Không cần quan tâm đến bạn bè.

B. Phải luôn cạnh tranh với bạn bè.

C. Tình bạn cần phải được giữ gìn.

D. Tình bạn không quan trọng.

Câu 5: Cuối bài đọc, cảm xúc của Xu-di là gì?

A. Hạnh phúc và trân trọng.

B. Buồn bã.

C. Thất vọng.

D. Không có cảm xúc.

- GV mời đại diện lần lượt HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, bổ sung đáp án (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

1. D

2. B

3. B

4. C

5. A

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Giỏ hoa tháng Năm, hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc.

+ Chia sẻ với người thân về bài đọc.

+ Đọc trước Tiết 2: Luyện từ và câuCách nối các vế câu ghép (tiếp theo).

- HS quan sát hình ảnh.

- HS xem video

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe.

- HS quan sát, tiếp thu.

- HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.

- HS đọc thầm, HS làm việc nhóm đôi để trả lời các câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS nhắc lại nội dung bài.

- HS luyện đọc theo nhóm

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS tham gia trò chơi.

- HS chú ý lên màn hình.

- HS trả lời câu hỏi, các HS khác bổ sung đáp án (nếu có).

- HS quan sát, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

.....Tải file PowerPoint, Word toàn bộ bên dưới......

Đánh giá bài viết
1 98
PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 5: Giỏ hoa tháng Năm
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng