Powerpoint Tiếng Việt 5 Bài 30: Nghệ thuật múa ba lê

Tải về

PowerPoint Tiếng Việt lớp 5 Bài 30: Nghệ thuật múa ba lê được thiết kế dưới dạng file trình chiếu PowerPoint với hiệu ứng sinh động, giúp thầy cô tiết kiệm thời gian trong việc soạn giáo án điện tử lớp 5.

Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Bài 30: Nghệ thuật múa ba lê

PPT Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức bài 30 thuộc Chủ đề Nghệ thuật muôn màu tuần 16, biên soạn bám sát sách giáo khoa Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1. Mời thầy cô cùng tham khảo:

PowerPoint Nghệ thuật múa ba lê

PowerPoint Nghệ thuật múa ba lê

PowerPoint Nghệ thuật múa ba lê

PowerPoint Nghệ thuật múa ba lê

PowerPoint Nghệ thuật múa ba lê

PowerPoint Nghệ thuật múa ba lê

Tiếng Việt lớp 5 KNTT

Giáo án Tiếng Việt 5 Nghệ thuật múa ba lê

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 30: NGHỆ THUẬT MÚA BA LÊ
(4 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Nghệ thuật múa ba lê. Biết đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp, nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết để thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật; tốc độ đọc khoảng 90 – 100 tiếng trong 1 phút.

- Nhận biết được một số chi tiết tiêu biểu và nội dung chính của văn bản Nghệ thuật múa ba lê. Nhận biết được trình tự các sự việc thể hiện trong văn bản. Hiểu điều tác giả muốn nói qua văn bản: Múa ba lê là một môn nghệ thuật rất độc đáo và tinh tế;

- Tìm đọc được các bài giới thiệu phim, viết được phiếu đọc sách theo mẫu. Phân chia được bố cục và bước đầu tóm tắt được văn bản.

- Biết tìm ý cho bài văn giới thiệu nhân vật trong phim hoạt hình.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực văn học:

- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

- Góp phần hình thành phẩm chất trách nhiệm.

- Biết yêu và biết lưu giữ những giá trị văn hóa của nhân loại.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc, tranh ảnh và video giới thiệu về nghệ thuật múa ba lê.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK Tiếng Việt 5.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1 + 2: ĐỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV cho HS xem 1 video ngắn Ba-lê:

https://www.youtube.com/watch?v=3DPKBjg7yyU

- GV cho HS xem một số tranh ảnh về múa ba lê:

Tiếng Việt 5

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi cùng với bạn về một nghệ thuật múa mà em biết?

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS: Nghệ thuật múa rối nước (hay còn gọi tắt là múa rối nước) là một bộ môn nghệ thuật biểu diễn sân khấu cổ truyền Việt Nam, bằng cách sử dụng chuyển động của con rối để kể chuyện.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr.145, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc:

Bài đọc “Nghệ thuật múa ba lê” đã giới thiệu về môn nghệ thuật múa ba lê - một bộ môn độc đáo, tinh tế, phổ biến và đòi hỏi người biểu diễn phải kiên trì, khổ luyện trong thời gian dài.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ một số câu dài.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Tổ chức thực hiện

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc diễn cảm, giọng kể chuyện, thay đổi ngữ điệu khi đọc các câu văn chứa từ ngữ gợi tả, gợi cảm,...

- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ, luyện đọc một số câu dài:

+ Luyện đọc một số từ khó: rộng rãi, thể loại, nổi tiếng, Lọ Lem, vở ba lê, xoay người, chuẩn xác, mãnh liệt, khổ luyện,…

+ Luyện đọc câu dài: Nghệ thuật múa ba lê / được biết đến rộng rãi /thông qua những vở ba lê /– một thể loại vũ kịch / có sự kết hợp giữa kịch, /âm nhạc /và vũ đạo; Như trong vở Hồ thiên nga, / các diễn viên thực hiện những cú xoay người đẹp mắt / và chuẩn xác,/ những bước đi nhẹ như cánh hoa hé mở / khiến khán giả có cảm giác / được ngắm nhìn một đàn thiên nga / đang lướt trên mặt hồ...

- GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành ba đoạn để luyện đọc và tìm ý:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “trong cuộc sống”.

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “thời gian dài”.

+ Đoạn 3: Còn lại.

* Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để tuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc.

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi dưới đây:

+ Câu 1: Nghệ thuật múa được giới thiệu như thế nào?

+ Câu 2: Tìm thông tin nói về nội dung của các vở ba lê?

+ Câu 3: Trong các vở ba lê, người diễn viên thể hiện nội dung vở kịch bằng cách nào? Điều đó được thể hiện như thế nào trong vở Hồ thiên nga?

+ Câu 4: Theo em, vì sao diễn viên múa ba lê phải rất dày công khổ luyện?

+ Câu 5: Sắp xếp các thông tin dưới đây theo trật tự trong bài đọc?

· Cách thể hiện nội dung trong các vở ba lê

· Thông tin chung về nghệ thuật múa ba lê

· Sự phổ biến của múa ba lê hiện nay

· Nội dung các vở ba lê

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

- HS lắng nghe video.

- HS xem tranh.

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe.

- HS quan sát, tiếp thu.

- HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- HS đọc thầm, HS làm việc nhóm đôi để trả lời các câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu

- HS nhắc lại nội dung bài.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

......Tải file PowerPoint, Word toàn bộ bên dưới......

Đánh giá bài viết
1 27
Powerpoint Tiếng Việt 5 Bài 30: Nghệ thuật múa ba lê
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm