PowerPoint Tiếng Việt 5: Tiếng hát của người đá
PowerPoint Tiếng Việt lớp 5 Bài 1: Tiếng hát của người đá được thiết kế dưới dạng file trình chiếu PowerPoint với hiệu ứng sinh động, giúp thầy cô tiết kiệm thời gian trong việc soạn giáo án điện tử lớp 5.
PowerPoint Tiếng Việt lớp 5 Bài 1: Tiếng hát của người đá
PPT Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức bài 1 thuộc Chủ đề Vẻ đẹp cuộc sống tuần 19, biên soạn bám sát sách giáo khoa Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2. Mời thầy cô cùng tham khảo:
PowerPoint Tiếng Việt 5 Tiếng hát của người đá
Giáo án Tiếng Việt 5 Tiếng hát của người đá
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐIỂM: VẺ ĐẸP CUỘC SỐNG
BÀI 1: TIẾNG HÁT CỦA NGƯỜI ĐÁ
(3 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Tiếng hát của người đá. Biết đọc diễn cảm, phù hợp với lời kể, tả giàu hình ảnh, giàu cảm xúc trong bài; biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi hình ảnh đẹp, những câu văn diễn tả những tình tiết kì ảo của câu chuyện cổ tích.
- Nhận biết được một số chi tiết tiêu biểu và nội dung chính của văn bản Tiếng hát của người đá: Những hành động, việc làm của chú bé người đá trong câu chuyện cổ tích thể hiện tình yêu đối với cuộc sống và con người. Hiểu được những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp so sánh, nhân hoá,... góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của cuộc sống: thiên nhiên cũng như con người, đều góp phần làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp hơn. Chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, biết tóm tắt và hiểu được chủ đề của văn bản.
- Nhận biết được các đơn và câu ghép; vận dụng kiến thức đã học để thực hành tạo lập câu ghép, qua đó phát triển kỹ năng viết nói chung, kĩ năng tạo lập văn bản nói riêng.
- Viết được bài văn tả người (biết cách lựa chọn chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật đặc điểm của người được tả như đặc điểm ngoại hình, hoạt động, sở trường,…).
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực tự chủ và tự học: Trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu.
Năng lực văn học:
- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Biết yêu thiên nhiên, cảm nhận được vẻ đẹp kì diệu của cảnh vật thiên nhiên và mối quan hệ giữa thiên nhiên với cuộc sống của con người.
- Yêu cuộc sống, yêu con người, làm những việc tốt vì một cuộc sống hòa bình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Tranh, ảnh, video,…về truyện cổ tích.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK Tiếng Việt 5.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | |||||||||||||||||||
TIẾT 1: ĐỌC | ||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV giới thiệu chủ điểm bài học: Chủ điểm Vẻ đẹp cuộc sống tiếp tục khai thác vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, cuộc sống,... Ở lớp 5, tập trung khai thác vẻ đẹp bình dị trong đời sống thường ngày. Đó là vẻ đẹp mà bất cứ ai cũng có thể tạo nên để góp phần làm đẹp cuộc sống. - GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về truyện cổ tích Việt Nam: - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi với bạn về những câu chuyện cổ tích mà em đã từng đọc? - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr.8, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: Bài đọc Tiếng hát của người đá kể về những hành động, việc làm của chú bé người đá. Tiếng hát của người đá là câu chuyện cổ của dân tộc Ra-glai (một trong các dân tộc thiểu số của Việt Nam). Nội dung câu chuyện thú vị, cảm động về một chú bé được hoá thân từ một mỏm đá hình người. Câu chuyện chứa đựng rất nhiều ý nghĩa để các em tìm hiểu, khám phá. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ câu. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV đọc mẫu cho HS nghe: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ phù hợp: những tình tiết bất ngờ hoặc từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật. - GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ câu: + Luyện đọc một số từ khó: đỉnh núi, tia nắng, dân làng, bông lách, bông lau,… + Luyện đọc diễn cảm các câu có những từ ngữ gợi tả, điệp từ, điệp ngữ: Những tia nắng vàng dịu, những hạt mưa trong vắt thay nhau tắm gội, sưởi ấm cho mỏm đá. Gió rì rào kể cho mỏm đá nghe những câu chuyện về mọi miền. Chim hót cho mỏm đá nghe những điệu ca du dương. / Ngày nọ, giặc kéo đến đông như lá rừng, nhanh như chớp giật, giáo mác chĩa lên trời tua tủa như bông lách, bông lau./... + Luyện đọc ngắt giọng ở những câu dài: Ngày nọ,/ giặc kéo đến đông như lá rừng,/ nhanh như chớp giật,/ giáo mác chĩa lên trời tua tủa như bông lách,/ bông lau.// Dân làng không kể trẻ già,/ trai gái vội cầm tên nỏ,/ khiên đao đuổi giặc.// Bốn phương lửa cháy rừng rực.// Nai Ngọc trèo lên một mỏm núi,/ cất tiếng hát kêu gọi những kẻ xâm lược chớ đi ăn cướp,/ hãy trở về với vợ con,/ đi hái rau ngọt,/ cắt lúa vàng,/ tối ngủ bên lửa ấm,/ sáng thức dậy theo mặt trời,...// Giọng hát của Nai Ngọc/ khiến giặc đứng sững như những pho tượng,/ vũ khí tuột khỏi tay.// - GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành bốn đoạn để luyện đọc và tìm ý: + Đoạn 1: Từ đầu đến “mỏm đá hình em bé”. + Đoạn 2: Tiếp theo đến “là Nai Ngọc”. + Đoạn 3: Từ “Ngày nọ” đến “vũ khí tuột khỏi tay”. + Đoạn 4: Phần còn lại. * Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để tuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Tổ chức thực hiện: - GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: + mỏm đá: phần đất hoặc đá nhô cao lên hoặc chìa ra trên một địa hình. + giáo mác: binh khí thời xưa nói chung. - GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi: + Câu 1: Mỏm đá trên đỉnh núi cao có gì đặc biệt? Mỏm đá được mọi vật yêu quý như thế nào?
+ Câu 2: Chuyện gì xảy ra vào ngày mỏm đá hóa thành một em bé? Mọi người được chứng kiến điều gì kì lạ khi em bé người đá cất tiếng hát vang khắp núi rừng?
+ Câu 3: Khi giặc kéo đến, dân làng và em bé người đá đã làm gì để đuổi giặc? + Câu 4: Theo em, lời hát của em bé người đá thể hiện ước nguyện gì của con người? + Câu 5: Nêu một kết thúc khác cho câu chuyện theo mong muốn của em. - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Câu 1: Mỏm đá xanh giống hình một em bé cưỡi voi. Mỏm đá được mọi vật yêu quý, chăm chút.
+ Câu 2: Khi mỏm đá hoá thành một em bé, em bé liền bước xuống núi, đúng lúc muông thú từng đàn kéo về phá nương rẫy. Thấy dân làng đuổi đằng đông, dồn đằng tây mà chẳng được, em bé liền cất giọng hát. Tiếng hát của em vang khắp núi rừng. Mọi người được chứng kiến điều kì lạ: muông thú quên cả phá lúa, nhảy múa theo tiếng hát. + Câu 3: – Khi giặc kéo đến đông như lá rừng, nhanh như chớp giật, dân làng chung sức, đồng lòng cầm vũ khí (tên nỏ, khiên đao) đuổi giặc. – Trước cảnh bốn phương lửa cháy rừng rực, em bé người đá đã trèo lên một mỏm núi, cất tiếng hát kêu gọi những kẻ xâm lược chớ đi ăn cướp, hãy trở về với gia đình,... Lời hát của em bé người đá khiến giặc đứng sững như những pho tượng, vũ khí tuột khỏi tay. + Câu 4: Em bé người đá đã giú p dân làng đuổi giặc. Em trèo lên một mỏm núi, cất tiếng hát kêu gọi những kẻ xâm lược chớ đi ăn cướp, hãy trở về với vợ con, đi hái rau ngọt, cắt lú a vàng, tối ngủ bên lửa ấm, sáng thức dậy theo mặt trời,... Lời hát của em bé người đá thể hiện ước nguyện của con người về một cuộc sống hoà bình, không có cảnh chết chóc, chính nghĩa luôn chiến thắng phi nghĩa. + Câu 5: HS nêu ý tưởng, có thể đưa ra nhiều cách kết thúc khác nhau. VD: · Em bé người đá bay lên trời xanh. Mỗi khi đất nước gặp nguy nan, em bé người đá lại xuất hiện để giú p đỡ dân làng. · Xúc động trước niềm mong nhớ khôn nguôi của dân làng, em bé người đá đã trở về sống cùng và giúp đỡ dân làng. · ... Lưu ý: Tuỳ thuộc vào trình độ HS, thời lượng tổ chức hoạt động và nội dung cụ thể của từng bài đọc, GV có thể hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn: + Sau khi HS trả lời câu hỏi 1: ð Rút ra ý đoạn 1: Giới thiệu mỏm đá hình em bé ở vùng Chư Bô-đa. + Sau khi HS trả lời câu hỏi 2: ð Rút ra ý đoạn 2: Điều kì lạ khi mỏm đá đã biến thành một em bé được mọi người đặt tên là Nai Ngọc + Sau khi HS trả lời câu hỏi 3: ð Rút ra ý đoạn 3: Dân làng cùng em bé Nai Ngọc đánh giặc. ð + Sau khi HS trả lời câu hỏi 4: ð Rút ra ý đoạn 4: Nai Ngọc đã biến mất. + Sau khi HS trả lời câu hỏi 5: ð Rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật. - Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc Tiếng hát của người đá. - GV tổ chức cho HS đọc lại đoạn 2 và xác định giọng đọc đoạn này: Giọng đọc ngạc nhiên, bất ngờ khi thấy mỏm đá biến thành một em bé xinh đẹp Một buổi sáng,/ mỏm đá khẽ cựa quậy,/ rồi từ từ biến thành một em bé xinh đẹp.// Em bước xuống núi,/ thấy muông thú từng đàn kéo về phá nương rẫy,/ dân làng đuổi đằng đông,/ dồn đằng tây mà chẳng ăn thua gì.// Em bé liền cất giọng hát.// Tiếng hát của em vang khắp núi rừng.// Muông thú quên cả phá lúa,/ nhảy múa theo tiếng hát.// Dân làng vây quanh em bé,/ hỏi em từ đâu tới,/ tên em là gì,/ nhưng em chỉ cười.// Mọi người đặt tên cho em là Nai Ngọc.// - GV tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn 2. - GV mời 1 – 2 HS khá, giỏi đọc cả bài, các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại nội dung bài đọc Tiếng hát của người đá. b. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhà thông thái”. - GV chiếu các câu hỏi trắc nghiệm lên màn hình. Câu 1: Trong bài đọc Tiếng hát của người đá, mỏm đá trên đỉnh núi cao có hình gì? A. Mỏm đá hình em bé cưỡi voi. B. Mỏm đá hình em bé cưỡi ngựa. C. Mỏm đá hình em bé cưỡi hổ. D. Mỏm đá hình em bé cưỡi hạc. Câu 2: Mỏm đá ấy biến thành một em bé xinh đẹp vào lúc nào? A. Một buổi đêm muộn. B. Một buổi tối. C. Một buổi chiều. D. Một buổi sáng. Câu 3: Mọi người trong làng đặt tên em bé là gì? A. Thánh Gióng. B. Tích Chu. C. Nai Ngọc. D. Sọ Dừa. Câu 4: Giọng hát của em bé làm quân giặc thấy như thế nào? A. Người thì buông vũ khí đầu hàng, người thì sợ hãi. B. Quân giặc đứng sững như những pho tượng, vũ khí tuột khỏi tay. C. Quân giặc rụng rời chân tay không còn sức lực chiến đấu. D. Người thì đầu óc mờ mịt không hiểu mình đang làm gì, người thì nhảy múa theo tiếng hát của em bé. Câu 5: Tiếng hát của em bé có ý nghĩa như thế nào? A. Tiếng hát của em bé thể hiện khát vọng tự do mãnh liệt. B. Tiếng hát của em bé thể hiện sự tự do, ước mơ chinh phục thiên nhiên. C. Tiếng hát của em bé thể hiện sự vui tươi, lạc quan, yêu đời, quên đi sự mệt mỏi của lao động, của cuộc sống. D. Tiếng hát của em bé thể hiện ước nguyện của con người về một cuộc sống hòa bình, không có cảnh đầu rơi máu chảy, chính nghĩa luôn chiến thắng phi nghĩa. - GV mời đại diện lần lượt HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, bổ sung đáp án (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
* CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Tiếng hát của người đá, hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc. + Chia sẻ với người thân về bài đọc. + Đọc trước Tiết 2: Luyện từ và câu – Câu đơn và câu ghép. | - HS lắng nghe GV giới thiệu chủ điểm. - HS quan sát hình ảnh. - HS làm việc nhóm đôi. - HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe. - HS quan sát, tiếp thu. - HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu. - HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo. - HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV. - HS luyện đọc theo nhóm. - HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó. - HS đọc thầm, HS làm việc nhóm đôi để trả lời các câu hỏi. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS nhắc lại nội dung bài. - HS luyện đọc theo nhóm. - HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS tham gia trò chơi. - HS chú ý lên màn hình. - HS trả lời câu hỏi, các HS khác bổ sung đáp án, (nếu có). - HS quan sát, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. |
......Tải file PowerPoint, Word toàn bộ bên dưới......
- Chia sẻ:Rosie1331
- Ngày:
PowerPoint Tiếng Việt 5: Tiếng hát của người đá
8,6 MB 09/01/2025 11:25:00 SAGiáo án Tiếng Việt 5: Tiếng hát của người đá (Word)
507,1 KB 09/01/2025 11:34:16 SA
- Tuần 14
- Tuần 15
- Tuần 16
- Tuần 17
- Tuần 18
- Tuần 19
- Tuần 20
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo án lớp 5
(2 cột, 3 cột) Giáo án Lịch Sử Địa Lí lớp 5 Chân trời sáng tạo Cả năm 2024-2025
PowerPoint Toán 5 Bài 32: Ôn tập một số hình phẳng
Giáo án buổi chiều môn Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức 2024-2025
PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 9: Khi các em ở nhà một mình
PowerPoint Toán 5 Bài 55: Ôn tập một số yếu tố thống kê và xác suất
Giáo án Đạo đức 5 Cánh Diều năm 2024-2025