PowerPoint Tiếng Việt lớp 5 Bài 25: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà

Tải về

PowerPoint Tiếng Việt lớp 5 Bài 25: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà, được thiết kế dưới dạng file trình chiếu PowerPoint với hiệu ứng sinh động, giúp thầy cô tiết kiệm thời gian trong việc soạn giáo án điện tử lớp 5.

Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Bài 25: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà

PPT Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức bài 25 thuộc Chủ đề Nghệ thuật muôn màu tuần 14, biên soạn bám sát sách giáo khoa Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1. Mời thầy cô cùng tham khảo:

PowerPoint Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà

PowerPoint Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà

PowerPoint Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà

PowerPoint Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà

PowerPoint Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà

PowerPoint Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà

Giáo án Tiếng Việt 5 Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐIỂM: NGHỆ THUẬT MUÔN MÀU

BÀI 25: TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ

(3 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng từ ngữ, câu thơ và diễn cảm toàn bộ bài thơ Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà; biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ, giọng thể hiện được niềm xúc động của tác giả khi nghe tiếng đàn với những cung bậc thánh thót, trầm bổng trong một đêm trăng đẹp trên công trường thủy điện sông Đà.
  • Nhận biết được từ ngữ và hình ảnh thơ giàu sức gợi tả, cảm nhận được tiếng đàn Ba-la-lai-ca gợi lên những cung bậc âm thanh và hình ảnh của cuộc sống. Tiếng đàn đó quyện hòa với cảnh đẹp thơ mộng của đêm trăng trên công trường thế kỉ hứa hẹn bao hi vọng về tương lai tươi sáng của đất nước. Hiểu được một trong những ý nghĩa sâu sắc của bài thơ: Nghệ thuật (âm nhạc) mang đến cảm xúc, niềm vui sống cho con người.
  • Nhận biết được cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ.
  • Nhận biết được biện pháp điệp từ, điệp ngữ và tác dụng của việc sử dụng điệp từ, điệp ngữ và tác dụng của việc sử dụng điệp từ, điệp ngữ trong bài văn, bài thơ; từ đó có thể thực hành tạo lập câu, đoạn có sử dụng điệp từ; điệp ngữ.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác:Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực văn học:

  • Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

  • Biết chia sẻ cảm xúc trước vẻ đẹp của nghệ thuật thơ ca và âm nhạc, biết thể hiện sự đồng cảm với suy nghĩ, cảm xúc, niềm vui của những người xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5 kết nối tri thức.
  • Tranh ảnh minh họa bài đọc.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK Tiếng Việt 5 kết nối tri thức.
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1: ĐỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV giới thiệu chủ điểm: Chủ điểm thứ ba: Trên con đường học tập, đã kết lại bằng câu chuyện Tinh thần học tập của nhà Phi-lít. Hôm nay, các em bước sang chủ điểm thứ tư: Nghệ thuật muôn màu. Các bài học nói về các môn nghệ thuật thú vị như âm nhạc, hội hoạ , vũ đạo, điêu khắc,... giúp các em có thêm những hiểu biết về thế giới nghệ thuật phong phú, đầy thú vị.

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về dụng cụ âm nhạc:

Đàn violon

Đàn tranh

Sáo (cây tiêu)

Đàn organ

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi với bạn về một dụng cụ âm nhạc mà em thích.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS: Đàn bầu là một loại nhạc cụ dân tộc có mặt phổ biến trong các dàn nhạc dân tộc của Việt Nam. Đàn bầu hay còn có tên gọi khác là độc huyền cầm. Loại đàn này khá đặc biệt, nó chỉ gồm có một dây. Khi chơi đàn, người nghệ sĩ sẽ dùng một thanh tre nhỏ hoặc một mảnh gảy để tạo ra những âm thanh, giai điệu trầm bổng khác nhau.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr.122, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc:

Bài thơ Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà thể hiện niềm xúc động của tác giả khi cảm nhận vẻ đẹp của âm thanh tiếng đàn ba-la-lai-ca (một nhạc cụ dân gian của nước Nga). Tiếng đàn như nói hộ tình hữu nghị của những người Việt Nam và các chuyên gia Liên Xô.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Tổ chức thực hiện

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả những cung bậc của tiếng đàn, những hình ảnh đẹp của thiên nhiên; biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ, giọng thể hiện được niềm xúc động của tác giả khi nghe tiếng đàn với những cung bậc thánh thót, trầm bổng trong một đêm trăng đẹp trên công trường thủy điện sông Đà.

- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc:

+ Luyện đọc một số từ khó: ba-la-lai-ca, nghe náo nức, nóng lòng tìm biển cả ,...

+ Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả khi cảm nhận những cung bậc của tiếng đàn, sự hòa quyện giữa tiếng đàn với cảnh sắc đêm trăng và cảm xúc của con người. Ví dụ:

Tiếng đàn ba-la-lai-ca

Như ngọn gió bình yên

Thổi qua rừng bạch dương dìu dặt...

Tiếng đà n ba-la-lai-ca

Như ngọn sóng

Vỗ trắng phau ghềnh đá

Nghe náo nức

Những dòng sông nóng lòng tìm biển cả ... ...

Chỉ còn tiếng đàn ngân nga

Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà . ...

- GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành ba khổ để luyện đọc và tìm ý:

+ Khổ 1: Từ đầu đến … nóng lòng tìm biển cả …;

+ Khổ 2: Tiếp theo đến lấp loáng sông Đà.

+ Đoạn 3: Còn lại

* Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để tuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó.

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc.

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

b. Tổ chức thực hiện

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó:

+ cao nguyên: vùng đất rộng và cao, xung quanh có sườn dốc, bề mặt bằng phẳng hoặc lượn sóng.

+ trăng chơi vơi: trăng trơ trọi giữa bầu trời bao la

- GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi:

+ Câu 1: Tiếng đàn ba-la-lai-ca được miêu tả như thế nào qua 8 dòng thơ đầu?

+ Câu 2: Trên công trường thuỷ điện sông Đà , tác giả đã nghe tiếng đàn ba-la-lai-ca vang lên trong khung cảnh như thế nào?

+ Câu 3: Miêu tả những điều em hình dung được khi đọc 2 dòng thơ: “Chỉ còn tiếng đàn ngân nga/ Với một dòng trăng lấp loá ng sông Đà”.

+ Câu 4: Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cô gái Nga chơi đàn ba-la-lai-ca trên công trường thuỷ điện sông Đà.

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Câu 1:

Âm thanh của tiếng đàn gợi những liên tưởng thú vị

Những liên tưởng từ tiếng đàn lại tôn lên vẻ đẹp Âm thanh của tiếng đàn

Tiếng đàn ba-la-lai-ca như ngọn gió bình yên thổi qua rừng bạch dương dìu dặt... (Tiếng đàn gợi liên tưởng đến tiếng gió dìu dặt)

Tiếng đàn ba-la-lai-ca làm hiện lên những hình ảnh, âm thanh của cuộc sống (tiếng gió, tiếng sóng).

Tiếng đàn ba-la-lai-ca như ngọn sóng vỗ trắng phau ghềnh đá, nghe náo nức những dòng sông nóng lòng tìm biển cả ... (Tiếng đàn gợi liên tưởng đến tiếng sóng reo náo nức)

Tiếng đàn ba-la-lai-ca có những cung bậc âm thanh trầm bổng, khi dìu dặt, khoan thai, khi náo nức, dồn dập...

+ Câu 2: Khung cảnh:

· Thời gian: đêm trăng

· Không gian: tĩnh mịch. Công trường thủy điện với rất nhiều xe ủi, xe ben, tháp khoan, cần trục … đã say ngủ sau một ngày làm việc; dòng sông Đà lấp loáng dưới trăng …

ð Ý nghĩa: Trong thời gian, không gian ấy, tác giả cảm nhận rõ hơn tiếng đàn ba-la-lai-ca bởi vì không gian trở nên yên ắng, tĩnh mịch; mọi vật dường như giấu mình trong bóng đêm, chỉ còn tiếng đàn (âm thanh) và ánh trăng quyện vào dòng sông – dòng trăng (ánh sáng).

+ Câu 3:

Chỉ còn tiếng đàn ngân nga

Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà

Bốn bề yên tĩnh, tất cả như lặng yên để lắng nghe tiếng đàn của ba-la-lai-ca của cô gái Nga. Tiếng đàn vang lên, ngân nga, tỏa lan mênh mông cùng với dòng sông như một dòng trăng lấp lánh trong đêm. Tiếng đnà như quyện hòa với ánh sáng (dòng trăng), tạo nên vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng.

+ Câu 4: Dưới ánh trăng, bên dòng sông Đà lấp loáng, trên công trường “đang say ngủ” sau một ngày làm việc sôi động, cô gái Nga có mái tóc màu hạt dẻ đang đánh đàn ba-la-lai-ca một cách say sưa “ngón tay đan trên những sợi dây đồng”… Hình ảnh này khiến mỗi người dân chúng ta xúc động. Những chuyên gia ở những đất nước xa xôi (Liên Xô cũ) đã xa gia đình, xa tổ quốc để đến Việt Nam, giúp chúng ta xây dựng nhà máy thủy điện, làm ra luồng ánh sáng gửi đi muôn nơi, giúp cho cuộc sống tươi sáng hơn. Tiếng đàn ba-la-lai-ca của cô gái Nga như giúp chúng ta cảm nhận được tình hữu nghị tốt đẹp giữa hai dân tộc và tương lai đang rộng mở của đất nước ta.

Lưu ý: Tuỳ thuộc vào trình độ HS, thời lượng tổ chức hoạt động và nội dung cụ thể của từng bài đọc, GV có thể hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn:

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 1:

ð Rút ra ý đoạn 1: Những liên tưởng từ tiếng đàn lại tôn lên vẻ đẹp âm thanh của tiếng đàn.

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 2, 3, 4:

ð Rút ra ý đoạn 2: Tiếng đàn trên công trường thủy điện sông Đà.

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 3:

ð Rút ra ý đoạn 3: Khát vọng về tương lai.

ð Rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật.

- Luyện đọc trong nhóm và trước lớp; học thuộc lòng bài thơ.

b. Tổ chức thực hiện

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà.

- GV tổ chức cho HS đọc lại 3 đoạn thơ và xác định giọng đọc các đoạn này: Giọng đọc diễn cảm, nhấn mạnh ở những từ miêu tả tiếng đàn: ngọn gió bình yên, ngọn sóng, ngân nga,…

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp 3 đoạn.

- GV mời 1 – 2 HS khá, giỏi đọc cả bài, các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại nội dung bài đọc Tiếng đàn Ba-la-lai-ca.

b. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhà thông thái”.

- GV chiếu câu hỏi trắc nghiệm lên màn hình.

Câu 1: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà được tạo ra bởi ai?

A. Một ca sĩ người Nga

B. Một vũ công người Nga

C. Một cô gái Việt Nam

D. Một cô gái người Nga

Câu 2: Chiếc đàn ba-la-lai-ca của cô gái Nga có những sợi dây làm từ chất liệu gì?

A. đồng

B. vàng

C. sắt

D. nhựa

Câu 3: Công trình thủy điện được nhắc đến trong khổ thơ cuối bài thơ là gì?

A. Công trình thủy điện Trị An

B. Công trình thủy điện sông Đà

C. Công trình thủy điện Hòa Bình

D. Công trình thủy điện Sơn La

Câu 4: Vì sao tác giả lại chọn so sánh tiếng đàn với ngọn gió và ngọn sóng?

A. Để tăng tính tượng hình, tượng thanh cho câu thơ

B. Để giúp câu thơ trở nên sống động, hấp dẫn và thú vị hơn

C. Vì tiếng đàn không có hình dáng cụ thể nên cần mượn hình ảnh thiên nhiên để người đọc dễ tưởng tượng hơn

D. Để giúp người đọc tưởng tượng được tiếng đàn nhẹ nhàng, bay cao, bay xa, lan tỏa như làn sóng và cơn gió

Câu 5: Vì sao tác giả lại miêu tả "Sông Đà gửi ánh sáng đi muôn ngả"?

A. Vì đập thủy điện sông Đà tạo ra đèn điện

B. Vì đập thủy điện sông Đà tạo ra nguồn năng lượng mặt trời giúp thắp sáng đèn điện

C. Vì điện được tạo ra từ đập thủy điện sông Đà sẽ được truyền đến muôn nơi để thắp sáng đèn

D. Vì đập thủy điện sông Đà sản xuất ra các loại bóng đèn với nhiều kích cỡ, bán trên khắp các nước

- GV mời đại diện lần lượt HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, bổ sung đáp án (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

1. B

2. A

3. B

4. D

5. C

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà, hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc.

+ Chia sẻ với người thân về bài đọc.

+ Đọc trước Tiết 2: Luyện từ và câuBiện pháp điệp từ, điệp ngữ.

- HS lắng nghe GV giới thiệu chủ điểm.

- HS quan sát hình ảnh.

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe.

- HS quan sát, tiếp thu.

- HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.

- HS đọc thầm, HS làm việc nhóm đôi để trả lời các câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS nhắc lại nội dung bài.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS tham gia trò chơi.

- HS chú ý lên màn hình.

- HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, bổ sung đáp án (nếu có)

- HS quan sát, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

........Tải file PowerPoint toàn bộ bên dưới......

Đánh giá bài viết
1 11
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm