PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 9: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc
PowerPoint Tiếng Việt lớp 5 Bài 9: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc được thiết kế dưới dạng file trình chiếu PowerPoint với hiệu ứng sinh động, giúp thầy cô tiết kiệm thời gian trong việc soạn giáo án điện tử lớp 5. Giáo án này được trình bày bằng file PowerPoint và Word, sẽ thuận tiện cho các thầy cô trong việc biên soạn giáo án giảng dạy được chất lượng hơn.
Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Bài 9: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc
PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 9: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc
Giáo án Tiếng Việt 5 Bài 9: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc
TIẾT 3: VIẾT Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc | |||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV cho HS xem video vui nhộn trước khi vào bài: https://www.youtube.com/watch?v=8g18h1TFWpE - GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học mới: Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc. Vậy đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc trước một sự việc có đặc điểm gì? Làm thế nào để viết được đúng đoạn văn này? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nhận diện đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Xác định được cấu tạo của một đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS xác định yêu cầu của BT1: Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu: Nhân dịp Quốc Khánh ngày 2 tháng 9, tôi được bố mẹ cho đi Mộc Châu tham dự Ngày hội văn hoá các dân tộc thiểu số. Tôi vô cùng hứng thú với sự kiện mang đậm vẻ đẹp văn hoá này. Ngay từ sáng ngày 1 tháng 9, không khí ngày hội đã tràn ngập khắp thị trấn. Cờ hoa, những bộ trang phục truyền thống làm cho cả thị trấn trở nên rực rỡ sắc màu. Tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã khiến tôi cảm thấy háo hức lạ thường. Mỗi dân tộc mang đến ngày hội một tiết mục trình diễn riêng. Trước cuộc thi ném còn của những cô gái Thái, tôi trở thành cổ động viên tự lúc nào không rõ. Tôi chăm chú dõi theo quả còn bay vút lên cao, lơ lửng trên không trung. Tôi và mọi người hò reo khi quả còn bất ngờ bay vèo qua vòng tròn gắn trên đầu cây tre. Điệu múa khèn tràn đầy sức sống của các chàng trai người Mông đã khiến tôi rất ngạc nhiên và thán phục. Tôi nhún nhảy liên hồi theo các động tác của họ. Tôi như bị cuốn theo bước múa sạp khéo léo, rộn ràng của những cô gái Mường. Tôi say sưa thưởng thức điệu múa xoè uyển chuyển của những cô gái Thái... Đến với Ngày hội văn hoá các dân tộc thiểu số ở Mộc Châu, tôi đã rất xúc động và hiểu vì sao cần phải giữ gìn giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. (Lâm Phong) a. Đoạn văn nói đến sự việc gì? Người viết có ấn tượng chung về sự việc đó thế nào? b. Chọn nội dung tương ứng với mỗi phần của đoạn văn.
c. Trong phần triển khai, những chi tiết nào nói về ngày hội gây được ấn tượng với người viết? d. Tình cảm, cảm xúc của người viết được bộc lộ qua những từ ngữ, câu văn nào? + GV tổ chức cho HS đọc đoạn văn trao đổi trong nhóm nhỏ. + GV tổ chức cho HS hoàn thành sơ đồ tư duy vào VBT ( có thể sử dụng Phiếu học tập để hỗ trợ học sinh học nhóm. + GV mời 1 – 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp, các nhóm HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ( nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: a. Đoạn văn nói về ngày Hội văn hoá các dân tộc thiểu số ở Mộc Châu. Người viết có ấn tượng hứng thú với ngày hội đó. b. + Mở đầu: Nêu tên sự việc; thời gian, địa điểm; ấn tượng chung về sự việc. + Triển khai: Nêu tình cảm, cảm xúc về những chi tiết nổi bật của sự việc (khung cảnh, hoạt động, người tham gia...) + Kết thúc: Nêu ý nghĩa của sự việc; khẳng định lại tình cảm, cảm xúc đối với sự việc. c. Những chi tiết được người viết lựa chọn để bộc lộ cảm xúc gồm: khung cảnh ngày hội (không khí, cờ, hoa, trang phục, tiếng trống, tiếng chuông,...); hoạt động (thi ném còn, điệu múa khèn, múa sạp,...); người tham gia (các cô gái Thái, các chàng trai người Mông, những cô gái Mường,...) d.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS. Hoạt động 2: Lưu ý khi viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nắm được những điều cần lưu ý khi viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức hoạt động cho HS xác định yêu cầu nhiệm vụ: Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc. G: + Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc thường có mấy phần? Đó là những phần nào? + Nội dung chính của mỗi phần là gì? + Có những cách nào để thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc? - GV chia nhóm cho HS thảo luận theo nhóm bốn người để trả lời các câu hỏi dựa vào đoạn văn ở BT1: + Theo em, nếu bỏ những câu có từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc trực tiếp thì đoạn văn sẽ như thế nào? + Theo em, nêu bỏ những câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc gián tiếp thì đoạn văn sẽ như thế nào? + Theo em, để viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc, cần kết hợp những câu thế nào? - GV mời đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét. GV tuyên dương những nhóm làm việc nghiêm túc, đạt hiệu quả; nhắc nhở những nhóm làm việc chưa có hiệu quả. - GV nhận xét, chốt đáp án: + Nội dung đoạn văn không phong phú, người đọc khó hình sự việc, khó hình dung tình cảm, cảm xúc thay đổi theo diễn biến của ngày hội/ sự việc. + Không phải là đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về 1 sự việc. Đoạn văn bị lạc sang đoạn thuật việc hoặc tả. + Câu nêu tình cảm, cảm xúc trực tiếp và câu nêu tình cảm, cảm xúc gián tiếp. - GV chiếu phần ghi nhớ lên màn hình: Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc thường có 3 phần: · Mở bài: Giới thiệu sự việc và nêu ấn tượng chung về sự việc. · Triển khai: Nêu tình cảm, cảm xúc về những chi tiết nổi bật của sự việc. · Kết thúc: Nêu ý nghĩa của sự việc; khẳng định lại tình cảm, cảm xúc đối với sự việc,… - GV yêu cầu HS nhắc lại phần ghi nhớ. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS. Hoạt động 3: Thực hành a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giúp HS củng cố kiến thức đã học và thực hành, luyện tập tại nhà. b. Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ cho HS đọc và yêu cầu: 1/ Nói với người thân về một việc em đã làm được trong ngày. Nêu tình cảm, cảm xúc của em khi thực hiện và hoàn thành công việc đó. 2/ Tìm đọc một cuốn sách viết về một miền đất (ví dụ: Phía tây Trường Sơn của Vũ Hùng, NXB Kim Đồng; Quê nội của Võ Quảng, NXB Kim Đồng;…). + GV tổ chức cho HS trao đổi, thống nhất kết quả trong nhóm nhỏ. + GV mời 1 – 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp, các nhóm HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Xem lại kiến thức bài : Viết – Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc, hiểu và vận dụng được kiến thức vào thực hành. + Chia sẻ với người thân về bài học. + Đọc và chuẩn bị trước phần Bài đọc Những búp chè trên cây cổ thụ. | - HS xem video. - HS lắng nghe GV giới thiệu bài học mới. - HS đọc nhiệm vụ BT. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS chia sẻ kết quả. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS chú ý lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc nhiệm vụ của hoạt động. - HS lắng nghe hướng dẫn của GV. - HS chú ý lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu - HS chú ý lên màn hình. - HS đọc kĩ phần ghi nhớ - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS đọc nhiệm vụ BT. - HS làm theo hướng dẫn của GV. - HS phát biểu ý kiến. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS chú ý lắng nghe. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS lắng nghe và thực hiện. |
.....Tải file PowerPoint, Word toàn bộ bên dưới......
- Chia sẻ:
Đinh Thanh Hoa
- Ngày:
PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 9: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc
8,9 MB 28/02/2025 11:33:00 SAGiáo án Tiếng Việt 5 Bài 9: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc (Word)
600,1 KB 28/02/2025 11:37:03 SA
Tham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

- Tuần 14
- Tuần 15
- Tuần 16
- Tuần 17
- Tuần 18
- Tuần 19
- Tuần 20
- Tuần 21
- Tuần 22
- Tuần 23
- Tuần 24
- Tuần 25
- Không tìm thấy
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028

Bài viết hay Giáo án lớp 5
Giáo án lớp 5 buổi 2 (buổi chiều) Đủ cả năm
PowerPoint Toán 5 Bài 59: Hình khai triển của hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ
PowerPoint Toán 5 Bài 73: Luyện tập
PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 7: Đoàn thuyền đánh cá
PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 11: Muôn màu cuộc sống
KHBD: Giáo án lớp 5 Cánh Diều đầy đủ các môn 2024-2025