PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài Ôn tập và Đánh giá giữa học kì II (Tiết 3 + 4)

Tải về

PowerPoint Tiếng Việt lớp 5 Ôn tập và Đánh giá giữa học kì II (Tiết 3 + 4) được thiết kế dưới dạng file trình chiếu PowerPoint với hiệu ứng sinh động, giúp thầy cô tiết kiệm thời gian trong việc soạn giáo án điện tử lớp 5. Giáo án này được trình bày bằng file PowerPoint và Word, sẽ thuận tiện cho các thầy cô trong việc biên soạn giáo án giảng dạy được chất lượng hơn.

PowerPoint Tiếng Việt 5 Ôn tập giữa học kì II (Tiết 3 + 4)

Ôn tập giữa học kì II (Tiết 3 + 4)

Ôn tập giữa học kì II (Tiết 3 + 4)

Ôn tập giữa học kì II (Tiết 3 + 4)

Ôn tập giữa học kì II (Tiết 3 + 4)

Giáo án Tiếng Việt 5 Ôn tập giữa học kì II (Tiết 3 + 4)

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT 3 - 4

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Tiếp tục đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của HS. HS đọc cảm, trôi chảy, đạt tốc độ 90 – 100 tiếng / phút, thuộc lòng các khổ thơ, dòng thơ; học thuộc lòng trong nửa đầu học kì II.

- Ôn luyện về các cách liên kết câu trong đoạn văn.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực văn học:

- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

- Hoàn thành nhiệm vụ học tập, ham học hỏi; có ý thức vận dụng những kĩ năng đã học ở trường vào đời sống hằng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- SGK Tiếng Việt 5 kết nối tri thức, SGV Tiếng Việt 5 kết nối tri thức.

- Tranh ảnh SGK phóng to; tranh ảnh hoặc video clip về cảnh đồi núi hoặc cánh đồng (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK Tiếng Việt 5 kết nối tri thức.

- Tranh ảnh theo nội dung bài nếu có.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV đặt câu hỏi: Em hãy nhắc lại kiến thức về liên kết câu?

- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ:

- GV nhận xét, chốt đáp án: Có 3 cách liên kết câu: lặp từ ngữ, từ ngữ nối và thay thế từ ngữ.

+ Các câu trong một đoạn văn có thể liên kết với nhau bằng cách lặp từ ngữ ở câu trước.

+ Các câu trong một đoạn văn có thể liên kết với nhau bằng một kết từ hoặc từ ngữ có tác dụng nối (gọi chung là từ ngữ nối) như: rồi, nhứng, vì thế, thứ nhất, thứ hai, trái lại, ngoài ra, bên cạnh đó, đầu tiên, sau đó, tiếp theo, cuối cùng,… Từ ngữ nối thường đứng ở đầu câu.

+ Các câu trong đoạn văn có thể liên kết với nhau bằng cách dùng đại từ, danh từ,… ở câu sau thay thế cho từ ngữ đã dùng ở câu trước. Ngoài ra tác dụng liên kết, dùng từ ngữ thay thế còn tranh được sự trùng lặp từ ngữ trong đoạn văn.

- GV ghi tên bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện tập kĩ năng đọc hiểu văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS học thuộc lòng các bài và trả lời các câu hỏi liên quan.

b. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ BT1: Đọc những dòng thơ dưới đây

a. Em vui em hát

Hạt vàng làng ta…

b. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.

c. Con đã lớn khôn, đọc được cả những điểu

Chưa được viết trong thư người lính biển.

d. Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

e. Ông đứng như bụt hiện

Chờ cháu cuối đường quê.

ü Nêu tên bài thơ có chứa các dòng trên.

ü Trong mỗi bài thơ, em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?

ü Đọc thuộc lòng 2 – 3 khổ thơ em thích của một trong những bài thơ trên.

- GV tổ chức đọc thi cho HS và yêu cầu HS trả lời các câu ứng với bài đọc đã chọn.

- GV nhận xét, chốt nhiệm vụ:

Ý đầu tiên:

a. Bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa.

b. Bài thơ Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm.

c. Bài thơ Thư của bố của Thuỵ Anh.

d. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.

e. Bài thơ Đường quê Đồng Tháp Mười của Trần Quốc Toàn.

Ý thứ hai: Trong mỗi bài thơ, em thích nhất hình ảnh và lí do thích là:

a. Hạt gạo làng ta: Em thích hình ảnh “Hạt gạo làng ta/ Có vị phù sa/ Của sông Kinh Thầy/ Có hương sen thơm/ Trong hồ nước đầy/ Có lời mẹ hát ngọt bùi đắng cay”. Vì hình ảnh đó được nhà thơ đã khẳng định hạt gạo thấm đẫm hương vị phù sa của dòng sông quê hương. Hạt gạo kết tinh của đất trời, từ những gì tinh túy nhất của thiên nhiên. Hạt gạo còn mang hương thơm của những bông sen trong hồ nước đầy, trong những hạt gạo thơm dẻo ấy còn chứa đựng những nỗi vất vả đắng cay của người mẹ - người nông dân. "Có lời mẹ hát/Ngọt bùi đắng cay" lời thơ ngắn, giản dị mộc mạc và nhẹ nhàng như lời hát làm những câu thơ dễ đi vào lòng người bằng điệp từ "có". Tác giả muốn nhấn mạnh hạt gạo mang rất nhiều hương vị của thiên nhiên và công sức của người nông dân, vì vậy càng phải trân quý hạt gạo làng ta, và trân trọng những người nông dân đã làm ra hạt gạo ấy.

b. Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ: Em thích hình ảnh “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi/ Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”. Vì hình ảnh này chỉ: Bắp cần mặt trời để sinh sống và hình thành (qua những râu ngô, hoa ngô, làm lớn cây ngô rồi mới có bắp); em bé là mặt trời, là niềm tin, hi vọng và là tình yêu lớn nhất của mẹ, động lực để mẹ lao động, sản xuất.

c. Thư của bố: Em thích hình ảnh: “Con đã lớn khôn, đọc được cả những điều chưa được viết trong thư người lính biển”. Vì hình ảnh này cho thấy con đã hiểu, con đủ nhận biết được những khó khăn thực tế bố gặp phải chứ không chỉ qua những gì bố kể. Con thương và yêu bố nên biết bố còn giấu, còn muốn mình không phải lo nghĩ. Con luôn tự hào về bố của mình.

d. Đoàn thuyền đánh cá: Em thích hình ảnh: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then, đêm sập cửa”. Vì hình ảnh này: đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong khung cảnh thiên nhiên khắc nghiệt, một buổi chiều tối: mặt trời xuống biển, màn đêm tới – nhà văn có lối miêu tả đặc biệt, nhân hoá làm câu thơ trở nên sinh động hơn.

e. Đường quê Đồng Tháp Mười: Em thích hình ảnh: “Ông đứng như bụt hiện/ Chờ cháu cuối đường quê”. Vì hình ảnh này như một câu truyện cổ tích về tình ông cháu: ông hiền từ luôn trông chờ cháu trở về, dang vòng tay chào đón. Câu thơ thể hiện tình cảm của người cháu dành cho người ông.

- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc BT2: Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi.

a. Chiếc quạt mo được miêu tả như thế nào trong bài đọc?

b. Chiếc quạt mo gợi nhớ những kỉ niệm gì về bà trong tuổi thơ của người cháu?

c. Kể lại giấc mơ của người cháu về chiếc quạt mo. Theo em, giấc mơ đó có gì thú vị?

d. Chi tiết người cháu khi lớn vẫn giữ một chiếc quạt mo làm kỉ niệm gợi cho em những suy nghĩ gì?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc lại văn bản Quạt mo và trả lời câu hỏi đọc hiểu.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

a.

ü Nguyên liệu: mo cau khô rụng;

ü Cách làm: cắt mo cau thành hình quạt;

ü Hình dáng: giống tai voi, rất vừa tay cầm;

ü Màu sắc: nâu sẫm;

ü Đặc điểm khác: hằn nhiều nếp nhăn.

b.

Những kỉ niệm như: cháu quạt cho bà khi bà đi chợ xa về; bà ôm cháu vào lò ng nói “Cháu bà thương bà nhất.”; hai bà cháu nằm võng, bà quạt cho cháu ngủ.

c.

ü Giấc mơ của người cháu: Người cháu đã mơ thấy mình cầm quạt mo và gặp phú ông. Sau đó, người cháu mơ thấy mình cưỡi trâu của phú ông đi ngang qua một ao cá. Người cháu rất hoảng hốt vì thấy mình đã đổi chiếc quạt mo lấy trâu của phú ông.

ü HS trả lời theo cảm nhận riêng cá nhân. VD: Giấc mơ đó thú vị vì tái hiện lại bài đồng dao về chiếc quạt mo, cậu bé nghĩ mình giống như thằng Bờm. Có điều thằng Bờm không đổi quạt, còn cậu bé với sự hồn nhiên và vô tư của một đứa trẻ đã đổi chiếc quạt lấy chú trâu mập mạp của phú ông. Đó có lẽ cũng là cách suy nghĩ phổ biến của nhiều bạn nhỏ,...

d. HS trả lời theo cảm nhận (VD: Cháu rất gắn bó với bà, nhớ bà và luôn muốn giữ kỉ niệm về bà bên mình. Người cháu là một người rất tình cảm.).

Hoạt động 2: Chơi trò chơi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS biết đặt câu ghép, sử dụng kết từ và cặp từ hô ứng để đặt câu.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức hoạt động chơi trò chơi: Tìm kho báu.

- GV phổ biến trò chơi:

+ Mỗi nhóm chuẩn bị một xúc xắc và số quân cờ tương ứng số lượng thành viên trong nhóm (có thể sử dụng dụng cụ học tập nhỏ như tẩy, gọt bút chì,... hoặc viên giấy khác màu nhau làm quân cờ).

+ Mỗi nhóm xác định thứ tự chơi của các thành viên.

+ HS lần lượt tung xúc xắc để xác định số ô mình được đi. Đến ô nào, HS phải nói được câu ghép chứa kết từ (cặp kết từ) có trong ô. Nếu nói được câu đúng yêu cầu, HS sẽ được đứng ở ô đó và lượt chơi tiếp tục dành cho người sau. Nếu không nói được (hoặc nói không đúng), HS sẽ phải quay trở lại ô mình đã xuất phát ở lượt đó.

- GV cho HS thực hành đặt câu ghép, GV quan sát các nhóm làm việc và đánh giá theo tiêu chí.

- GV tổng kết trò chơi, nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.

Hoạt động 3: Thực hành tiếng Việt

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS củng cố lại kiến thức về liên kết câu trong đoạn văn.

b. Tổ chức thực hiện

- GV xác định nhiệm vụ cho HS BT4: Tìm từ ngữ có tác dụng liên kết cấu trong mỗi đoạn văn dưới đây và cho biết biện pháp liên kết được sử dụng trong mỗi đoạn.

a. Mỗi người nấu cơm đều mang một cái cần tre được cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho nhỏ. Người nấu cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng.

(Theo Minh Nhượng)

b. Thào A Sùng cười thật tươi. Trong mắt cậu, tôi như thấy những đồi chè bạt ngàn, thân cây đẫm sương còn ngọn vươn cao đón nắng.

(Theo Nguyễn Hương)

+ GV tổ chức hoạt động cho HS bằng kĩ thuật Mảnh ghép để giải quyết BT.

+ GV mời đại diện 1 – 2 nhóm phát biểu.

+ GV nhận xét, chốt đáp án:

ü Đoạn a: biện pháp lặp từ ngữ. Từ ngữ được lặp: người.

ü Đoạn b: biện pháp thay thế. Từ ngữ thay thế: “cậu” thay cho “Thào A Sùng”.

- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc BT5: Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Tôi và lũ bạn đã đi tìm tu hú dọc những bờ dứa dại. Nhưng chúng tôi không làm sao trông thấy chúng. Chúng tôi đi rón rén đến nơi phát ra tiếng một con tu hú kêu, bỗng nó im bặt. Ở nơi cách chúng tôi không xa, một con tu hú khác cất tiếng gọi như trêu tức con người. Và ngay cả nơi chúng tôi vừa rời khỏi, tu hú lại kêu. Vì thế, tôi chưa bao giờ trông thấy chim tu hú

(Theo Nguyễn Trọng Tạo)

a. Tìm những từ ngữ nối có tác dụng liên kết câu trong đoạn văn.

b. Tìm thêm những từ ngữ nối có thể thay thế cho các từ ngữ đã tìm được ở bài tập a.

+ GV cho HS làm việc cá nhân, viết vào VBT.

+ GV nhận xét, chốt đáp án:

a. Từ ngữ nối: nhưng, và, vì thế.

b. Từ ngữ có thể thay thế:

+ nhưng: tuy nhiên, tuy vậy, dù vậy,...

+ và: ngoài ra, bên cạnh đó,...

+ vì thế: bởi vậy, vì vậy,...

- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ BT6: Chọn từ ngữ thay cho mỗi bông hoa để liên kết các câu trong đoạn văn dưới đây:

Sau đó

Nhưng

Thế là

Ban đầu

Tôi định ngủ một giấc. * những mảng màu rực rỡ ngoài ô cửa đã kéo tôi ra khỏi giấc ngủ. *, tôi chỉ thấy màu xanh. Nhìn từ trên máy bay, Ấn Độ Dương trắng như viên đá lam ngọc lấp lánh, còn đảo Ma-đa-ga-xca thì như viên ngọc lục bảo đính trên viên đá này. *, tôi mới thấy giữa dải màu xanh tuyệt đẹp, thỉnh thoảng lộ ra khoảng màu nâu đỏ. Đó chính là những nơi rừng bị chặt phá. Nhìn từ trên cao, chúng như những vết thương của rừng già vậy. * dù chưa đặt chân lên Ma-da-ga-xca, tôi đã cảm thấy xót xa như chính mình bị thương tổn...

(Theo An Nguyệt Vi Tiếu, Hương Giang dịch)

- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà hoàn thiện.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét tiết học.

- Hoàn thiện BT6.

- Nhắc những HS kiểm tra đọc thành tiếng chưa đạt chuẩn bị để kiểm tra lại vào buổi sau.

- HS lắng nghe câu hỏi.

- HS phát biểu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

- HS đọc yêu cầu BT.

- HS đọc theo yêu cầu của GV.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu BT.

- HS phát biểu ý kiến.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chơi trò chơi.

- HS lắng nghe GV phổ biến.

- HS tiến hành chơi trò chơi.

- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu BT.

- HS thực hiện theo hướng dẫn

- HS trả lời.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS đọc nhiệm vụ BT.

- HS lắng nghe GV hướng dẫn.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc nhiệm vụ BT.

- HS làm theo hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe, thực hiện.

......Tải file PowerPoint, Word toàn bộ bên dưới......

Đánh giá bài viết
1 5
PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài Ôn tập và Đánh giá giữa học kì II (Tiết 3 + 4)
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng