PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 16: Về thăm Đất Mũi

Tải về

PowerPoint Tiếng Việt lớp 5 Bài 16: Về thăm Đất Mũi được thiết kế dưới dạng file trình chiếu PowerPoint với hiệu ứng sinh động, giúp thầy cô tiết kiệm thời gian trong việc soạn giáo án điện tử lớp 5. Giáo án này được trình bày bằng file PowerPoint và Word, sẽ thuận tiện cho các thầy cô trong việc biên soạn giáo án giảng dạy được chất lượng hơn.

PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 16: Về thăm Đất Mũi

Bài 16: Về thăm Đất Mũi

Bài 16: Về thăm Đất Mũi

Bài 16: Về thăm Đất Mũi

Bài 16: Về thăm Đất Mũi

Giáo án Tiếng Việt 5 Bài 16: Về thăm Đất Mũi

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 16: VỀ THĂM ĐẤT MŨI
(4 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài thơ Về thăm Đất Mũi. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng điệu phù hợp, nhấn giọng ở những từ ngữ nêu vẻ đẹp của Đất Mũi.

- Nắm được kiến thức về thơ và đặc trưng của văn bản thơ (ngôn ngữ giàu hình ảnh, khổ thơ, vần nhịp trong thơ, thể thơ).

- Nhận biết được vẻ đẹp của Đất Mũi thông qua các hình ảnh so sánh, nhân hoá. Hiểu điều tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên (cây cối, đất, trời, rừng, biển...) của Đất Mũi, một vùng đất ở cực Nam của đất nước.

- Viết được chương trình hoạt động theo đúng yêu cầu.

- Giới thiệu được một sản vật độc đáo của địa phương và biết bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc đối với những thông tin từ lời giới thiệu của bạn.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực văn học:

- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

- Biết yêu quê hương, tự hào về cảnh đẹp quê hương ; hình thành lòng yêu nước và phẩm chất nhân ái

- Biết trân trọng và yêu thiên nhiên, có ý thức tìm tòi thông tin để hiểu biết về thiên nhiên, có mong muốn được khám phá, trải nghiệm những điều thú vị của thiên nhiên, biết tự hào về danh lam thắng cảnh của đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Tranh, ảnh, bài thơ, bài văn,…về đất Cà Mau.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK Tiếng Việt 5.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1 + 2: ĐỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV cho HS xem những bức tranh về vùng đất Cà Mau:

Tiếng Việt 5

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi với bạn những điều em biết về mảnh đất mũi Cà Mau?

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS: Cà Mau là điểm cuối cùng của Tổ quốc. Nơi đây có rừng ngập mặn rất đa dạng và phong phú. Cà Mau là nơi duy nhất trên đất liền có thể ngắm được mặt trời mọc lên từ mặt biển Đông vào buổi sáng và lặn xuống mặt biển Tây vào buổi chiều.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr.73, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc:

Bài đọc “Về thăm Đất Mũi” miêu tả quang cảnh đất Cà Mau. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi khám phá vẻ đẹp của vùng đất này nhé!

Tiếng Việt 5

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ câu thơ.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Tổ chức thực hiện

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc diễn cảm, chậm rãi, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm...

- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ, luyện đọc một số câu thơ:

+ Luyện đọc một số từ khó: sình, dòng sữa, vươn xa,...

+ Luyện đọc ngắt nghỉ một số câu dài:

Về đây/ nghe đất thở; Về đây/ trông đước chạy; Rễ mắm/ thì ăn lên; Rễ đước/ thì cắm xuống;...

- GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng, luyện đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài thơ có thể chia thành bốn đoạn để luyện đọc và tìm ý:

+ Đoạn 1: 2 khổ thơ đầu

+ Đoạn 2: 2 khổ thơ tiếp

+ Đoạn 3: Khổ thơ thứ năm

+ Đoạn 4: Còn lại

* Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để tuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó.

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc.

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

b. Tổ chức thực hiện

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó:

+ Đất Mũi (thường gọi là Mũi Cà Mau): mảnh đất nhô ra ở điểm cực Nam trên đất liền của Tổ quốc Việt Nam thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiền, tỉnh Cà Mau.

+ Đước: cây cao mọc ở rừng nước mặn, hoa vàng, hạt nảy mầm ngay trên cây.

+ Mắm: cây mọc ở vùng đầm lầy ven biển, rễ trồi lên khỏi mặt bùn; thường được trồng để bảo vệ đê ngăn nước mặn.

+ Năm Căn: một huyện thuộc tỉnh Cà Mau.

- GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi:

+ Câu 1: Tìm những hình ảnh cho thấy vẻ đẹp độc đáo của cây cối ở Đất Mũi.

+ Câu 2: Những hình ảnh thiên nhiên ở Đất Mũi (gió, biển, đất trời,...) được miêu tả như thế nào?

+ Câu 3: Hai dòng thơ “Nơi địa đầu Tổ quốc/ Rạng ngời ánh bình minh” gợi cho em suy nghĩ gì về Đất Mũi?

+ Câu 4: Theo em, vì sao “lần đầu về Đất Mũi”, tác giả lại có cảm giác “như về với nhà mình”?

+ Câu 5: Dựa vào bài đọc, em hãy giới thiệu Đất Mũi Cà Mau với bạn bè.

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Câu 1: Những hình ảnh cho thấy vẻ đẹp độc đáo của cây cối ở Đất Mũi là: đước chạy, rễ mắm thì ăn lên, rễ đước thì cắm xuống, ngút ngàn rừng mắm, đước, xanh đến tận vô cùng.

+ Câu 2: Thiên nhiên ở Đất Mũi rất độc đáo: gió châu thổ mở hội trên đồng; biển gặp rừng; bãi bồi vươn xa; đất thở, đất và trời gần lại;...

+ Câu 3: HS trả lời theo cảm nhận, suy nghĩ và quan điểm riêng của bản thân. VD: Hai dòng thơ ca ngợi vẻ đẹp của Đất Mũi, nơi địa đầu Tổ quốc./ Hai dòng thơ nói về sự phát triển của Đất Mũi trong tương lai./ Hai dòng thơ thể hiện niềm tin của nhà thơ vào sự phát triển tốt đẹp của mảnh đất nơi địa đầu của Tổ quốc./...

+ Câu 4: “Lần đầu về Đất Mũi”, tác giả có cảm giác “như về với nhà mình” vì tác giả thấy Đất Mũi vô cùng thân thương, gắn bó; vì tác giả rất yêu cảnh vật thiên nhiên nơi đây; vì tác giả thấy bóng dáng quê hương mình ở Đất Mũi.

+ Câu 5: HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng.

Vị trí: Đất Mũi là mảnh đất nhô ra ở điểm cực Nam trên đất liền của Tổ quốc Việt Nam thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Vẻ đẹp tự nhiên:

· Cây cối: mắm, đước mọc thành rừng và rất đặc biệt: rễ mắm ăn lên; rễ đước cắm xuống;...

· Đất đai: đất phù sa, luôn được bồi đắp, nơi đây biển gặp rừng.

· ...

Lưu ý: Tuỳ thuộc vào trình độ HS, thời lượng tổ chức hoạt động và nội dung cụ thể của từng bài đọc, GV có thể hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn:

ð Rút ra ý đoạn 1: Khung cảnh thiên nhiên khi đặt chân tới đây.

ð Rút ra ý đoạn 2: Khung cảnh thiên nhiên độc đáo khi đặt chân tới rừng ngập mặn.

ð Rút ra ý đoạn 3: Sự gắn kết của thiên nhiên lẫn con người nơi vùng đất Cà Mau .

ð Rút ra ý đoạn 4: Tình cảm của tác giả đối với Đất Mũi.

ð Rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của khổ thơ.

- Luyện đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Tổ chức thực hiện

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc Về thăm Đất Mũi.

- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn 1 và xác định giọng đọc đoạn này: Đọc diễn cảm một số câu văn miêu tả vẻ đẹp của Đất Mũi.

Về đây / nghe đất thở //

Phập phồng / trước bình minh //

Về đây / trông đước chạy //

Những bước chân / ngập sình. //

Gặp ngọn gió / châu thổ //

Đang mở hội / trên đồng //

Ca bài ca mở cõi //

Của bao đời cha ông. //

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn 1.

- GV mời 1 – 2 HS khá, giỏi đọc cả bài, các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động của HS:

- Ôn lại kiến thức và nội dung chính của bài đọc Về thăm Đất Mũi.

- Ôn tập lại kiến thức về từ đồng nghĩa và đặt câu với từ đồng nghĩa.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức cho HS xác định yêu cầu của hoạt động dưới đây:

Bài 1: Khổ đầu của bài thơ Về thăm Đất Mũi sử dụng biện pháp so sánh hay nhân hóa? Nêu tác dụng của biện pháp đó trong việc miêu tả cảnh vật.

Bài 2: Tìm từ đồng nghĩa với các từ in đậm trong khổ thơ dưới đây và đặt câu với mỗi từ tìm được.

Lần đầu về Đất Mũi

Như về với nhà mình

Nơi địa đầu Tổ quốc

Rạng ngời ánh bình minh!

+ GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ theo hình thức nhóm đôi.

+ GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả, các nhóm HS lắng nghe và nhận xét.

+ GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

Bài 1:

+ Khổ đầu của bài thơ Về thăm Đất Mũi sử dụng biện pháp nhân hoá (đất thở, đước chạy).

+ Tác dụng của những biện pháp nhân hoá: làm cho sự vật sinh động, có hồn hơn, gây ấn tượng với người đọc.

Bài 2:

+ Từ đồng nghĩa với các từ in đậm: Tổ quốc – đất nước, quốc gia, giang sơn,...; rạng ngời – rạng rỡ, ngời sáng,...

+ Đặt câu:

VD:

Việt Nam là đất nước có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng.

Mỗi quốc gia đều có phong tục, tập quán khác nhau.

Cô ấy trông thật rạng rỡ.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhà thông thái”.

- GV chiếu các câu hỏi trắc nghiệm lên màn hình:

Câu 1: Trong bài đọc Về thăm Đất Mũi vùng đất này chỉ tỉnh nào của nước ta?

A. Kiên Giang.

B. Cà Mau.

C. Bạc Liêu.

D. Sóc Trăng.

Câu 2: Trong bài đọc Về thăm Đất Mũi hình ảnh rừng mắm, đước được miêu tả như thế nào?

A. Trùng trùng điệp điệp.

B. Hoang tàn, xói mòn.

C. Mênh mông, bát ngát.

D. Ngút ngàn, xanh tận vô cùng.

Câu 3: Trong bài đọc Về thăm Đất Mũi nổi tiếng với loại hình sinh thái nào?

A. Sinh thái rừng núi.

B. Sinh thái đồng bằng.

C. Sinh thái rừng ngập mặn.

D. Sinh thái sa mạc.

Câu 4: Tác giả đã sử dụng hình ảnh nào để mô tả vẻ đẹp của Đất Mũi?

A. Cánh đồng xanh mướt.

B. Những bãi biển hoang sơ.

C. Những cánh rừng bạt ngàn.

D. Những gò đất phù sa.

Câu 5: Trong bài đọc Về thăm Đất Mũi, khổ thơ cuối tác giả muốn nói lên điều gì?

A. Đất Mũi quen thuộc như nhà của mình.

B. Đất Mũi là nơi có hệ sinh thái độc đáo.

C. Đất Mũi là điểm hẹn cuối cùng của Tổ quốc.

D. Đất Mũi là nơi đáng sống.

- GV mời đại diện lần lượt HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, bổ sung đáp án (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

1. B

2. D

3. C

4. C

5. A

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Về thăm Đất Mũi, hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc.

+ Chia sẻ với người thân về bài đọc.

+ Đọc trước Tiết 3: Viết chương trình hoạt động (Bài viết số 2).

- HS xem tranh.

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe.

- HS quan sát, tiếp thu.

- HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.

- HS đọc thầm, HS làm việc nhóm đôi để trả lời các câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS nhắc lại nội dung bài.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

- HS làm theo hướng dẫn của HS.

- HS trình bày kết quả.

- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu.

- HS tham gia trò chơi.

- HS chú ý lên màn hình.

- HS trả lời câu hỏi, các HS khác bổ sung đáp án (nếu có).

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

......Tải file PowerPoint, Word toàn bộ bên dưới......

Đánh giá bài viết
1 2
PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 16: Về thăm Đất Mũi
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng