PowerPoint Tiếng Việt lớp 5 Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ
PowerPoint Tiếng Việt lớp 5 Bài 25: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ, được thiết kế dưới dạng file trình chiếu PowerPoint với hiệu ứng sinh động, giúp thầy cô tiết kiệm thời gian trong việc soạn giáo án điện tử lớp 5.
Bài 25: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ
PPT Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức bài 25 thuộc Chủ đề Nghệ thuật muôn màu tuần 14, biên soạn bám sát sách giáo khoa Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1. Mời thầy cô cùng tham khảo:
PowerPoint Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ
Giáo án Tiếng Việt 5 Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ
TIẾT 3: VIẾT Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học hãy: Nêu bố cục đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện. - GV mời các nhóm chia sẻ kết quả. - GV nhận xét, đánh giá và gợi ý thêm: Bố cục: Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuỵện thường có 3 phần: mở đầu, triển khai, kết thúc. + Mở đầu: Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả, ấn tượng chung về câu chuyện. + Triển khai: Kể tóm tắt câu chuyện, nêu những điều yêu thích ở câu chuyện (nhân vật, sự việc, ý nghĩa của câu chuyện,...) và thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện. + Kết thúc: Khẳng định giá trị, ý nghĩa của câu chuyện hoặc nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện. - GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học mới: Các em đã nêu được những điểm cần nhớ về cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện. Các bài học tiếp theo, các em được tìm hiểu và luyện tập viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ qua các tiết: + Tiết thứ nhất: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ. + Tiết thứ hai: Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ. + Tiết thứ ba: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ. + Tiết thứ tư: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nhận diện đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhận diện được đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ. - Xác định được cấu tạo của một đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS xác định yêu cầu của BT1: Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà của tác giả Quang Huy để lại trong tôi những ấn tượng đẹp. Bài thơ gợi lên bức tranh sống động về đêm trăng trên công trường thuỷ điện. Dưới trăng, những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ, những tháp khoan nhô lên trời như đang ngẫm nghĩ và tiếng đàn ba-la-lai-ca ngân nga, vang xa... Bài thơ tả tiếng đàn thật là hay! Tiếng đàn như ngọn gió bình yên thổi qua rừng bạch dương. Tiếng đàn như ngọn sóng vỗ trắng phau ghềnh đá. Tiếng đàn ngân dài theo dòng trăng lấp loáng sông Đà. Tôi như nghe thấy những cung bậc âm thanh khi dìu dặt, khi náo nức, vang ngân của tiếng đàn ba-la-lai-ca. Tiếng đàn của cô gái Nga đến từ đất nước xa xôi giúp tôi cảm nhận về tình hữu nghị cao đẹp giữa các quốc gia. Những người bạn quốc tế đã giúp chúng ta xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Sông Đà, mang dòng ánh sáng toả đi muốn nơi, để cuộc sống tươi đẹp hơn. Xúc động biết mấy! Cảm ơn nhà thơ Quang Huy đã viết bài thơ thật hay, thật đẹp về tiếng đàn ba-la-lai-ca và tình hữu nghị thắm thiết, bền chặt. (Thanh Thanh)
a. Tìm phần mở đầu, triển khai, kết thúc của đoạn văn và cho biết ý chính của mỗi phần. b. Những điều gì ở bài thơ khiến người viết yêu thích hoặc xúc động? - Bài thơ gợi lên bức tranh sống động. - Bài thơ tả tiếng đàn thật hay. -… c. Tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua những từ ngữ, câu văn nào? | - HS đọc nhiệm vụ BT. - HS trình bày kết quả. - HS chú ý lắng nghe. - HS lắng nghe GV giới thiệu bài mới. - HS đọc nhiệm vụ BT. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS chia sẻ kết quả. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS chú ý lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc nhiệm vụ của hoạt động. |
.......Tải file PowerPoint toàn bộ bên dưới......
- Chia sẻ:Cự Giải
- Ngày:
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo án lớp 5
Giáo án Học thông qua chơi Tiểu học đủ 5 lớp
Giáo án Tiếng Việt lớp 3 buổi 2 Kết nối tri thức (Đủ 35 tuần)
Giáo án Powerpoint Lịch sử Địa lí 5 Cánh Diều (Bài 1-11)
PowerPoint Toán 5 Bài 50: Em làm được những gì?
Giáo án Khoa học lớp 5 theo công văn 405
PowerPoint Tiếng Việt lớp 5 Bài 27: Luyện tập về điệp từ, điệp ngữ