PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 13: Đàn t'rưng – tiếng ca đại ngàn
PowerPoint Tiếng Việt lớp 5 Bài 13: Đàn t'rưng – tiếng ca đại ngàn được thiết kế dưới dạng file trình chiếu PowerPoint với hiệu ứng sinh động, giúp thầy cô tiết kiệm thời gian trong việc soạn giáo án điện tử lớp 5. Giáo án này được trình bày bằng file PowerPoint và Word, sẽ thuận tiện cho các thầy cô trong việc biên soạn giáo án giảng dạy được chất lượng hơn.
Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Bài 13: Đàn t'rưng – tiếng ca đại ngàn
PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 13: Đàn t'rưng – tiếng ca đại ngàn
Giáo án Tiếng Việt 5 Bài 13: Đàn t'rưng – tiếng ca đại ngàn
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 13: ĐÀN T’RƯNG – TIẾNG CA ĐẠI NGÀN
(3 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Đàn t’rưng – Tiếng ca đại ngàn. Biết đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ mang nội dung quan trọng của bài (từ khóa) thể hiện sự thích thú khi khám phá nét đặc sắc của vùng đất Tây Nguyên; tốc độ đọc khoảng 90 – 100 tiếng trong 1 phút.
- Hiểu nghĩa của từ ngữ có sức gợi tả, cảm nhận được hình ảnh gợi lên vẻ đẹp tâm hồn của người dân Tây Nguyên. Cuộc sống của họ tràn ngập những cung bậc âm thanh của tiếng đàn t’rưng hoà với tiếng suối chảy, gió reo. Nhận biết được nội dung chính của bài đọc: Người Tây Nguyên đã tạo ra vẻ đẹp riêng cho vùng đất Tây Nguyên từ bao đời nay.
- Nhận biết được cách viết chương trình hoạt động.
- Biết dùng các từ ngữ thay thế (đại từ, danh từ,...) chỉ cùng một sự vật, hoạt động, đặc điểm,... để liên kết các câu trong đoạn văn.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác:Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực tự chủ và tự học:Biết giải quyết các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực văn học:
- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Biết thể hiện tình cảm, cảm xúc và sự trân trọng bàn tay, khối óc, tâm hồn con người bao đời đã tạo nên vẻ đẹp riêng cho mỗi vùng miền trên đất nước ta.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc, tranh ảnh và video giới thiệu về vùng đất Tây Nguyên.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK Tiếng Việt 5.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | |||||
TIẾT 1: ĐỌC | ||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV cho HS xem 1 video ngắn Giới thiệu vài nét về Tây Nguyên: https://www.youtube.com/watch?v=8gmcHAYQt_c - GV cho HS xem một số tranh ảnh về mảnh đất Tây Nguyên: ![]() - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi cùng với bạn về những điều em biết về mảnh đất Tây Nguyên? - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS: Vùng đất Tây Nguyên nổi tiếng với những lễ hội độc đáo như: lễ hội cồng chiêng, lễ hội đua voi, lễ hội mừng lúa mới, lễ hội cà phê,... - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr.61, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: Bài đọc “Đàn t’rưng, tiếng ca đại ngàn” sẽ đưa chúng ta khám phá vẻ đẹp riêng của cảnh vật và cuộc sống người dân Tây Nguyên.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ một số câu dài. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc diễn cảm, chậm rãi; nhấn giọng ở những từ ngữ gợi vẻ đẹp riêng của đời sống tâm hồn người Tây Nguyên – say mê tiếng đàn tiếng hát, trong buôn làng, ngoài nương rẫy không lúc nào vắng tiếng đàn t’rưng,... - GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ, luyện đọc một số câu dài: + Luyện đọc một số từ khó: điệu hát ru, đị u, trỉa lú a, chò i canh, rộn rã,... + Luyện đọc câu dài: Dưới mỗi gầm chòi cao lêu nghêu ở sát bên chân rẫy, / đều có một chiếc đàn t’rưng cong cong như chiếc võng đưa em. // Mùa lúa chín, / trai làng thay phiên nhau trực ở chòi canh. // Chốc chốc, / họ lại gõ trên chiếc đàn t’rưng, / dạo một bản nhạc / “đánh tiếng" đuổi chim muông / và thú rừng mon men đến rẫy phá lúa. // Tiếng đàn chẳng những rộn rã suốt ngày / mà còn thánh thót thâu đêm, / làm ấm lòng những chàng trai canh rẫy trong rừng khuya sương lạnh. // - GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng, luyện đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành năm đoạn để luyện đọc và tìm ý: + Đoạn 1: Câu đầu tiên. + Đoạn 2: Tiếp theo đến “suối reo của đàn t’rưng”. + Đoạn 3: Tiếp theo đến “rừng khuya sương lạnh”. + Đoạn 4: Tiếp theo đến “rừng u tịch”. + Đoạn 5: Còn lại. * Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để tuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: + U tịch: vắng vẻ và tĩnh mịch. + Buôn: có nghĩa là làng - GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi trong dưới đây: + Câu 1: Bài đọc nói về điểm nổi bật nào của vùng đất Tây Nguyên? + Câu 2: Tiếng đàn t’rưng gắn bó với người Tây Nguyên như thế nào? + Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy đàn t’rưng là nhạc cụ phổ biến, được yêu thích ở Tây Nguyên? + Câu 4: Theo em, vì sao tác giả khẳng định tiếng đàn t’rưng đã trở thành niềm thương, nỗi nhớ của người Tây Nguyên? + Câu 5: Bài đọc giúp em cảm nhận được điều gì về cuộc sống và con người Tây Nguyên? - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Câu 1: Bài đọc nói về điểm nổi bật của vùng đất Tây Nguyên – đó là tiếng đàn t’rưng rộn rã. + Câu 2: Với người Tây Nguyên, từ khi còn nhỏ tới lúc lớn lên, luôn được nghe tiếng đàn t’rưng vang bên tai. Mỗi bước chân vào rừng kiếm củi, xuống suối lấy nước, ra nương trỉa lúa,... đều vấn vương nhịp điệu khi khoan khi nhặt của tiếng đàn t’rưng. GV nói thêm: Ở Tây Nguyên, mỗi chiều, từ nương rẫy về buôn làng, những chàng trai, cô gái ai nấy đều như quên hết mệt nhọc khi nghe tiếng đàn trầm hùng như thác đổ, lúc lại thánh thót, vui tươi như suối reo. Tiếng đàn t’rưng như là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của người Tây Nguyên. + Câu 3: Đàn t’rưng là nhạc cụ phổ biến, được yêu thích ở Tây Nguyên vì có thể nhìn thấy đàn t’rưng, nghe thấy tiếng đàn t’rưng ở mọi lúc, mọi nơi. Đàn t’rưng có ở cả dưới chân chòi canh, ở cả những đèo dốc cao, từ buôn này sang buôn khác. Đàn t’rưng là nhạc cụ được người Tây Nguyên yêu thích. + Câu 4: Vì đàn t’rưng có mặt mọi lúc, mọi nơi. / Vì đàn t’rưng gắn bó với người Tây Nguyên từ lúc sinh ra đến lúc lớn lên./... + Câu 5: Bài đọc cho thấy cây đàn t’rưng và tiếng đàn t’rưng là sáng tạo riêng của người Tây Nguyên, trở thành thứ không thể thiếu trong đời sống của họ./ Người Tây Nguyên yêu ca hát nên cuộc sống ở Tây Nguyên luôn sôi động, vui tươi, người Tây Nguyên luôn yêu đời, yêu cuộc sống. Lưu ý: Tuỳ thuộc vào trình độ HS, thời lượng tổ chức hoạt động và nội dung cụ thể của từng bài đọc, GV có thể hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn: ð Rút ra ý đoạn 1: Giới thiệu tiếng đàn t’rưng khi đến mảnh đất Tây Nguyên. ð Rút ra ý đoạn 2: Tiếng đàn t’rưng gắn với kỉ niệm tuổi thơ của các bạn Tây Nguyên. ð Rút ra ý đoạn 3: Tiếng đàn t’rưng trong cuộc sống sinh hoạt – bảo vệ mùa màng cho người dân Tây Nguyên. ð Rút ra ý đoạn 4: Tiếng đàn t’rưng xua tan đi màn đêm u tịch, theo bước chân người dân nơi đây trên mọi nẻo đường. ð Rút ra ý đoạn 5: Tiếng đàn t’rưng là tâm thức, nỗi nhớ của mỗi người dân Tây Nguyên. ð Rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật. - Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc Đàn t’rưng – Tiếng ca đại ngàn. - GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp 5 đoạn và xác định giọng đọc đoạn này: Đọc diễn cảm một số câu tiếng đàn t’rưng gắn bó với cuộc sống con người ở Tây Nguyên. - GV tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp 5 đoạn. - GV mời 1 – 2 HS khá, giỏi đọc cả bài, các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động của HS: - Củng cố nội dung bài đọc Đàn t’rưng – Tiếng ca đại ngàn. b. Tổ chức hoạt động: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhà thông thái”. - GV chiếu các câu hỏi trắc nghiệm lên màn hình: Câu 1: Trong bài đọc, Đàn t’rưng là loại nhạc cụ của vùng đất nào? A. Hà Nội. B. Tây Nguyên. C. Sài Gòn. D. Đà Nẵng. Câu 2: Âm thanh của tiếng đàn t’rưng được miêu tả như thế nào? A. Ngân dài theo dòng suối, hòa cùng tiếng gió. B. Ngọt ngào và sâu lắng. C. Mạnh mẽ và vang vọng. D. Hòa cùng với tiếng động vật, tiếng suối, tiếng thác chảy. Câu 3: Tiếng đàn t’rưng gắn bó với người dân như thế nào? A. Là người bạn tinh thần với mỗi người dân. B. Ai nấy đều có một kỉ niệm riêng về tiếng đàn t’rưng. C. Mọi lúc, mọi nơi khi con người cần. D. Đã đi vào kí ức tuổi thơ từ khi dịu trên lưng mẹ cho tới khi lúc lớn lên. Câu 4: Câu nào dưới đây thể hiện đúng vai trò của đàn t’rưng trong đời sống của người dân? A. Là một nhạc cụ giải trí. B. Là cầu nối giữa con người với thiên nhiên và thế giới tâm linh. C. Là người bạn tri kỉ của người dân. D. Là thứ không thể thiếu trong mỗi sự kiện trọng đại của mỗi người dân. Câu 5: Câu nào dưới đây thể hiện đúng ý nghĩa của đàn t’rưng? A. Đàn t’rưng là biểu tượng tôn giáo của vùng đất Tây Nguyên. B. Đàn t’rưng mang giá trị văn hóa riêng biệt. C. Đàn t’rưng mang âm hưởng của núi rừng và tâm hồn con người. D. Đàn t’rưng là cầu nối giữa con người với con người.
- GV mời đại diện lần lượt HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, bổ sung đáp án (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
* CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Đàn t’rưng – Tiếng ca đại ngàn, hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc. + Chia sẻ với người thân về bài đọc. + Đọc trước Tiết 2: Liên kết câu bằng từ ngữ thay thế. | - HS lắng nghe video. - HS xem tranh. - HS làm việc nhóm đôi. - HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe. - HS quan sát, tiếp thu. - HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu. - HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo. - HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV. - HS luyện đọc theo nhóm. - HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó. - HS đọc thầm, HS làm việc nhóm đôi để trả lời các câu hỏi. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS nhắc lại nội dung bài. - HS luyện đọc theo nhóm. - HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS tham gia trò chơi. - HS chú ý lên màn hình. - HS trả lời câu hỏi, các HS bổ sung đáp án (nếu có) - HS quan sát, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu - HS lắng nghe, thực hiện. |
......Tải file PowerPoint, Word toàn bộ bên dưới......
- Chia sẻ:
Rosie1331
- Ngày:
PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 13: Đàn t'rưng – tiếng ca đại ngàn
10,6 MB 28/03/2025 1:44:00 CHGiáo án Tiếng Việt 5 Bài 13: Đàn t'rưng – tiếng ca đại ngàn (Word)
690 KB 28/03/2025 2:25:26 CH
Tham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

- Tuần 14
- Tuần 15
- Tuần 16
- Tuần 17
- Tuần 18
- Tuần 19
- Tuần 20
- Tuần 21
- Tuần 22
- Tuần 23
- Tuần 24
- Tuần 25
- Không tìm thấy
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028

Bài viết hay Giáo án lớp 5
PowerPoint Toán 5 Bài 28: Thực hành và trải nghiệm đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình
PowerPoint Khoa học 5 Bài 7: Năng lượng điện
PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 15: Ôn tập giữa học kì II (Tiết 3)
PowerPoint Lịch sử - Địa lí 5 Bài 19: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
PowerPoint Toán 5 Bài 47: Đường tròn, hình tròn
Powerpoint Hoạt động trải nghiệm 5 Tuần 31 Kết nối tri thức