PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 10: Những búp chè trên cây cổ thụ
PowerPoint Tiếng Việt lớp 5 Bài 10: Những búp chè trên cây cổ thụ được thiết kế dưới dạng file trình chiếu PowerPoint với hiệu ứng sinh động, giúp thầy cô tiết kiệm thời gian trong việc soạn giáo án điện tử lớp 5. Giáo án này được trình bày bằng file PowerPoint và Word, sẽ thuận tiện cho các thầy cô trong việc biên soạn giáo án giảng dạy được chất lượng hơn.
Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Bài 10: Những búp chè trên cây cổ thụ
PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 10: Những búp chè trên cây cổ thụ
Giáo án Tiếng Việt 5 Bài 10: Những búp chè trên cây cổ thụ
BÀI 10: NHỮNG BÚP CHÈ TRÊN CÂY CỔ THỤ
(4 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Những búp chè trên cây cổ thụ. Biết đọc diễn cảm với giọng đọc phù hợp, nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết để thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.
- Nhận biết được đặc điểm của văn bản tự sự và biểu cảm. Nhận biết được trình tự các sự việc gắn với thời gian, địa điểm cụ thể. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật, nêu được đặc điểm của các nhân vật trong câu chuyện dựa vào hành động, lời nói của nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Mỗi vùng miền đều có những sản vật đặc trưng, mang đậm dấu ấn của vùng miền đó. Hiểu biết và tự hào về sản vật, có ý thức phát triển sản vật chính là một trong những biểu hiện của tình yêu quê hương.
- Củng cố lại kiến thức về câu ghép.
- Biết tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc.
- Đọc mở rộng: Tìm đọc được cuốn sách viết về một miền đất, biết viết phiếu đọc sách và chia sẻ thông tin về nội dung đã đọc.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực văn học:
- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Biết cảm nhận nét đặc sắc của sản vật quê hương được thể hiện trong văn bản và trong đời sống.
- Có ý thức tìm hiểu về quê hương, biết tự hào về quê hương; biết yêu quê hương và biết cách thể hiện tình yêu đó bằng những việc làm thiết thực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Tranh, ảnh, bài thơ, bài văn,…về cây chè.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK Tiếng Việt 5.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||||||||||||||||||||||
 TIẾT 1 + 2: ĐỌC | |||||||||||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV cho HS xem một số tranh ảnh về cây chè sau đây: ![]() - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi với bạn về một loại đồ uống mà em yêu thích (tên gọi, nguồn gốc, cách pha, hương vị,...)? - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS: Đồ uống mà em thích là nước chanh. Nguồn gốc: được làm từ nước lọc, đường và quả chanh. Cách pha: + Bước 1: Lấy 1 cốc nước lọc, thêm 1 – 2 thìa đường (tùy khẩu vị) và khuấy tan đường. + Bước 2: Cắt 1 nửa quả chanh, vắt nước và cho vào cốc nước đường đã pha, khuấy đều. Hương vị: vị ngọt thanh kết hợp với vị chua nhẹ rất thanh mát, sảng khoái. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr.48, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: Bài đọc “Những búp chè trên cây cổ thụ” là câu chuyện về những búp chè Tà Xùa ở đó có một cậu bé người Mông ước ao phát triển cây chè của quê hương mình. Câu chuyện sẽ diễn ra như thế nào, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu nhé!
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc tình cảm; nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc tự hào, ước mơ cháy bỏng của nhân vật chính. - GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ, luyện đọc một số câu dài và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: + Luyện đọc một số từ khó: bản làng, nông nghiệp, loại chè, lóe sáng, đẫm sương,… + Luyện đọc câu dài: Mẹ bảo/ cứ nghĩ đến chén nước chè trong veo,/ hương thiên nhiên nồng nàn,/ nóng đến sưởi ấm bàn tay/ là muốn đến Tà Xùa ngay. + Luyện đọc đúng ngữ điệu: giọng kể chuyện, thay đổi ngữ điệu khi đọc lời nói trực tiếp của các nhân vật. - GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng, luyện đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành bốn đoạn để luyện đọc và tìm ý: + Đoạn 1: Từ đầu đến “biết đến chè Tà Xùa”. + Đoạn 2: Tiếp theo đến “không được nhiều người biết đến ạ”. + Đoạn 3: Tiếp theo đến “cây chè quê hương” + Đoạn 4: Còn lại. * Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để tuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: + Trăn trở: băn khoăn, không yên lòng vì đang có điều phải suy nghĩ nhiều. + Cuộc thi “Bảy sắc cầu vồng”: một cuộc thi kiến thức dành cho học sinh Trung học phổ thông toàn quốc, được tổ chức trong khoảng thời gian từ năm 1996 đến năm 1998. + Tà Xùa: một xã vùng cao thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. + Bạt ngàn: nhiều vô kể và trải ra trên một diện tích rộng. - GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi: + Câu 1: Thào A Sùng kể với bạn những gì về quê hương của cậu? + Câu 2: Trong cuộc thi “Bảy sắc cầu vồng”, Thào A Sùng đã giới thiệu thế nào về chè Tà Xùa? + Câu 3: Thào A Sùng mơ ước điều gì? Những chi tiết nào thể hiện ước mơ đó? + Câu 4: Theo em vì sao khi nghe Thào A Sùng nói về chè Tà Xùa, các bạn nhỏ như quên mất cuộc thi? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em. A. Vì Thào A Sùng nói rất hay, các bạn háo hức muốn nghe tiếp. B. Vì các bạn nhận ra hiểu biết về sản vật quê hương của mình còn ít ỏi, muốn biết thêm. C. Vì các bạn đang có cảm hứng về việc phát triển sản vật quê hương giống như Thào A Sùng. + Câu 5: Tưởng tượng và kể tiếp câu chuyện khi Thào A Sùng đã trưởng thành. - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Câu 1: Thào A Sùng thường tự hào kể về bản làng, về những cây chè cổ thụ ở bản của cậu. + Câu 2: – Cây chè: cây cổ thụ cao lớn. – Búp chè: to, dưới lá có lớp lông tơ mịn, trắng như tuyết. – Nước chè: khi pha có màu vàng ánh xanh, thơm ngan ngát, vị ban đầu hơi chát, sau đọng lại là vị ngọt. => Qua lời giới thiệu, có thể thấy Thào A Sùng rất yêu quê hương, luôn hướng về quê hương. Thào A Sùng còn muốn mọi người biết nhiều về sản vật quê mình, để có thể lan toả sự tự hào và ý thức giữ gìn, phát triển sản vật của quê hương. + Câu 3: Thào A Sùng mơ ước làm kĩ sư nông nghiệp để phát triển chè cho quê hương, mang chè Tà Xùa đi khắp thế giới. Ước mơ đó rất mãnh liệt và được thể hiện qua các chi tiết: · Khi ở trên sân khấu, cậu nói về ước mơ đó với cảm xúc tràn ngập khát khao, khiến ước mơ ấy lan toả đến những người xung quanh, giúp mọi người được truyền cảm hứng và cùng xôn xao bàn luận về cây chè quê hương. · Nhân vật “tôi” như nhìn thấy trong ánh mắt của Thào A Sùng ước mơ về một đồi chè bạt ngàn, với những thân cây đẫm sương, còn ngọn vươn cao đón nắng (thể hiện ước mơ của Thào A Sùng mãnh liệt tới mức nhìn vào mắt cậu, người khác cũng nhận ra được). + Câu 4: HS trả lời theo suy nghĩ, quan điểm cá nhân. VD: Khi nghe Thào A Sùng nói về chè Tà Xùa, các bạn nhỏ như quên mất cuộc thi vì: B. Vì các bạn nhận ra hiểu biết về sản vật quê hương của mình còn ít ỏi, muốn biết thêm. + Câu 5: · Mười lăm năm sau, cậu bé Thào A Sùng ngày nào giờ đây đã lớn. Cậu đã trở thành một kĩ sư nông nghiệp nổi tiếng với những đồi chè Tà Xùa bạt ngàn. Cậu bé Thào A Sùng giờ đã làm giám đốc của một công ty sản xuất chè. Thương hiệu chè Tà Xùa của công ty cậu đã được xuất khẩu ra một số nước ưa chuộng chè trên thế giới. Chè của công ty cậu được cấp chứng nhận OCOP. · Thào A Sùng vô cùng hạnh phúc vì đã mang cây chè quê hương đến với thế giới. Bà con Tà Xùa rất biết ơn người con của quê hương vì cậu bé với mơ ước mãnh liệt năm nào đã đưa một bản làng xa xôi vươn tầm thế giới... Lưu ý: Tuỳ thuộc vào trình độ HS, thời lượng tổ chức hoạt động và nội dung cụ thể của từng bài đọc, GV có thể hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn: + Sau khi HS trả lời câu hỏi 1: ð Rút ra ý đoạn 1: Thào A Sùng kể về quê hương với niềm tự hào. + Sau khi HS trả lời câu hỏi 2: ð Rút ra ý đoạn 2: A Sùng giới thiệu về chè Tà Xùa trong cuộc thi. + Sau khi HS trả lời câu hỏi 3: ð Rút ra ý đoạn 3: Mơ ước của Thào A Sùng được mọi người biết tới chè Tà Xùa của quê hương. + Sau khi HS trả lời câu hỏi 4: ð Rút ra ý đoạn 4: Thào A Sùng đã giới thiệu chè Tà Xùa thành công và niềm hạnh phúc, tự hào của A Sùng khi có người biết đến chè Tà Xùa. ð Rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật. - Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc Những búp chè trên cây cổ thụ. - GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn 3 và xác định giọng đọc đoạn này: Đọc diễn cảm, giọng điệu dõng dạc, tự hào thể hiện tình cảm thiết tha với quê hương. Hội trường rộ tiếng vỗ tay.// Trong phút chốc,/ chúng tôi như quên mất cuộc thi,/ chỉ xôn xao hỏi nhau về cây chè quê hương.// Buổi tối,/ Thào A Sùng đến nhà tôi chơi.// Mẹ tôi nói/ ngày mai sẽ đến Tà Xùa/ để mua chè.// Mẹ bảo/ cứ nghĩ đến chén nước chè trong veo,/ hương thiên nhiên nồng nàn,/ nóng đến sưởi ấm bàn tay/ là muốn đến Tà Xùa ngay.// Thào A Sùng cười thật tươi.// Trong mắt cậu,/ tôi như thấy những đồi chè bạt ngàn,/ thân cây đẫm sương/ còn ngọn vươn cao đón nắng.// - GV tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn 3. - GV mời 1 – 2 HS khá, giỏi đọc cả bài, các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động của HS: - Ôn lại kiến thức và cách sử dụng câu ghép. - Ngữ liệu của bài tập có trong chính bài đọc Những búp chè trên cây cổ thụ, điều này giúp HS hiểu thêm về bài đọc. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS xác định yêu cầu BT1, 2: Bài 1: Tìm từ ngữ gọi tên sản vật của một số địa phương mà em biết và nêu đặc điểm của những sản vật đó? M:
Bài 2: Đặt một câu ghép nói về sản vật của một địa phương, trong câu có chứa từ ngữ đã tìm được ở bài tập 1. + GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ theo hình thức nhóm đôi. + GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả, các nhóm HS lắng nghe và nhận xét. + GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: Bài 1:
Bài 2: – Tôi rất thích nhãn lồng của Hưng Yên vì quả to, tròn, ngọt lịm. – Vì bánh cáy của Thái Bình rất dẻo, béo và bùi nên ai ăn cũng thích. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhà thông thái”. - GV chiếu các câu hỏi trắc nghiệm lên màn hình. Câu 1: Bài đọc “Những búp chè trên cây cổ thụ” của ai? A. Nguyễn Phan Hách. B. Nguyễn Lữ. C. Nguyên Hương. D. Tô Hoài. Câu 2: Bài đọc “Những búp chè trên cây cổ thụ” nói về cái gì? A. Những cây chè Thái Nguyên. B. Những cây chè Tà Xùa. C. Những cây chè Tây Nguyên. D. Những cây chè Mộc Châu. Câu 3: Hình ảnh cây chè trong bài đọc “Những búp chè trên cây cổ thụ” được miêu tả như thế nào? A. Mọc trên những cây cổ thụ lớn. B. Mọc trên những thửa ruộng chè lớn, từng hàng lối xanh mướt. C. Được làm từ những lá chè to, lá chè màu xanh mướt, mọc trên những đồi chè. D. Được làm từ những búp chè to, dưới lá có lớp lông tơ mịn, trắng như tuyết, mọc trên những cây cổ thụ cao lớn. Câu 4: Bạn nhỏ có ước mơ gì về chè của quê hương Bắc Yên? A. Mang chè đi khắp thế giới. B. Được nhiều người biết đến. C. Buôn may bán đắt. D. Xứng danh ‘đệ nhất danh trà’. Câu 5: Cảm xúc của bạn nhỏ như thế nào khi tham gia cuộc thi “Bảy sắc cầu vồng”? A. Thất vọng. B. Tự hào và yêu thương. C. Vui mừng. D. Buồn bã. - GV mời đại diện lần lượt HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, bổ sung đáp án (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
* CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Những búp chè trên cây cổ thụ, hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc. + Chia sẻ với người thân về bài đọc. + Đọc trước Tiết 3: Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc. | - HS xem tranh. - HS làm việc nhóm đôi. - HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe. - HS quan sát, tiếp thu. - HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu. - HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo. - HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV. - HS luyện đọc theo nhóm. - HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó. - HS đọc thầm, HS làm việc nhóm đôi để trả lời các câu hỏi. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS nhắc lại nội dung bài. - HS luyện đọc theo nhóm. - HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - HS làm theo hướng dẫn của GV. - HS trình bày kết quả. - HS chú ý lắng nghe, tiếp thu. - HS tham gia trò chơi. - HS chú ý lên màn hình. - HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, bổ sung đáp án (nếu có). - HS quan sát, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. |
.....Tải file PowerPoint, Word toàn bộ bên dưới......
- Chia sẻ:
One Piece
- Ngày:
PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 10: Những búp chè trên cây cổ thụ
8,3 MB 28/02/2025 11:42:00 SAGiáo án Tiếng Việt 5 Bài 10: Những búp chè trên cây cổ thụ (Word)
865,7 KB 28/02/2025 11:47:45 SA
Tham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

- Tuần 14
- Tuần 15
- Tuần 16
- Tuần 17
- Tuần 18
- Tuần 19
- Tuần 20
- Tuần 21
- Tuần 22
- Tuần 23
- Tuần 24
- Tuần 25
- Không tìm thấy
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028

Bài viết hay Giáo án lớp 5
PowerPoint Toán 5 bài 26: Hình thang. Diện tích hình thang
PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 9: Trao đổi Vì cuộc sống yên bình
Kế hoạch dạy học Tiếng Việt 5 Cánh Diều file Word
Powerpoint Khoa học 5 Bài 15: Sinh sản của động vật
Giáo án môn Khoa học lớp 5 sách Cánh Diều trọn bộ cả năm
PowerPoint Toán 5 Bài 50: Em làm được những gì?