PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 7: Đoàn thuyền đánh cá

Tải về

PowerPoint Tiếng Việt lớp 5 Bài 7: Đoàn thuyền đánh cá được thiết kế dưới dạng file trình chiếu PowerPoint với hiệu ứng sinh động, giúp thầy cô tiết kiệm thời gian trong việc soạn giáo án điện tử lớp 5. Giáo án này được trình bày bằng file PowerPoint và Word, sẽ thuận tiện cho các thầy cô trong việc biên soạn giáo án giảng dạy được chất lượng hơn. Mời thầy cô tải về để lấy cả File Giáo án PowerPoint và File Giáo án Word.

PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 7: Đoàn thuyền đánh cá

PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 7: Đoàn thuyền đánh cá

PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 7: Đoàn thuyền đánh cá

PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 7: Đoàn thuyền đánh cá

PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 7: Đoàn thuyền đánh cá

Giáo án Tiếng Việt 5 Bài 7 Đoàn thuyền đánh cá

BÀI 7: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
(3 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Đọc đúng và diễn cảm bài đọc Đoàn thuyền đánh cá. Biết đọc diễn cảm, biết điều chỉnh giọng đọc và ngữ điệu phù hợp với nội dung từng khổ thơ (tâm trạng hào hứng của những người yêu lao động).

- Nhận biết được tác dụng của những từ ngữ giàu sức gợi tả, những hình ảnh so sánh, nhân hóa trong việc ca ngợi vẻ đẹp của những con người yêu lao động. Nhận biết được nội dung chính của bài đọc: Niềm vui của người lao động hòa với cảm xúc trước khung cảnh huy hoàng của biển cả, xua tan những gian lao, nhọc nhằn, vất vả.

- Củng cố kiến thức về câu ghép để nhận biết câu ghép được sử dụng trong thực tế và phân tích cấu tạo của chúng (các vế câu trong mỗi câu).

- Nhận biết được những ưu điểm và nhược điểm trong bài văn tả người đã viết; biết chỉnh sửa một số câu văn, đoạn văn theo gợi ý.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực văn học:

- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

- Góp phần hình thành phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

- Biết thể hiện sự xúc động, trân trọng trước những con người yêu lao động, thầm lặng góp sức mình làm cho đất nước ngày càng giàu đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Tranh ảnh, video về cảnh giông tố trên biển.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK Tiếng Việt 5.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1: ĐỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về giông tố trên biển:

Tiếng Việt 5 KNTT

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi cùng bạn, hãy kể tên những bài đọc nói về cuộc sống, công việc của người dân trên biển mà em đã được học.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS: Các bài đọc đó là: Thư gửi bố ngoài đảo, Những ngọn hải đăng, Cảm xúc Trường Sa,...

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr.34, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc:

Tiếng Việt 5 KNTT

Bài đọc là một trích đoạn trong bài Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận. Niềm vui của người lao động hoà với cảm xúc trước thiên nhiên đẹp huy hoàng của biển cả, xua tan những

gian lao, nhọc nhằn, vất vả. Các em hãy nghe đọc và cho biết chi tiết nào gây ấn tượng với em.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ các câu thơ.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Tổ chức thực hiện

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ phù hợp: những tình tiết bất ngờ hoặc từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của người lao động trước một hành trình lao động mới.

- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ các câu thơ và đọc đúng ngữ điệu:

+ Luyện đọc một số từ khó: như hòn lửa, Biển Đông lặng, muôn luồng sáng, nuôi lớn đời ta,…

+ Luyện đọc cách ngắt nhịp:

Mặt trời xuống biển/ như hòn lửa/

Sóng đã cài then,/ đêm sập cửa,/

Đoàn thuyền đánh cá/ lại ra khơi,/

Câu hát căng buồm/ cùng gió khơi.//

Hát rằng: / cá bạc Biển Đông lặng/

Cá thu Biển Đông/ như đoàn thoi/

Đêm ngày dệt biển/ muôn luồng sáng/

Đến dệt lưới ta,/ đoàn cá ơi!

+ Luyện đọc đúng ngữ điệu: nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả vẻ đẹp đặc biệt của biển cả trong những thời khắc đặc biệt – mặt trời sắp lặn và lúc bình minh đang lên.

- GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng, luyện đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành ba đoạn để luyện đọc và tìm ý:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “cùng gió khơi”.

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “đón nắng hồng”.

+ Đoạn 3: Còn lại.

* Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để tuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó.

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc.

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

b. Tổ chức thực hiện

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó:

+ thoi: bộ phận của khung cửi hoặc máy dệt để luồn sợi khi dệt vải.

+ gõ thuyền (động tác của người đánh cá): gõ mạnh vào mạn thuyền, tạo nên tiếng động để lùa cá bơi về một hướng.

- GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi:

+ Câu 1: Ở khổ thơ thứ nhất, đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong khung cảnh thiên nhiên như thế nào? Cách miêu tả của nhà thơ có gì đặc biệt?

Mặt trời

Sóng

?

+ Câu 2: Tìm trong bài thơ những chi tiết thể hiện tình cảm, cảm xúc của những người đánh cá trên biển:

Niềm vui trong lao động

Tình yêu và lòng biết ơn đối với biển cả

+ Câu 3: Những hình ảnh ở khổ thơ cuối có ý nghĩa gì?

+ Câu 4: Bài thơ giúp em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của cuộc sống?

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Câu 1:

Bài thơ cho ta biết đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào thời điểm đặc biệt: lúc mặt trời đang khuất dần (theo vòng quay của Trái Đất), đó thời điểm ngày chuyển dần sang đêm.

Vào thời điểm ấy, khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp như một bức tranh qua những câu thơ: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then, đêm sập cửa/ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi”.

Hình ảnh mặt trời lặn xuống biển là hình ảnh gợi liên tưởng thú vị, hình ảnh sóng – cài then, đêm – sập cửa cũng khiến người đọc hình dung ra “ngôi nhà thiên nhiên” – “ngôi nhà biển cả” đã đóng cửa cài then. Người ra khơi đánh cá vào thời điểm đó như đi trong ngôi nhà của mình, bởi biển cả đã vô cùng thân quen với họ.

+ Câu 2:

Niềm vui trong lao động

Người ra khơi mang tâm trạng hào hứng, tiếng hát của họ hoà với gió, vang dội trong ngôi nhà biển cả:

+ Lúc lên đường ra khơi: Người lao động ra khơi với cảm xúc phấn chấn, náo nức, đầy “năng lượng”. Câu thơ “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” gợi cảm giác như thể cánh buồm căng phồng lướt sóng là nhờ tiếng hát rộn vang của người đi biển. Tâm trạng, tình cảm, cảm xúc của người ra khơi như ngập tràn niềm vui, niềm lạc quan, hi vọng vào những mẻ lưới trĩu nặng tôm cá.

+ Lúc buông lưới bắt cá: Tiếng hát của của người lao động vang lên như tiêu tan hết những nhọc nhằn: “Hát rằng: cá bạc Biển Đông lặng/ Cá thu Biển Đông như đoàn thoi...”, “Ta hát bài ca gọi cá vào/ Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao...”. Lời ca, tiếng hát của người lao động như vang lên suốt hành trình, thể hiện tình yêu lao động, gợi lên không khí lao động vô cùng hào hứng, hăng say.

+ Lúc trở về: Tiếng hát hào hứng vang lên lúc đoàn thuyền ra khơi nay lại vang lên náo nức khi trở về với thành quả bội thu:

Vảy bạc, đuôi vàng loé rạng đông

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Câu hát căng buồm với gió khơi,

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời,

Mặt trời đội biển nhô màu mới,

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi

Tình yêu và lòng biết ơn đối với biển cả

– Tình yêu biển cả được thể hiện qua những câu thơ tả cảnh biển đẹp lúc chiều xuống và lúc bình minh.

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

– Lòng biết ơn đối với biển cả được thể hiện qua những câu thơ:

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào

+ Câu 3:

· Nếu như mở đầu cho hành trình lao động trên biển là hình ảnh hùng tráng “Mặt trời xuống biển như hòn lửa” thì kết lại khi đoàn thuyền trở về là hình ảnh huy hoàng “Mặt trời đội biển nhô màu mới” với không gian khoáng đạt, rộng mở.

· Khổ thơ cuối kết lại bài thơ nhưng mở ra trong tâm trí người đọc hình ảnh rực rỡ, huy hoàng của triệu triệu mắt cá lấp lánh giữa muôn dặm biển khơi. Khổ thơ cuối là sự quyện hoà giữa vẻ đẹp của thiên nhiên với vẻ đẹp khoẻ khoắn, lạc quan, yêu đời của người lao động.

+ Câu 4:

· Bài thơ giúp em cảm nhận được vẻ đẹp của người lao động. Họ yêu lao động, hăng say lao động và luôn lạc quan trong cuộc sống. Bài thơ mở đầu bằng “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” và kết lại cùng với khúc hát ấy. Bài thơ là một khúc ca về lao động với niềm vui phơi phới của con người giữa biển cả bao la.

· Bài thơ gợi lên vẻ đẹp hùng vĩ, huy hoàng, tráng lệ của biển cả nói riêng và của thiên nhiên đất nước nói chung. Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp của biển cả, thiên nhiên: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”, “Mặt trời đội biển nhô màu mới”, “Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”,...

Lưu ý: Tuỳ thuộc vào trình độ HS, thời lượng tổ chức hoạt động và nội dung cụ thể của từng bài đọc, GV có thể hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn:

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 1:

ð Rút ra ý đoạn 1: Cảnh đoàn thuyền ra khơi và tâm trạng náo nức của con người.

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 2:

ð Rút ra ý đoạn 2: Niềm vui lao động, tình yêu và lòng biết ơn của con người đối với biển cả.

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 3:

ð Rút ra ý đoạn 3: Vẻ đẹp của thiên nhiên và tinh thần lạc quan, yêu đời của người lao động.

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 4:

ð Rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của bài thơ.

- Luyện đọc trong nhóm và trước lớp.

- Đọc thuộc lòng bài thơ.

b. Tổ chức thực hiện

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc Đoàn thuyền đánh cá.

- GV tổ chức cho HS đọc lại đoạn 2 và xác định giọng đọc đoạn này: Giọng đọc vui tươi, khỏe khoắn thể hiện được tinh thần lao động của người dân.

Hát rằng:/ cá bạc biển Đông lặng, /
Cá thu biển Đông như đoàn thoi /
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng /
Đến dệt lưới ta,/ đoàn cá ơi! //

Ta hát bài ca gọi cá vào, /
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao /
Biển cho ta cá như lòng mẹ /
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. //

Sao mờ, / kéo lưới kịp trời sáng /
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng /
Vảy bạc đuôi vàng / loé rạng đông, /
Lưới xếp buồm lên / đón nắng hồng. //

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn 2.

- GV mời 1 – 2 HS khá, giỏi đọc cả bài, các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có).

- GV cho HS học thuộc lòng bài thơ.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại nội dung bài đọc Đoàn thuyền đánh cá.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”.

- GV chiếu các câu hỏi trắc nghiệm lên màn hình:

Câu 1: Câu “Sóng đã cài then, đêm sập cửa” trích từ khổ thơ thứ mấy?

A. Khổ thơ thứ nhất.

B. Khổ thơ thứ hai.

C. Khổ thơ thứ ba.

D. Khổ thơ thứ tư.

Câu 2: Hình ảnh nào mô tả vẻ đẹp của biển cả trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”?

A. Mặt trời đội biển nhô màu mới.

B. Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

C. Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

D. Ta hát bài ca gọi cá vào.

Câu 3: Công việc chính của ngư dân trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là gì?

A. Đánh bắt cá ban ngày.

B. Đánh bắt tôm cua sáng sớm.

C. Đến chợ bán cá buổi tối.

D. Đánh bắt cá ngoài biển sâu.

Câu 4: Câu thơ nào thể hiện niềm vui của ngư dân khi ra khơi?

A. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi.

B. Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

C. Cá bạc, biển Đông lặng lẽ bơi.

D. Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Câu 5: Tâm trạng của ngư dân trong bài thơ được thể hiện như thế nào?

A. Buồn bã và lo lắng.

B. Vui tươi và phấn khởi.

C. Chán nản và thất vọng.

D. Bình thản và yên ả.

- GV mời đại diện lần lượt HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, bổ sung đáp án (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

1. A

2. C

3. D

4. A

5. B

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Đoàn thuyền đánh cá, hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc.

+ Chia sẻ với người thân về bài đọc.

+ Đọc trước Tiết 2: Luyện từ và câuLuyện tập về câu ghép.

- HS quan sát hình ảnh.

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe.

- HS quan sát, tiếp thu.

- HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.

- HS đọc thầm, HS làm việc nhóm đôi để trả lời các câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS nhắc lại nội dung bài.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS thực hiện nhiệm vụ.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS tham gia trò chơi.

- HS chú ý lên màn hình.

- HS trả lời câu hỏi, các HS khác bổ sung đáp án (nếu có).

- HS quan sát, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

......Tải file PowerPoint, Word toàn bộ bên dưới......

Đánh giá bài viết
1 8
PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 7: Đoàn thuyền đánh cá
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng