PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 4: Hộp quà màu thiên thanh
PowerPoint Tiếng Việt lớp 5 Bài 4: Hộp quà màu thiên thanh được thiết kế dưới dạng file trình chiếu PowerPoint với hiệu ứng sinh động, giúp thầy cô tiết kiệm thời gian trong việc soạn giáo án điện tử lớp 5.
Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Bài 4: Hộp quà màu thiên thanh
PowerPoint Tiếng Việt 5 Hộp quà màu thiên thanh
Giáo án Tiếng Việt 5 Hộp quà màu thiên thanh
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 4: HỘP QUÀ MÀU THIÊN THANH
(4 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Hộp quà màu thiên thanh. Biết đọc diễn cảm, phù hợp với nội dung; tốc độ đọc khoảng 90 – 100 tiếng trong 1 phút. Biết nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của các nhân vật, phù hợp với lời đối thoại của các nhân vật trong câu chuyện.
- Nhận biết được chi tiết, sự việc, diễn biến của câu chuyện và suy nghĩ của nhân vật được thể hiện trong câu chuyện. Nhận biết được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hình dáng, điệu bộ, hành động, lời nói, suy nghĩ,... Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Ca ngợi tình cảm gắn bó cô trò, thể hiện lòng biết ơn của các bạn học sinh với công lao dạy dỗ của các thầy giáo, cô giáo.
- Biết cách lập dàn ý cho bài văn tả người đúng yêu cầu của đề bài và theo đúng các bước cần thiết.
- Biết thảo luận về một vấn đề được nhiều người quan tâm, cụ thể là nét đẹp trong ứng xử học đường của HS ngày nay; biết dùng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người đối thoại; biết thể hiện sự nhã nhặn, lịch sự khi tranh luận.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực văn học:
- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Biết bày tỏ tình yêu thương với bạn bè, thầy cô giáo.
- Hình thành thói quen đọc sách, tiếp thu được kiến thức sau khi đọc sách, biết chọn lọc sách và nâng cao khả năng tự học, tự đọc của HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK Tiếng Việt 5.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | |||||||||||||||
TIẾT 1 + 2: ĐỌC | ||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV cho HS xem video Cây táo và sự biết ơn: https://www.youtube.com/watch?v=TksJxgcYvuc - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Theo em, có những cách nào để bày tỏ tình cảm yêu quý của mình với người thân, bạn bè, thầy cô giáo? - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS: Có rất nhiều cách để thể hiện tình cảm của bản thân với thầy giáo, cô giáo, người thân,... Chẳng hạn như gọi điện thoại hỏi thăm sức khoẻ; gửi lời chúc mừng vào dịp sinh nhật hoặc những ngày lễ, Tết; gửi thiệp kèm theo món quà có ý nghĩa; quan tâm, giúp đỡ và chia sẻ khi họ gặp khó khăn hoặc ốm đau;.. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr.22, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: Đây là tranh minh hoạ cho văn bản Hộp quà màu thiên thanh. Chúng ta tò mò muốn biết các bạn trong tranh đã nói gì với nhau? Có những nội dung gì được viết vào những lá thư? Các em sẽ đọc câu chuyện để tìm câu trả lời cùng với thầy (cô) nhé! B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện những tình tiết bất ngờ hoặc từ ngữ thể hiện suy nghĩ nội tâm của nhân vật trong câu chuyện; giọng cô giáo ấm áp, giọng học sinh trong trẻo, hồn nhiên,... - GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ, luyện đọc đúng ngữ điệu, luyện đọc một số câu dài: + Luyện đọc một số từ khó: ấp úng, nhanh nhảu, dặt lá thư, giòn giã,… + Luyện đúng ngữ điệu: · Đọc lời khuyên của cô giáo dành cho Tân “Tân như thế là ...nhiều hơn” bằng ngữ điệu trầm ấm, tha thiết. · Giọng điệu nhí nhảnh hồn nhiên khi đọc lời đối thoại giữa Quang và Tân “Cậu viết gì gửi cho cô đấy?”, “Thư gửi cô, tớ phải giữ bí mật chứ”. · Đọc chậm và nhấn giọng ở câu kết của bài: “Chỉ có cô giáo mới biết ... những lá thư ấy” + Luyện đọc câu dài: Tân kể lại buổi đi học muộn hôm ấy/ và cả những cố gắng của Tân trong học tập/: dậy sớm hơn để học bài/, tranh thủ các buổi chiều nghỉ học/, Tân giúp mẹ việc nhà./; Bốn mươi lá thư/ tạo thành một hộp quà đặc biệt tặng cô/ được giữ bí mật tuyệt đối./;.. - GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng, luyện đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành ba đoạn để luyện đọc và tìm ý: + Đoạn 1: Từ đầu đến “hai đứa phóng xe đi”. + Đoạn 2: Tiếp theo đến “không đi học muộn nữa”. + Đoạn 3: Còn lại. * Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để tuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi: + Câu 1: Lớp Tân có dự định gì trong buổi tổng kết năm học? + Câu 2: Khi viết thư cho cô giáo, Tân đã nhớ lại kỉ niệm? + Câu 3: Qua bức thư Tân viết, hãy đoán xem lí do nào khiến Tân đã cố gắng và có nhiều tiến bộ trong học tập? + Câu 4: Những từ ngữ, chi tiết nào thể hiện tình cảm cô trò trong buổi lễ tổng kết năm học? + Câu 5: Theo em, hình ảnh “hộp quà màu thiên thanh” trong câu chuyện có ý nghĩa gì? Tìm một nhan đề khác cho câu chuyện. - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Câu 1: Trong buổi tổng kết năm học, lớp Tân có dự định tặng cô giáo một món quà bất ngờ bằng cách mỗi bạn viết một lá thư kể về kỉ niệm với lớp, với cô giáo. + Câu 2: Khi viết thư cho cô giáo, Tân đã nhớ lại một kỉ niệm về lần đi học muộn do bận bẻ ngô giúp mẹ. Khi cô hỏi lí do, Tân đã ấp úng. Chắc bạn sợ cô giáo phê bình. Bạn Huệ có lẽ hiểu được tâm trạng của Tân nên đã đỡ lời cho bạn bằng cách nói cho cô biết vì sao Tân đi học muộn. Trái ngược với phán đoán của hai bạn, cô giáo không phê bình Tân. Cô chỉ khuyên nhủ Tân mà thôi. + Câu 3: Lí do để Tân cố gắng và có nhiều tiến bộ trong học tập: · Tân là cậu bé rất giàu tình cảm, thương mẹ, biết đỡ đần mẹ việc nhà. · Tân là cậu bé có ý thức sửa chữa khuyết điểm, biết nghe lời thầy cô. Tân nhận ra lỗi đi học muộn và quyết tâm sửa chữa (chủ động sắp xếp thời gian học tập và thời gian làm việc nhà như: dậy sớm để học bài, tranh thủ làm việc nhà vào những buổi chiều được nghỉ học,...) · Cô giáo của Tân là người nghiêm khắc nhưng rất yêu thương học trò. Cô đã động viên học trò vươn lên trong học tập. Nhờ những lời động viên của cô mà Tân có thêm nghị lực để vượt qua khó khăn. + Câu 4: Từ ngữ, chi tiết thể hiện tình cảm cô trò trong buổi tổng kết năm học: – Cô giáo mặc áo dài màu thiên thanh bước vào lớp trong tiếng vỗ tay giòn giã. Quang thay mặt lớp cảm ơn cô đã dạy dỗ: Ẩn sau chi tiết “tiếng vỗ tay giòn giã”,“thay mặt lớp cảm ơn cô” là tình cảm của các bạn HS dành cho cô giáo. Các bạn rất yêu quý cô, gắn bó với cô. Các bạn bày tỏ lòng biết ơn vì cô đã dạy dỗ, trao truyền kiến thức cho mình. – Đôi má cô hồng rực khi nhận được hộp quà và lời nhắn nhủ của Quang: Em nghĩ hẳn là cô giáo rất xúc động trước tình cảm của học trò dành cho mình. Cô trân trọng tình cảm đó. Đặc biệt hai câu kết khép lại câu chuyện cho thấy cả chặng đường dài, cô giáo đã đồng hành, hiểu, động viên, chia sẻ, khích lệ,... với từng bạn HS, trong đó có Tân – một học trò có hoàn cảnh gia đình khó khăn: Bốn mươi lá thư tạo thành một hộp quà đặc biệt tặng cô được giữ bí mật tuyệt đối. Chỉ có cô giáo mới biết từng học trò đã viết gì trong những lá thư ấy. + Câu 5: – Hình ảnh “hộp quà màu thiên thanh” trong câu chuyện thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn của các bạn HS đối với công lao dạy dỗ của cô giáo. Hình ảnh này còn thể hiện tinh thần đoàn kết của lớp học, những kỉ niệm đẹp của HS với cô giáo, sự trưởng thành của các bạn HS,... – Một số nhan đề khác có thể là: Buổi lễ tổng kết năm học/ Tình cảm cô trò/ Kỉ niệm khó quên/ Món quà tặng cô/ Những lá thư gửi cô/... Lưu ý: Tuỳ thuộc vào trình độ HS, thời lượng tổ chức hoạt động và nội dung cụ thể của từng bài đọc, GV có thể hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn: + Sau khi HS trả lời câu hỏi 1: ® Rút ra ý đoạn 1: Kế hoạch của lớp Tân trong buổi tổng kết năm học. + Sau khi HS trả lời câu hỏi 2: ® Rút ra ý đoạn 2: Kỉ niệm của Tân khi đi học muộn. + Sau khi HS trả lời câu hỏi 3, 4: ® Rút ra ý đoạn 3: Cảm xúc của Tân khi kể lại sự việc ấy. + Sau khi HS trả lời câu hỏi 5: ® Rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật. - Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc Hộp quà màu thiên thanh. - GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn 3 và xác định giọng đọc đoạn này: Đọc diễn cảm một số câu văn thể hiện được tình cảm của Tân dành cho cô giáo.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn 3. - GV mời 1 – 2 HS khá, giỏi đọc cả bài, các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động của HS: - Ôn lại kiến thức và nội dung chính của bài đọc Hộp quà màu thiên thanh. - Ôn tập lại kiến thức về câu ghép. b. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS xác định yêu cầu của hoạt động bằng các nhiệm vụ dưới đây: Bài 1: Chọn nghĩa phù hợp với mỗi từ dưới đây:
Bài 2: Chọn từ ở bài tập 1 thay cho bông hpa để hoàn chỉnh câu: a. Trên giá sách, ông tôi dành cho một góc nhỏ để trưng bày các ֍ của những người đồng đội cũ. b. Cuối học kì II, lớp tôi có dự định làm cuốn ֍ để lưu lại những ֍ tuổi thơ dưới mái trường tiểu học. c. Tôi đã cùng gia đình đi du lịch Phú Quốc, chuyến đi ấy để lại cho tôi những ֍ đẹp. Bài 3: Trong những câu ở bài tập 2, câu nào là câu ghép? + GV hướng dẫn HS làm BT theo hình thức nhóm đôi. + GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả, các nhóm HS lắng nghe và nhận xét. + GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: Bài 1: – kỉ niệm: cái hiện lại trong trí óc về những sự việc đáng ghi nhớ đã qua. – kỉ vật: vật được giữ lại làm kỉ niệm. – kỉ yếu: tập tài liệu ghi lại những điều cốt yếu. – kỉ lục: thành tích được chính thức thừa nhận là cao nhất, từ trước đến nay chưa ai đạt được. Bài 2: a. Trên giá sách, ông tôi dành một góc nhỏ để trưng bày các kỉ vật của những người đồng đội cũ. b. Cuối học kì II, lớp tôi có dự định làm cuốn kỉ yếu để lưu lại những kỉ niệm tuổi thơ dưới mái trường tiểu học. c. Tôi đã cùng gia đình đi du lịch Phú Quốc, chuyến đi ấy để lại cho tôi những kỉ niệm đẹp. Bài 3: Câu c (Tôi đã cùng gia đình đi du lịch Phú Quốc, chuyến đi ấy để lại cho tôi những kỉ niệm đẹp.) Vế 1 của câu ghép này là: Tôi đã cùng gia đình đi du lịch Phú Quốc. Vế 2 của câu ghép này là: chuyến đi ấy để lại cho tôi những kỉ niệm đẹp - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhà thông thái”. - GV chiếu các câu hỏi trắc nghiệm lên màn hình: Câu 1: Nhân vật chính trong câu chuyện là ai? A. Tân. B. Cô giáo. C. Bạn bè của Tân. D. Bố mẹ của Tân. Câu 2: Hộp quà màu thiên thanh có ý nghĩa gì đối với nhân vật Tân? A. Là món quà sinh nhật. B. Là món quà dành tặng cô giáo. C. Là món quà cho bạn thân. D. Là món quà dành cho gia đình. Câu 3: Tân đã quyết định làm gì để chuẩn bị cho món quà? A. Mua quà ở cửa hàng. B. Tự tay làm quà. C. Nhờ bạn bè giúp đỡ. D. Không làm gì cả. Câu 4: Cảm xúc của cô giáo khi nhận món quà từ Tân là gì? A. Giận dữ. B. Buồn bã và lo lắng. C. Thờ ơ và lãnh đạm. D. Ngạc nhiên và vui mừng. Câu 5: Nội dung chính của bài đọc Hộp quà màu thiên thanh là gì? A. Tình yêu thương và sự biết ơn là quý giá. B. Tình bạn là quan trọng. C. Món quà nào cũng quý giá. D. Tấm lòng chân thành là quan trọng nhất. - GV mời đại diện lần lượt HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, bổ sung đáp án (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
* CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Hộp quà màu thiên thanh, hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc. + Chia sẻ với người thân về bài đọc. + Đọc trước Tiết 3: Lập dàn ý cho bài văn tả người. | - HS lắng nghe video. - HS làm việc nhóm đôi. - HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe. - HS quan sát, tiếp thu. - HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu. - HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo. - HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV. - HS luyện đọc theo nhóm. - HS đọc thầm, HS làm việc nhóm đôi để trả lời các câu hỏi. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS nhắc lại nội dung bài. - HS luyện đọc theo nhóm. - HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - HS làm theo hướng dẫn của HS. - HS trình bày kết quả. - HS chú ý lắng nghe, tiếp thu. - HS tham gia trò chơi. - HS chú ý lên màn hình. - HS trả lời câu hỏi, các HS bổ sung đáp án (nếu có). - HS quan sát, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. |
.....Tải file PowerPoint, Word toàn bộ bên dưới......
- Chia sẻ:
Hà Thanh Hiền
- Ngày:
PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 4: Hộp quà màu thiên thanh
23,4 MB 05/02/2025 2:37:00 CHGiáo án Tiếng Việt 5 Bài 4: Hộp quà màu thiên thanh (Word)
161,1 KB 05/02/2025 2:49:38 CH
Tham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

- Tuần 14
- Tuần 15
- Tuần 16
- Tuần 17
- Tuần 18
- Tuần 19
- Tuần 20
- Tuần 21
- Tuần 22
- Tuần 23
- Tuần 24
- Tuần 25
- Không tìm thấy
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Top 4 bài phân tích 16 câu giữa bài Vội vàng
Mẫu hợp đồng góp vốn

Bài viết hay Giáo án lớp 5
Giáo án Powerpoint Công nghệ 5 Kết nối tri thức
PowerPoint Lịch sử - Địa lí 5 Bài 12: Triều Nguyễn
PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 8: Mồ Côi xử kiện
PowerPoint Hoạt động trải nghiệm 5 Tuần 16 Chủ đề 4: Hành động vì cộng đồng
PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 4: Nét đẹp học đường
PowerPoint Tiếng Việt lớp 5 Bài 27: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ