PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài Ôn tập và Đánh giá giữa học kì II (Tiết 6, 7)
PowerPoint Tiếng Việt lớp 5 Ôn tập và Đánh giá giữa học kì II (Tiết 6 + 7) được thiết kế dưới dạng file trình chiếu PowerPoint với hiệu ứng sinh động, giúp thầy cô tiết kiệm thời gian trong việc soạn giáo án điện tử lớp 5. Giáo án này được trình bày bằng file PowerPoint và Word, sẽ thuận tiện cho các thầy cô trong việc biên soạn giáo án giảng dạy được chất lượng hơn.
Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Ôn tập giữa học kì II (Tiết 6 + 7)
PowerPoint Tiếng Việt 5 Ôn tập giữa học kì II (Tiết 6 + 7)
Giáo án Tiếng Việt 5 Ôn tập giữa học kì II (Tiết 6 + 7)
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT 6 VÀ TIẾT 7
ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đánh giá kĩ năng đọc hiểu, kiến thức Tiếng Việt. HS hiểu bài đọc, trả lời được các câu hỏi. Đọc đúng và diễn cảm văn bản trong mục kiểm tra đọc thành tiếng: biết nhấn giọng ở các từ ngữ quan trọng, thể hiện được cảm xúc qua giọng đọc,... tốc độ đọc khoảng 90 – 100 tiếng/ phút.
- Nhận biết được hình ảnh thơ, thời gian và không gian được thể hiện trong bài thơ; nhận biết được nhân vật, bối cảnh, diễn biến và kết thúc trong câu chuyện. Hiểu nội dung bài đọc (nhận biết được một số chi tiết và nội dung chính, những thông tin chính của bài đọc, hiểu được nội dung hàm ẩn dễ nhận biết của bài đọc); nhận biết được các từ ngữ miêu tả hình dáng, điệu bộ, hành động,... thể hiện đặc điểm, tính cách của nhân vật; nhận biết được trình tự sắp xếp các sự việc trong câu chuyện; nhận biết mối quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện thể hiện qua cách xưng hô; nhận biết được lời thoại trong văn bản truyện. Bước đầu nêu được tình cảm, suy nghĩ về văn bản, biết giải thích vì sao mình yêu thích văn bản, nêu được ý nghĩa của văn bản đối với bản thân hoặc cộng đồng, nêu được cách ứng xử của bản thân khi gặp tình huống tương tự như tình huống của nhân vật trong văn bản.
- Viết được bài văn tả người hoặc đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc. Biết viết theo các bước: xác định nội dung viết; quan sát và tìm tư liệu để tìm ý và lập dàn ý; viết được đoạn văn/ bài văn theo dàn ý đã lập; chỉnh sửa bài văn/ đoạn văn (về bố cục, dùng từ, đặt câu, chính tả).
- Phân biệt được câu đơn, câu ghép; nhận biết được các vế trong câu ghép và các cách nối vế câu ghép; nhận biết và phân biệt được các biện pháp liên kết câu (lặp, thế, nối).
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực văn học:
- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, có ý thức học hỏi, sáng tạo; biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống.
- Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu gia đình.
- Biết quan tâm, chăm sóc và yêu thương những người thân trong gia đình.
- Tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Từ đó có ý thức về việc xây dựng quê hương, đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- SGK Tiếng Việt 5 kết nối tri thức, SGV Tiếng Việt 5 kết nối tri thức.
- VBT in đề luyện tập ( phiếu photo đề đủ phát cho từng HS).
2. Đối với học sinh
- SGK Tiếng Việt 5 kết nối tri thức.
- Các PBT.
- Tranh ảnh, video ngắn về nội dung bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV cho HS xem video vui nhộn dưới đây: https://www.youtube.com/watch?v=vh-3HqrDyEw - GV dẫn dắt vào bài: Trong tiết này, các em sẽ luyện tập để chuẩn bị cho bài đánh giá kĩ năng đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện tập kĩ năng đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Thể hiện được năng lực đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt của mình. b. Tổ chức thực hiện - GV nêu yêu cầu BT1, đề nghị HS đọc thầm bài thơ Mưa trả lời các câu hỏi và làm các bài tập dưới văn bản. - GV tổ chức cho HS tự làm bài, cuối giờ chiếu lên bảng bài của 1 – 2 HS để nhận xét. - GV nhận xét, chốt đáp án: a.
b. “Cơn mưa của con” là nước tưới cây, con là người mang cơn mưa đến cho cây cối, giúp cho cây cối tươi tốt. (HS có thể dựa vào tranh minh hoạ và các chi tiết trong bài thơ để trả lời câu hỏi này: Đây cơn mưa của con/ Từ đôi bàn tay son/ Từ búp sen thùng tưới/ Mưa xoè đầy lá non.) - GV giao nhiệm vụ cho HS đọc bài Mùa mật mới và tiến hành trả lời các câu hỏi bên dưới: + GV chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 2 nhiệm vụ liên tiếp. + Sau khi thời gian thảo luận, các nhóm trao đổi kết quả với nhau và rút ra nhận xét + GV nhận xét, chốt đáp án: Câu 1. nồi, chõ, chậu sành, gùi lá mật, bếp. Câu 2. Sắp xếp các hoạt động theo trình tự của việc lấy mật. e. Khều trứng ong và ong non ra khỏi lá mật. d. Bắc nồi chõ lên bếp. b. Đặt chậu sành lên miệng chõ. a. Gác những lá mật trong góc chậu sành. c. Canh lá mật cho sáp bịt các lỗ mật chảy ra. g. Để mật nguội. h. Gạt sáp ra và chắt mật vào vò. Câu 3. hương thơm ngọt ngào, vị ngăm ngăm đắng hoặc ngọt đậm. Câu 4. Bà sung sướng nói chưa năm nào được mùa mật như năm nay, ba bà cháu vui vẻ bàn bạc mua đồ. Câu 5. – Tình cảm gia đình, bà cháu, thể hiện qua các chi tiết: (1) Cảnh ba bà cháu quây quần canh mật, làm bánh, trò chuyện; (2) Bà chỉ nghĩ đến việc mua đồ cho cả nhà, không nghĩ đến bản thân mình; (3) Cháu nhận ra điều đó, nghĩ đến việc mua thuốc cho bà đỡ đau xương,... – Tình cảm cộng đồng, làng xóm, thể hiện qua việc bà mời gia đình bác thợ gỗ sang ăn bánh mừng mùa mật. Câu 6. HS có suy nghĩ, cảm nhận và quan điểm riêng. VD: Trong câu chuyện, người bà hết mực lo toan và yêu thương các cháu. Bà biết rõ ràng từng công đoạn và vật dụng cần phải có để lấy mật, cách phân loại mật thu được. Không chỉ vậy, bà còn có một tình yêu bao la dành cho các cháu, và tình cảm hàng xóm láng giềng. Câu 7. Câu đơn: Mật lẫn sáp rỏ đều đều xuống chậu; Chậu mật trên bếp đầy dần; Mùi mật nóng hổi, thơm ngọt ngào bay ra ngoài. Câu ghép: Trên miệng chõ, bà đặt cái chậu sành, bên trong góc chậu, bà gác những lá mật; Hơi nóng bốc nghi ngút, sáp bịt các lỗ mật chảy ra. Câu 8. Canh lá mật là cách lấy mật ngày xưa, còn cách lấy mật phổ biến hiện nay là vắt tay hoặc quay lá mật; Mật có thể đổi lấy đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày nên ba bà cháu rất vui khi được mùa mật… Câu 9. Từ ngữ thay thế có tác dụng liên kết câu: họ. Câu 10. HS có suy nghĩ, quan điểm riêng. VD: Để lấy được mật theo cách làm ngày xưa, ta cần những thao tác rất cầu kì và công phu. Đầu tiên phải chuẩn bị đầy đủ các vật dụng: nồi, chõ, chậu sành, gùi lá. Tiếp theo, mật cần phải được khều hết trứng ong và ong non. Sau đó đun lá mật, canh cho lá mật rỏ đều mật lẫn sáp. Cuối cùng ta gạt sáp, chắt mật thu được vào vò để cất trữ. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS. Hoạt động 2: Thực hành viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - HS vận dụng kiến thức đã học để viết bài văn và đoạn văn theo yêu cầu. b. Tổ chức thực hiện - GV đọc nhiệm vụ BT2: Thực hiện một trong hai đề bài sau: a. Viết bài văn tả một người lớn tuổi mà em yêu quý. b. Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc khiến em xúc động. - GV gợi ý cho HS thực hiện. - GV nhận xét, tổng kết hoạt động của HS. * CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV dặn HS chuẩn bị làm bài kiểm tra viết. |
- HS xem video. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS làm bài. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS chú ý lắng nghe. - HS đọc nhiệm vụ BT. - HS làm theo hướng dẫn của GV. - HS thực hiện nhiệm vụ. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS đọc nhiệm vụ BT. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS lắng nghe, thực hiện. |
......Tải file PowerPoint, Word toàn bộ bên dưới......
- Chia sẻ:
Phùng Thị Kim Dung
- Ngày:
PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài Ôn tập và Đánh giá giữa học kì II (Tiết 6, 7)
15,2 MB 15/04/2025 11:13:00 SAGiáo án Tiếng Việt 5 Bài Ôn tập và Đánh giá giữa học kì II (Tiết 6, 7)
24,3 KB 15/04/2025 11:18:40 SA
Tham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

- Tuần 14
- Tuần 15
- Tuần 16
- Tuần 17
- Tuần 18
- Tuần 19
- Tuần 20
- Tuần 21
- Tuần 22
- Tuần 23
- Tuần 24
- Tuần 25
- Không tìm thấy
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028

Bài viết hay Giáo án lớp 5
Powerpoint Khoa học 5 Bài 16: Vòng đời và sự phát triển của động vật
PowerPoint STEM Tách muối ra khỏi dung dịch
PowerPoint Toán 5 Bài 88: Ôn tập phân số
PowerPoint Tin học 5 Bài 11: Cấu trúc lặp
Giáo án Mĩ thuật lớp 5 Chân Trời Sáng Tạo Cả năm
PowerPoint Tiếng Việt 5: Viết đoạn kết bài cho bài văn tả người