PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 12: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc
PowerPoint Tiếng Việt lớp 5 Bài 12: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc được thiết kế dưới dạng file trình chiếu PowerPoint với hiệu ứng sinh động, giúp thầy cô tiết kiệm thời gian trong việc soạn giáo án điện tử lớp 5. Giáo án này được trình bày bằng file PowerPoint và Word, sẽ thuận tiện cho các thầy cô trong việc biên soạn giáo án giảng dạy được chất lượng hơn.
Bài 12: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc
PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 12: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc
Giáo án Tiếng Việt 5 Bài 12: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc
TIẾT 3: VIẾT Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc | |||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giúp HS tạo tâm thế hứng thú trước khi vào học. b. Tổ chức thực hiện - GV nhắc lại kiến thức cũ và giới thiệu bài học mới: + Nhắc lại kiến thức cũ: Lưu ý khi viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc: -) Nên dựa vào diễn biến của sự việc để thể hiện tình cảm, cảm xúc. -) Cách thể hiện tình cảm, cảm xúc: · Chọn chi tiết nổi bật của sự việc để thể hiện tình cảm, cảm xúc. · Sử dụng từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc. · Kết hợp bộc lộ tình cảm, cảm xúc với kể, tả sự việc. -) Đoạn văn cần tập trung thể hiện tình cảm, cảm xúc về sự việc, tránh lạc sang kể chuyện hoặc miêu tả. + Giới thiệu bài học mới: Ở tiết học trước, chúng ta đã thực hành viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc. Trong tiết học này, chúng ta sẽ cùng nhau đi đánh giá đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc. - GV nhận xét, đánh giá nhiệm vụ của HS. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đánh giá bài viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nắm được những ưu điểm và nhược điểm trong bài viết. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS đọc yêu cầu BT1: Đánh giá bài viết a. Nghe thầy cô giáo nhận xét về bài làm. b. Đọc lại bài làm của em dễ phát hiện lỗi và sửa lỗi. Ví dụ: - Bài viết bị lạc hoặc lặp ý. - Chưa nêu được ấn tượng chung về sự việc. Chưa thể hiện tình cảm, cảm xúc về các chi tiết nổi bật của sự việc (khung cảnh, hoạt động,…). - Sử dụng từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc chưa phù hợp. - GV nhận xét về ưu điểm và hạn chế chung trong bài làm của HS về mặt hình thức và nội dung của bài viết; + Ưu điểm và hạn chế về mặt hình thức: chính tả, dấu câu, sử dụng từ ngữ, cách diễn đạt, lỗi ngữ pháp (thiếu chủ ngữ, vị ngữ, sử dụng từ ngữ nối kết các vế câu ghép chưa phù hợp,….) + Ưu điểm và hạn chế về mặt nội dung: · Bài viết có đủ 3 phần mở đầu, triển khai, kết thúc; chọn được những chi tiết tiêu biểu để thể hiện cảm xúc. · Bài viết chưa nêu được ấn tượng chung về sự việc, chưa nêu tình cảm, cảm xúc về khung cảnh hoặc hoạt động hoặc người tham gia, chưa biết kết hợp kể, tả và bộc lộ tình cảm, cảm xúc, thiên về kể hoặc tả,… - GV yêu cầu HS đọc và sửa chữa lỗi theo hướng dẫn và ghi vào bảng dưới đây theo mẫu.
- GV mời 1 – 2 nhóm HS trình bày, các nhóm HS lắng nghe và nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS, chốt kiến thức cho HS: Hoạt động 2: Viết lại một số câu văn a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Hoàn thiện một số câu văn chưa đạt yêu cầu, viết lại câu cho hay hơn. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS xác định yêu cầu của BT2: Viết lại một số câu trong đoạn văn của em theo gợi ý dưới đây: · Nêu tình cảm, cảm xúc về khung cảnh diễn ra sự việc. Ví dụ: Chiều Ba mươi, bên suối đã thấy bóng các bà, các mẹ rửa rau ngải để làm bánh. Mùi thơm của rau ngải như ướp hương vào dòng suối. Tiếng cười lanh lảnh của đám trẻ con theo chân người lớn ra suối nghịch nước làm đám chim chào mào giật mình bay vụt lên từ bụi cây lúp xúp. Đất trời như được gột rửa và trở nên tinh khiết lạ thường. Tôi bỗng thấy lòng mình như mở ra, trong sáng với hương rau ngải phảng phát xa gần. (Nguyễn Luân) · Nêu tình cảm, cảm xúc về hoạt động. Ví dụ: Chiều mùng 2 tết Thanh minh, cả nhà tôi tất bật làm bánh ngải. Bố vung cao tay chày giã bột. Mẹ khéo léo lật giở từng thớ bột đang chuyển dần sang màu xanh mướt. Còn bà thì tỉ mẩn chuẩn bị vừng đen và mật mía để làm nhân bánh. Tôi chạy lăng xăng từ chỗ nọ sang chỗ kia, lâu lâu lại hít hà căng bụng mùi thơm của mật mía, của bột bánh. Tôi cảm nhận rõ sự rộn ràng, hối hả nhưng ấm áp từ những việc làm của mọi người trong nhà. Vì thế tôi càng háo hức khi nghĩ đến những chiếc bánh ngải đang dần hình thành từ đôi bàn tay của bà, của mẹ, của cha. (Nguyễn Luân) + GV cho HS thảo luận, tìm ý trả lời theo hướng dẫn: · Cách sử dụng từ ngữ chỉ tình cảm, cảm xúc. · Cách chọn các chi tiết tiêu biểu để bộc lộ cảm xúc. · Cách kết hợp câu nêu tình cảm, cảm xúc trực tiếp với câu nêu tình cảm, cảm xúc gián tiếp. + GV gọi 1 – 2 HS trình bày ý kiến. + GV nhận xét, chốt đáp án: - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Xem lại kiến thức bài : Viết – Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc, hiểu và vận dụng được kiến thức vào thực hành. + Chia sẻ với người thân về bài học. + Đọc và chuẩn bị trước phần Nói và nghe. | - HS chú ý lắng nghe, tiếp thu kiến thức. - HS lắng nghe, tiếp thu - HS đọc nhiệm vụ BT - HS lắng nghe nhận xét của GV. - HS thực hiện nhiệm vụ. - HS phát biểu ý kiến. - HS chú ý lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc nhiệm vụ BT. - HS làm theo hướng dẫn của GV. - HS phát biểu ý kiến. - HS chú ý lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS lắng nghe và thực hiện. |
......Tải file PowerPoint, Word toàn bộ bên dưới......
- Chia sẻ:
Trang Nguyễn
- Ngày:
PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 12: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc
582 KB 01/03/2025 4:52:00 CHGiáo án Tiếng Việt 5 Bài 12: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc (Word)
397,9 KB 01/03/2025 4:55:55 CH
Tham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

- Tuần 14
- Tuần 15
- Tuần 16
- Tuần 17
- Tuần 18
- Tuần 19
- Tuần 20
- Tuần 21
- Tuần 22
- Tuần 23
- Tuần 24
- Tuần 25
- Không tìm thấy
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028

Bài viết hay Giáo án lớp 5
Giáo án lớp 5 buổi 2 (buổi chiều) Đủ cả năm
PowerPoint Toán 5 Bài 59: Hình khai triển của hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ
PowerPoint Toán 5 Bài 73: Luyện tập
PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 7: Đoàn thuyền đánh cá
PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 11: Muôn màu cuộc sống
KHBD: Giáo án lớp 5 Cánh Diều đầy đủ các môn 2024-2025