PowerPoint Tiếng Việt 5: Tìm hiểu cách viết bài văn tả người

Tải về

PowerPoint Tiếng Việt lớp 5 Bài 1: Tìm hiểu cách viết bài văn tả người được thiết kế dưới dạng file trình chiếu PowerPoint với hiệu ứng sinh động, giúp thầy cô tiết kiệm thời gian trong việc soạn giáo án điện tử lớp 5.

PPT Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức bài 1 thuộc Chủ đề Vẻ đẹp cuộc sống tuần 19, biên soạn bám sát sách giáo khoa Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2. Mời thầy cô cùng tham khảo:

PowerPoint Tiếng Việt 5 Tìm hiểu cách viết bài văn tả người

Tìm hiểu cách viết bài văn tả người

Tìm hiểu cách viết bài văn tả người

Tìm hiểu cách viết bài văn tả người

Tìm hiểu cách viết bài văn tả người

Tìm hiểu cách viết bài văn tả người

Giáo án Tiếng Việt 5 Tìm hiểu cách viết bài văn tả người

TIẾT 3: VIẾT

Tìm hiểu cách viết bài văn tả người

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV đặt CH cho HS: Một bài văn tả người có mấy phần?

- GV mời các nhóm chia sẻ kết quả.

- GV nhận xét, đánh giá và tổng hợp đáp án: Một bài văn tả người thường có 3 phần bao gồm có: Mở bài – thân bài và kết bài.

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận diện được bài văn tả người

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhận diện được bài văn tả người.

- Xác định được cấu tạo của một bài văn tả người.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức cho HS xác định yêu cầu của BT1: Đọc bài văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Chú bé vùng biển

Thắng, con cá vược của thôn Bần, là địch thủ bơi lội đáng gờm nhất của bọn trẻ.

Lúc này, Thắng đang ngồi trên chiếc thuyền đậu ở ngoài cùng. Nó trạc tuổi thằng Chân “phệ” nhưng cao hơn hẳn cái đầu. Nó cởi trần, phơi nước da rám đỏ khoẻ mạnh của những đứa trẻ lớn với nắng, nước mặn và gió biển. Thân hình nó rắn chắc, cân đối, nở nang: cổ mập, vai rộng, ngực nở căng, bụng thon hằn rõ những múi, hai cánh tay gân guốc như hai cái bơi chèo, cặp đùi dế chắc nịch. Thắng có cặp mắt to và sáng. Miệng tươi, hay cười. Cái trán hơi dô ra, trông có vẻ là một tay bướng bỉnh, gan dạ.

Tấm lưới rộng đang vá phủ lên hai đầu gối, tay Thắng cầm kim tre đưa lên đưa xuống thoăn thoắt coi bộ rất thành thạo. Chỗ lưới thủng cứ mỗi lúc một nhỏ dần lại. Tay vẫn thoăn thoắt vá lưới nhưng mắt Thắng thỉnh thoảng lại nhìn lên bờ như có ý chờ đợi ai. Nhác trông thấy lũ trẻ chạy xuống bến, nó vội vàng đặt tấm lưới trên gối xuống, bước đến bên mạn thuyền, bám tay vào cọc chèo và đu mình xuống nước, êm không một tiếng động. Nó ngụp một cái lặn biến đi như một con cá.

Bọn trẻ đứng trên bờ nhìn nó lặn vừa ghen vừa phục.

(Theo Trần Vân)

a. Người được tả trong bài văn trên là ai?

b. Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn trên và nêu nội dung chính của mỗi phần.

c. Trong phần thân bài, đặc điểm của người được tả (một đứa trẻ lớn lên với nắng, nước mặn và gió biển) hiện ra như thế nào?

d. Bằng cách nào, tác giả làm nổi bật đặc điểm của người được tả?

Lựa chọn từ ngữ có sức gợi tả

Sử dụng hình ảnh so sánh

*

+ GV tổ chức cho HS đọc bài văn trao đổi trong nhóm nhỏ.

+ GV tổ chức cho HS hoàn thành sơ đồ tư duy vào VBT ( có thể sử dụng Phiếu học tập để hỗ trợ học sinh học nhóm.

+ GV mời 1 – 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp, các nhóm HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ( nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

a. Người được tả trong bài văn là một chú bé vùng biển.

b.

Mở bài: Câu mở đầu bài văn (đoạn 1).

ð Giới thiệu một cách khái quát về người sẽ được tả: tên, địa chỉ, đặc điểm nổi bật (Thắng, con cá vược của thôn Bần, là địch thủ bơi lội đáng gờm nhất của bọn trẻ).

Thân bài: Từ Lúc này đến như một con cá (đoạn 2 và 3).

ð Tả đặc điểm về ngoại hình, hoạt động, sở trường (điểm mạnh nổi trội).

Kết bài: Câu cuối cùng.

ð Nêu cảm xúc của bọn trẻ về người được tả.

c.

Ngoại hình

Tầm vóc so với lứa tuổi

cao hơn hẳn các bạn một cái đầu

Dáng người

thân hình rắn chắc, cân đối, nở nang:

– cổ mập

– vai rộng

– ngực nở căng

– bụng thon hằn rõ những múi

– hai cánh tay gân guốc như hai cái bơi chèo

– cặp đùi dế chắc nịch

Nước da

rám đỏ khoẻ mạnh (vì lớn lên với nắng, nước mặn và gió biển)

Gương mặt

– cặp mắt to và sáng

– miệng tươi, hay cười

– trán hơi dô ra, trông có vẻ là một tay bướng bỉnh, gan dạ

Trang phục

cởi trần

Hoạt động

Việc làm, cử chỉ,…

tỏ ra là một cậu bé rất nhanh nhẹn:

– lúc đan lưới: là người rất thạo việc (cầm kim tre đưa lên đưa xuống thoăn thoắt coi bộ rất thành thạo; tay vẫn thoăn thoắt vá lưới nhưng mắt thỉnh thoảng lại nhìn lên bờ như có ý chờ đợi ai).

– lúc trông thấy các bạn: hành động nhanh, gọn, dứt khoát (vội vàng đặt tấm lưới trên gối xuống, bước đến bên mạn thuyền, bám tay vào cọc chèo và đu mình xuống nước,...).

Sở trường

Điểm mạnh nổi trội

bơi lội giỏi:

– đu mình xuống nước, êm không một tiếng động

– ngụp một cái lặn biến đi như một con cá

d.

Dùng từ ngữ có sức gợi tả

– Từ ngữ tả ngoại hình: nước da rám đỏ, rắn chắc, nở nang, nở căng, chắc nịch, gân guốc,...

– Từ ngữ tả hoạt động: thoăn thoắt, thành thạo, vội vàng,...

Dùng hình ảnh so sánh gây ấn tượng

– Khi tả ngoại hình: Hai cánh tay gân guốc như hai cái bơi chè o.

– Khi tả hoạt động: Nó ngụp một cái lặn biến đi như một con cá.

Dùng cách so sánh với bạn bè cùng trang lứa

Nó trạc tuổi thằng Chân “phệ” nhưng cao hơn hẳn cái đầu.

Đưa thông tin về hoàn cảnh, môi trường sống

– Nó cởi trần, phơi nước da rám đỏ khoẻ mạnh của những đứa trẻ lớn lên với nắng, nước mặn và gió biển.

– Sử dụng những hình ảnh quen thuộc của môi trường sống: Hai cánh tay gân guốc như hai cái bơi chèo; Nó ngụp một cái lặn biến đi như một con cá.

Cảm nghĩ của bạn bè về Thắng

– Thắng, con cá vược của thôn Bần, là địch thủ bơi lội đáng gờm nhất của bọn trẻ.

– Bọn trẻ đứng trên bờ nhìn nó lặn vừa ghen vừa phục.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.

Hoạt động 2: Lưu ý khi viết bài văn tả người

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm được những điều cần lưu ý khi viết bài văn tả người.

- Vận dụng vào làm bài tập cũng như những câu hỏi liên quan.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức hoạt động cho HS xác định yêu cầu nhiệm vụ BT2:

+ Bố cục

+ Cách lựa chọn chi tiết miêu tả

+ ?

- GV chia nhóm cho HS thảo luận, cả lớp chia làm bốn nhóm.

- GV mời đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét. GV tuyên dương những nhóm làm việc nghiêm túc, đạt hiệu quả; nhắc nhở những nhóm làm việc chưa có hiệu quả.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ Bố cục: Bài văn gồm 3 phần (mở bài – thân bài – kết bài).

+ Trình tự miêu tả: Tả lần lượt các đặc điểm về ngoại hình, hoạt động, sở thích,… hoặc kết hợp vừa tả hoạt động, vừa tả ngoại hình,…

+ Cách lựa chọn chi tiết miêu tả: Tả những đặc điểm nổi bật, làm nên nét riêng / vẻ riêng của người được tả.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.

Hoạt động 3: Cách viết bài văn tả người

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS nắm được những cách để viết bài văn tả người.

b. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK:

Bài văn tả người thường có 3 phần:

+ Mở bài: Giới thiệu người được tả và nêu ấn tượng chung về người đó.

+ Thân bài:

· Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, dáng người, gương mặt, trang phục,…).

· Tả hoạt động (việc làm, cử chỉ, lời nói, cách ứng xử,…)

· Tả sở trường, sở thích hoặc tính tình.

+ Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về người được tả.

- GV nhắc lại phần ghi nhớ.

Hoạt động 4: Thực hành

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giúp HS củng cố kiến thức đã học và thực hành, luyện tập tại nhà.

b. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc và yêu cầu:

1/ Tìm đọc các đoạn văn hoặc bài văn tả người (trẻ em, người lớn,…).

2/ Tìm đọc sách báo viết về người tốt, việc tốt.

+ GV tổ chức cho HS trao đổi, thống nhất kết quả trong nhóm nhỏ.

+ GV mời 1 – 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp, các nhóm HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Xem lại kiến thức bài : Viết – Tìm hiểu cách viết bài văn tả người, hiểu và vận dụng được kiến thức vào thực hành.

+ Chia sẻ với người thân về bài học.

+ Hoàn thiện BT4.

+ Đọc và chuẩn bị trước phần Bài đọc Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.

- HS đọc câu hỏi.

- HS trình bày kết quả.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS lắng nghe GV giới thiệu bài học mới.

- HS đọc nhiệm vụ BT.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS chia sẻ kết quả.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc nhiệm vụ của hoạt động.

- HS lắng nghe hướng dẫn của GV.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chú ý lên màn hình.

- HS đọc lại phần ghi nhớ.

- HS đọc nhiệm vụ BT.

- HS làm theo hướng dẫn của GV.

- HS phát biểu ý kiến.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe và thực hiện.

......Tải file PowerPoint, Word toàn bộ bên dưới......

Đánh giá bài viết
1 2
PowerPoint Tiếng Việt 5: Tìm hiểu cách viết bài văn tả người
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm