PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 13: Liên kết câu bằng từ ngữ thay thế
PowerPoint Tiếng Việt lớp 5 Bài 13: Liên kết câu bằng từ ngữ thay thế được thiết kế dưới dạng file trình chiếu PowerPoint với hiệu ứng sinh động, giúp thầy cô tiết kiệm thời gian trong việc soạn giáo án điện tử lớp 5. Giáo án này được trình bày bằng file PowerPoint và Word, sẽ thuận tiện cho các thầy cô trong việc biên soạn giáo án giảng dạy được chất lượng hơn.
Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Bài 13: Liên kết câu bằng từ ngữ thay thế
PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 13: Liên kết câu bằng từ ngữ thay thế
Giáo án Tiếng Việt 5 Bài 13: Liên kết câu bằng từ ngữ thay thế
TIẾT 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Liên kết câu bằng từ ngữ thay thế | ||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV nêu câu hỏi cho HS: Có những cách liên kết câu nào? - GV mời các nhóm chia sẻ kết quả. - GV nhận xét, đánh giá và gợi ý thêm: Những cách liên kết câu: lặp từ ngữ, sử dụng từ ngữ nối, sử dụng dấu câu,… - GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học mới: Buổi trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu cách liên kết câu bằng từ ngữ nối. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu cách liên kết câu bằng từ ngữ thay thế. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu cách liên kết câu bằng từ ngữ thay thế a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - HS nhận biết được quan hệ liên kết giữa các câu trong đoạn văn; biết dùng các từ ngữ thay thế để liên kết các câu trong đoạn văn. b. Tổ chức thực hiện - GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc yêu cầu BT1: Mỗi từ in đậm trong đoạn văn dưới đây thay thế cho từ ngữ nào? Nêu tác dụng của việc thay thế từ ngữ trong đoạn văn. Cánh đồng cỏ của cao nguyên Gia Lai, Đắk Lắk vào mùa mưa có rất nhiều hồ nước. Đó là những vạt đất trũng, phơi nắng suốt mấy tháng mùa khô. Bước vào mùa mưa, chúng trở thành những hồ nước đầy ăm ắp như những chiếc gương lớn. Theo Thiên Lương + GV tổ chức cho HS thảo luận, thống nhất kết quả trong nhóm nhỏ. + GV mời 1 – 2 HS chữa bài trước lớp, các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung ( nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
=> Tác dụng: Việc dùng đại từ thay thế giúp các câu trong đoạn văn có sự biểu đạt phong phú khi cùng nói về một sự vật, tránh hiện tượng trùng lặp từ ngữ đồng thời giúp liên kết các câu trong đoạn văn. - GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc yêu cầu BT2: Các từ ngữ in đậm trong đoạn văn dưới đây nói về ai? Việc dùng những từ ngữ đó có tác dụng gì? Xúc động trước tình cảm của người cha dành cho con gái và tiếng đương cầm da diết của người thiếu nữ mù. Bét-tô-ven đến bên cây đàn, ngồi xuống và bắt đầu chơi. Những nốt nhạc ngẫu hứng vang lên, tràn đầy cảm xúc yêu thương của nhà soạn nhạc thiên tài, lúc êm ái, nhẹ nhàng như ánh trăng, lúc lại mạnh mẽ như sóng sông Đa-nuýp. (Theo Tiếng Việt 4, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022) + GV tổ chức cho HS thảo luận, thống nhất kết quả trong nhóm nhỏ. + GV mời 1 – 2 HS chữa bài trước lớp, các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung ( nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Những từ in đậm trong đoạn văn (Bét-tô-ven, nhà soạn nhạc thiên tài) là những từ cùng nói về Bét-tô-ven. Chúng được sử dụng để liên kết các câu trong đoạn văn và để tránh sự trùng lặp trong đoạn văn. - GV chiếu phần ghi nhớ lên màn hình: Các câu trong đoạn văn có thể liên kết với nhau bằng cách dùng đại từ, danh từ,... ở câu sau thay thế cho từ ngữ đã dùng ở câu trước. Ngoài tác dụng liên kết, việc dùng từ ngữ còn tránh được sự trùng lặp từ ngữ trong đoạn.
- GV yêu cầu HS đọc kĩ phần ghi nhớ. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS. Hoạt động 2: Thực hành a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - HS vận dụng được làm các bài tập, câu hỏi có liên quan. b. Tổ chức thực hiện - GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc yêu cầu BT3: Các từ ngữ in đậm trong mỗi đoạn văn dưới đây thay thế cho những từ ngữ nào? a. Đến Tây Bắc, bạn sẽ gặp những nghệ nhân người Mông thổi khèn nơi đỉnh núi mênh mang lộng gió. Hình bóng họ in trên nền trời xanh hệt như một tuyệt tác của thiên nhiên. (Theo Hà Phong) b. Một giây... hai giây... ba giây. Vào một cái, con dơi buông người nhảy dù vào không trung rồi biến mất như một tia chớp. Chúng tôi vỗ tay reo hò âm ĩ. Tối hôm ấy, chúng tôi rước đèn, chúng tôi phá cỗ, thỉnh thoảng lại ngước lên vòm trời trong biếc xem có thấy “nhà du hành” bay trở lại hay không. (Theo Vũ Tú Nam) c. Chiều nào cũng vậy, con chim hoạ mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót... Hót một lúc lâu, “nhạc sĩ giang hồ" không tên, không tuổi ấy từ từ nhằm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ... (Theo Ngọc Giao) + GV tổ chức hoạt động nhóm theo kĩ thuật Khăn trải bàn cho HS, HS trình bày các ý kiến.
+ GV mời 1 – 2 HS phát biểu ý kiến, các HS khác lắng nghe và nhận xét. + GV nhận xét, chốt đáp án: · “họ” thay thế cho “những nghệ nhân người Mông thổi khèn nơi đỉnh núi mênh mang lộng gió”. · “nhà du hành” thay thế cho “con dơi”. · “nhạc sĩ giang hồ” thay thế cho “con chim hoạ mi” - GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc yêu cầu BT4: Chọn từ ngữ thay thế cho từ in đậm để liên kết các câu trong đoạn văn dưới đây.
Đà Lạt là địa danh du lịch nổi tiếng của nước ta. Đà Lạt níu chân du khách không chỉ vì khí hậu nơi đây quanh năm mát mẻ mà còn bởi nhiều điểm du lịch hấp dẫn. Trong những ngày lưu lại ở Đà Lạt, du khách không thể không ghé thăm thung lũng Tình yêu, núi Lang Bi-ang, hồ Xuân Hương,... Đó là những địa danh huyền thoại đã làm nên một Đà Lạt mộng mơ. Để làm mới mình trong mắt du khách, gần đây, Đà Lạt xây dựng thêm một số điểm du lịch mới như làng Cù Lần, đồi chè Cầu Đất, vườn dâu tây Đà Lạt,.. Những điểm du lịch này sẽ góp phần làm nên một Đà Lạt vừa truyền thống vừa hiện đại, giàu sức hút đối với du khách trong nước và thế giới. | - HS lắng nghe câu hỏi. - HS chia sẻ theo cách nghĩ của cá nhân. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe GV giới thiệu bài, ghi bài mới. - HS đọc nhiệm vụ của BT. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc nhiệm vụ của BT. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS chú ý lên màn chiếu. - HS đọc kĩ phần ghi nhớ. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc nhiệm vụ BT. |
......Tải file PowerPoint, Word toàn bộ bên dưới......
- Chia sẻ:
Nguyễn Huyền Trang
- Ngày:
PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 13: Liên kết câu bằng từ ngữ thay thế
1,1 MB 28/03/2025 2:31:00 CHGiáo án Tiếng Việt lớp 5 Bài 13: Liên kết câu bằng từ ngữ thay thế (Word)
779,6 KB 28/03/2025 2:37:03 CH
Tham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

- Tuần 14
- Tuần 15
- Tuần 16
- Tuần 17
- Tuần 18
- Tuần 19
- Tuần 20
- Tuần 21
- Tuần 22
- Tuần 23
- Tuần 24
- Tuần 25
- Không tìm thấy
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028

Bài viết hay Giáo án lớp 5
PowerPoint Toán 5 Bài 63: Em làm được những gì?
PowerPoint Lịch sử - Địa lí 5 Bài 13: Cách mạng tháng Tám năm 1945
PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 11: Luyện tập tả phong cảnh (Thực hành quan sát)
PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 9: 32 phút giành sự sống
PowerPoint Tiếng Việt 5: Giờ Trái Đất
(Chuẩn, mới nhất) Quy trình dạy học các môn lớp 5