PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 12: Vũ điệu trên nền thổ cẩm

Tải về

PowerPoint Tiếng Việt lớp 5 Bài 12: Vũ điệu trên nền thổ cẩm được thiết kế dưới dạng file trình chiếu PowerPoint với hiệu ứng sinh động, giúp thầy cô tiết kiệm thời gian trong việc soạn giáo án điện tử lớp 5. Giáo án này được trình bày bằng file PowerPoint và Word, sẽ thuận tiện cho các thầy cô trong việc biên soạn giáo án giảng dạy được chất lượng hơn.

PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 12: Vũ điệu trên nền thổ cẩm

Bài 12: Vũ điệu trên nền thổ cẩm

Bài 12: Vũ điệu trên nền thổ cẩm

Bài 12: Vũ điệu trên nền thổ cẩm

Giáo án Tiếng Việt 5 Bài 12: Vũ điệu trên nền thổ cẩm

BÀI 12: VŨ ĐIỆU TRÊN NỀN THỔ CẨM
(4 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Vũ điệu trên nền thổ cẩm. Biết đọc diễn cảm, phù hợp với nội dung; tốc độ đọc khoảng 90 – 100 tiếng trong 1 phút; biết nhấn giọng ở những từ ngữ đánh dấu thông tin quan trọng, biết ngắt, nghỉ hơi theo dấu câu.

- Nhận biết được cấu tạo và bố cục văn bản thông tin, ý chính của mỗi đoạn trong văn bản. Hiểu điều tác giả muốn nói qua văn bản: Điệu múa Da dá và hoa văn da dá là những di sản văn hoá phi vật thể và vật thể độc đáo của đồng bào Cơ-tu.

- Biết cách quan sát phong cảnh để chuẩn bị cho bài văn tả phong cảnh.

- Nhận ra được ưu điểm và hạn chế trong bài viết thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc; hiểu được nguyên nhân mắc lỗi và bước đầu biết cách sửa lỗi có trong bài viết.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực văn học:

- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

- Biết tự hào và trân trọng những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của dân tộc, từ đó có ý thức giữ gìn các di sản văn hoá của các dân tộc trên đất nước ta.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Tranh, ảnh, bài thơ, bài văn,…về trang phục các dân tộc.

- Video về điệu múa: Tung tung da dá.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK Tiếng Việt 5.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1 + 2: ĐỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV cho HS xem những bức tranh về trang phục các dân tộc:

Tiếng Việt 5

- GV cho HS xem video Tung Tung da dá – Điệu múa dâng trời của dân tộc Cơ Tu:

https://www.youtube.com/watch?v=NAke4v8SHKo

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Em hãy giới thiệu một trang phục truyền thống của dân tộc trên đất nước ta mà em biết?

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có).

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr.57, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc:

Quê hương Việt Nam chúng ta có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại mang đặc trưng văn hóa khác nhau. Trang phục cũng là một trong những nét văn hóa độc đáo ấy. Bài đọc “Vũ điệu trên nền thổ cẩm” đã miêu tả vẻ đẹp độc đáo của dân tộc Cơ-tu qua những vũ điệu và trang phục.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ các câu dài.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Tổ chức thực hiện

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc diễn cảm, rõ ràng, tình cảm; ngắt nghỉ hơi đúng, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi vẻ đẹp văn hóa của dân tộc Cơ-tu.

- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ, luyện đọc một số câu dài:

+ Luyện đọc một số từ khó: Trường Sơn, trang phục, rực rỡ, thô rám,…

+ Luyện đọc câu dài: Điệu múa Da dá/ đã được thợ dệt Cơ-tu/ khắc hoạ một cách sống động/ thành hoa văn/ trên nền thổ cẩm truyền thống./

- GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng, luyện đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành bốn đoạn để luyện đọc và tìm ý:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “điệu múa Da dá”.

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “hạt lúa từ thần linh”.

+ Đoạn 3: Tiếp theo đến “váy, áo của phụ nữ”.

+ Đoạn 4: Còn lại.

* Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để tuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó.

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc.

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

b. Tổ chức thực hiện

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó:

+ Thổ cẩm: loại vải của một số dân tộc thiểu số, dệt bằng sợi có nhiều màu sặc sỡ.

+ Hoa văn: hình vẽ trang trí trên các đồ vật.

+ Di sản: sản phẩm vật chất và tinh thần của thời trước để lại.

- GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi dưới đây:

+ Câu 1: Hoa văn trên bộ trang phục cổ truyền của người Cơ-tu có những điểm gì độc đáo?

+ Câu 2: Phụ nữ Cơ-tu múa điệu Da dá như thế nào và để làm gì?

+ Câu 3: Hoa văn da dá trên váy, áo đã được những người thợ dệt Cơ-tu thực hiện như thế nào?

+ Câu 4: Vì sao nói hoa văn da dá mang đậm sắc thái tộc người Cơ-tu? Chọn những đáp án đúng.

A. Vì nó mô phỏng điệu múa cầu mưa của phụ nữ Cơ-tu.

B. Vì nó khắc hoạ điệu múa cầu mùa của phụ nữ Cơ-tu.

C. Vì nó được trang trí trên trang phục truyền thống của người Cơ-tu.

D. Vì nó là sản phẩm của những người thợ dệt Cơ-tu.

+ Câu 5: Th eo em, tác giả muốn nói điều gì qua bài đọc?

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Câu 1: Những điểm độc đáo của hoa văn: được dệt bằng hạt cườm, mô phỏng điệu múa Da dá.

+ Câu 2: Điệu múa Da dá là điệu múa cầu mùa của người Cơ-tu. Khi múa, đôi tay người phụ nữ xoè lên trời như để cầu xin và đón nhận hạt lúa từ thần linh.

+ Câu 3: Những người thợ đã đính những hạt cườm trắng vào nền vải thô rám, tạo thành hoa văn da dá.

+ Câu 4: Đáp án B, C, D.

+ Câu 5: Mỗi dân tộc trên đất nước ta đều có những di sản văn hoá độc đáo. Chúng ta cần trân trọng và biết lưu giữ những giá trị văn hoá độc đáo của đồng bào các dân tộc sống trên đất nước ta.

Lưu ý: Tuỳ thuộc vào trình độ HS, thời lượng tổ chức hoạt động và nội dung cụ thể của từng bài đọc, GV có thể hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn:

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 1:

® Rút ra ý đoạn 1: Giới thiệu nét độc đáo trong trang phục cổ truyền của người Cơ-tu.

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 2:

® Rút ra ý đoạn 2: Giới thiệu điệu múa Da dá của người Cơ-tu.

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 3:

® Rút ra ý đoạn 3: Nét độc đáo trong điệu múa Da dá được khắc họa trên trang phục.

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 4, 5:

® Rút ra ý đoạn 4: Giá trị văn hóa của người Cơ-tu.

® Rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của đoạn.

- Luyện đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Tổ chức thực hiện

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc Vũ điệu trên nền thổ cẩm.

- GV tổ chức cho HS đọc cả bài và xác định giọng đọc đoạn này: Đọc diễn cảm cả bài đọc thể hiện được điểm độc đáo của văn hóa người Cơ-tu.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp cả bài.

- GV mời 1 – 2 HS khá, giỏi đọc cả bài, các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động của HS:

- Ôn lại kiến thức và nội dung chính của bài đọc Vũ điệu trên nền thổ cẩm.

- Ôn tập lại kiến thức về tra từ điển.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức cho HS xác định yêu cầu của hoạt động:

+ Bài 1: Tra từ điển để tìm nghĩa của mỗi từ dưới đây:

cổ truyền

cổ vật

+ Bài 2: Tìm thêm 3 từ có tiếng cổ với nghĩa “thuộc về thời xa xưa”.

+ Bài 3: Tìm từ có tiếng cổ thay cho bông hoa trong mỗi câu dưới đây:

(1) Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam toạ lạc trên phố Tràng Tiền (Hà Nội), giữa một vườn cây * đã hàng trăm năm tuổi. (2) Đó là một toà nhà * có kiến trúc kết hợp Đông - Tây tuyệt đẹp. (3) Tại đây trưng bày rất nhiều các hiện vật liên quan đến lịch sử của Việt Nam từ thời * đến hiện đại, trong đó có những * rất có giá trị như: rìu đá Phùng Nguyên, trống đồng Đông Sơn, cọc gỗ Bạch Đằng,...

Theo Hoàng Anh

+ GV hướng dẫn HS làm BT theo hình thức nhóm đôi.

+ GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả, các nhóm HS lắng nghe và nhận xét.

+ GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

Bài 1:

Từ

Nghĩa trong từ điển

cổ truyền

từ xưa truyền lại, vốn có từ xưa.

cổ vật

vật được chế tạo từ thời xa xưa, có giá trị văn hoá, nghệ thuật, lịch sử, ít nhất có từ một trăm năm tuổi trở lên.

GV mở rộng:

1. Từ cổ truyền được sử dụng để chỉ những gì đã tồn tại từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong một cộng đồng. Nó dùng để chỉ những giá trị, quan niệm, phong tục, tập quán và truyền thống được duy trì và kế thừa qua nhiều thế hệ. VD: nghệ thuật cổ truyền, phong tục cổ truyền,...

2. Từ cổ vật là thuật ngữ dùng để chỉ các đồ vật, hiện vật,.. có niên đại lâu đời, thường là hàng trăm hoặc hàng nghìn năm và mang giá trị văn hoá, lịch sử, khoa học hoặc nghệ thuật. Những cổ vật có thể là các đồ vật cổ đại như đồ gốm, đồ sứ, đồ đồng, cũng như các tài liệu lịch sử, tư liệu văn hoá và các hiện vật khác từ thời kì cổ đại. Cổ vật thường được bảo quản, nghiên cứu và trưng bày trong bảo tàng hoặc viện bảo tàng.

Bài 2:

Các từ cùng nghĩa: cổ kính, cổ đại, cổ thụ, cổ tích,…

Bài 3:

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam toạ lạc trên phố Tràng Tiền (Hà Nội), giữa một vườn cây cổ thụ đã hàng trăm năm tuổi. Đó là một toà nhà cổ kính, có kiến trúc kết hợp Đông – Tây tuyệt đẹp. Tại đây trưng bày rất nhiều hiện vật liên quan đến lịch sử của Việt Nam từ thời cổ đại đến hiện đại, trong đó có những cổ vật rất có giá trị như: rìu đá Phùng Nguyên, trống đồng Đông Sơn, cọc gỗ Bạch Đằng,...

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhà thông thái”.

- GV chiếu câu hỏi trắc nghiệm lên màn hình:

Câu 1: Trang phục truyền thống của dân tộc nào được nhắc đến trong bài “Vũ điệu trên nền thổ cẩm”?

A. Dân tộc Kinh.

B. Dân tộc Thái.

C. Dân tộc Cơ Tu.

D. Dân tộc Mường.

Câu 2: Hoa văn trên trang phục thổ cẩm thường mang ý nghĩa gì?

A. Tượng trưng cho sự giàu có.

B. Tượng trưng cho văn hóa và truyền thông.

C. Tượng trưng cho sự hiện đại.

D. Tượng trưng cho thiên nhiên.

Câu 3: Điệu múa nào được coi là điệu múa cổ xưa nhất của phụ nữ Cơ-tu?

A. Múa sinh tiền.

B. Múa xòe.

C. Múa ong eo.

D. Múa Da dá.

Câu 4: Đây được coi là điệu múa như thế nào trong các lễ hội cộng đồng của người Cơ-tu?

A. Điệu múa cầu mùa.

B. Điệu múa cầu bình an.

C. Điệu múa cầu mưa.

D. Điệu múa cầu tài lộc.

Câu 5: Điệu múa trong vũ điệu trên nền thổ cẩm thường thể hiện điều gì?

A. Tình yêu đôi lứa.

B. Cuộc sống hàng ngày và sinh hoạt.

C. Những câu chuyện cổ tích.

D. Sự phát triển của nền văn hóa hiện đại.

- GV mời đại diện lần lượt HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, bổ sung đáp án (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

1. C

2. B

3. D

4. A

5. B

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Vũ điệu trên nền thổ cẩm, hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc.

+ Chia sẻ với người thân về bài đọc.

+ Đọc trước Tiết 3: Viết – Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc.

- HS xem tranh.

- HS lắng nghe video.

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe.

- HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.

- HS đọc thầm, HS làm việc nhóm đôi để trả lời các câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS nhắc lại nội dung bài.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

- HS làm theo hướng dẫn của HS.

- HS trình bày kết quả.

- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu.

- HS tham gia trò chơi.

- HS chú ý lên màn hình.

- HS trả lời câu hỏi, các HS khác bổ sung đáp án (nếu có)

- HS quan sát, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

......Tải file PowerPoint, Word toàn bộ bên dưới......

Đánh giá bài viết
1 55
PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 12: Vũ điệu trên nền thổ cẩm
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng